Giải pháp xử lý nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 81 - 85)

3.2. Giải pháp

3.2.1.2. Giải pháp xử lý nợ quá hạn

Giám sát, phân tích, phân loại nợ theo định kỳ

Đây là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình xử lý nợ quá hạn, đảm việc

xử lý nợ quá hạn được kịp thời, đạt hiệu quả cao. Định kỳ ngân hàng tiến hành phân

tích, đánh giá thực trạng các khoản nợ vay. Sau đó, giám sát việc phân loại nhóm nợ đúng theo bản chất của khoản vay và việc trích lập dự phòng rủi ro đủ và kịp thời.

Tiếp theo là phân tích, đánh giá các khoản nợ nhằm xác định những nguyên nhân gây ra quá hạn và đề xuất các biện pháp thu hồi nợ phù hợp. Ngồi ra, cịn phải giám sát

việc đánh giá lại tài sản đảm bảo nợ vay, phân tích mức độ ảnh hưởng do sự thay đổi

về giá trị của từng loại tài sản đảm bảo.

Bên cạnh đó, thơng qua việc rà sốt các khoản vay xấu và các khoản nợ có vấn đề

để xác định các điểm yếu trong quá trình phê duyệt và giám sát khoản vay, phối hợp

Đẩy mạnh thu hồi nợ quá hạn

Nhằm đẩy mạnh tiến độ thu hồi nợ quá hạn, ngân hàng có thể thuyên chuyển tạm thời nhân viên các phòng ban khác đến hỗ trợ bộ phận thu hồi nợ. Mạnh tay hơn là tiến hành giữ lương theo một tỷ lệ khoản 20-30% lương hoặc cắt giảm lương kinh doanh nhằm tăng quyết tâm thu hồi nợ của nhân viên và tiến hành kiểm điểm, quy trách

nhiệm cá nhân gây ra nợ quá hạn, giáng chức, giảm lương, cắt thưởng.

Đối với nhân viên ngân hàng thì cần phải tích cực truy địi khách hàng qua điện

thoại, gửi thông báo nhắc nợ hay có thể xuống tận nhà, văn phịng, nơi sản xuất kinh doanh. Tích cực thăm dò và chặn ngay các hành động tẩu tán nguồn thu. Tiến hành đôn đốc nhắc nhở nợ đến hạn cho cả những khách hàng tốt.

Cơ cấu lại nợ q hạn

Sự khó khăn, khơng ổn định của kinh tế thế giới và Việt Nam đã tác động không

nhỏ đến các doanh nghiệp Việt Nam, làm suy giảm khả năng trả nợ và gia tăng nhu cầu cơ cấu lại các khoản nợ vay của doanh nghiệp. Tuy việc cơ cấu lại nợ cũng chỉ là “bình mới, rượu cũ” không gắn liền với những chuyển biến trong doanh nghiệp hay gia tăng khả năng trả nợ nhưng lại tạo tâm lý an tâm sản xuất kinh doanh, không bị sức ép trả nợ đến hạn. Do đó, những khó khăn của doanh nghiệp hy vọng sẽ sớm được xử lý, khắc phục một cách hiệu quả cùng với sự phục hồi của nền kinh tế trong tương lai, và nhờ đó khả năng thu hồi nợ của ngân hàng cũng sẽ gia tăng. Nhưng nếu xét theo

một khía cạnh khác thì việc tạo điều kiện cơ cấu nợ cho khách hàng trong tương lai sẽ làm tăng rủi ro về mặt lâu dài cho ngân hàng do thời gian thu hồi nợ tăng lên. Do đó,

ngân hàng cần phải phân tích, đánh giá lại khoản vay, khách hàng và triển vọng hồi

phục trong tương lai rồi mới đi đến quyết định cơ cấu lại nợ.

Việc cơ cấu lại nợ có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm việc thay đổi kỳ hạn trả nợ, thời gian trả nợ, số lần trả nợ, số tiền trả nợ từng lần…

Theo quy định hiện tại thì các khoản nợ được ngân hàng đồng ý cơ cấu lại sẽ được giữ nguyên nhóm nợ (tức là khơng chuyển nhóm 2 khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, khơng

chuyển nhóm 3 khi gia hạn,…). Đây là một giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn gia

tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục hoạt động và kinh doanh có hiệu quả chính là tạo cơ hội hỗ trợ cho việc phát triển của ngân hàng trong tương lai.

Cơ cấu lại nợ còn bao gồm việc chuyển nợ thành vốn góp gắn với việc ngân hàng tham gia điều hành và kinh doanh cùng doanh nghiệp nếu đánh giá phương án đầu tư

là khả thi. Đây là một hướng đi mới trong việc xử lý triệt để nợ xấu và góp phần làm

lành mạnh hố tình hình tài chính của cả doanh nghiệp và ngân hàng.

Xử lý các khoản nợ có tài sản đảm bảo

Đối với các khoản nợ quá hạn thì tài sản đảm bảo là cứu tinh của ngân hàng, cần

phải ưu tiên xử lý trước. Thu nợ bằng tài sản bảo đảm của khách không phải là biện pháp tốt nhất tuy nhiên là biện pháp rất cần thiết để giảm nhẹ thiệt hại cho ngân hàng khi các khả năng xấu xảy ra.

Để vừa tiết kiệm thời gian, vừa giảm thiệt hại cho khách hàng, ngân hàng nên sử

dụng phương án: chủ động đàm phán, thuyết phục và yêu cầu khách hàng tự xử lý tài sản, chủ động bán tài sản. Nhưng khi khách hàng không thực hiện được hay không

chịu thực hiện, ngân hàng phải tiến hành tự xử lý tài sản. Đối với các tài sản đảm bảo có đầy đủ giấy tờ hợp pháp thì ngân hàng có thể chuyển tài sản đó sang trung tâm bán

đấu giá phát mại tài sản, hoặc gán nợ đưa vào sử dụng, hoặc đem góp liên doanh…

Tuy nhiên, khơng phải tài sản nào cũng có thể đem ra thanh lý trên thị trường và thanh lý một cách dễ dàng để thu nợ. Vì khi ngân hàng tự xử lý tài sản đảm bảo tiền vay thì bị vướng nhiều thủ tục pháp lý khác nhau, vừa chồng chéo, vừa không đồng bộ. Việc chậm trễ xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cũng đồng nghĩa với chất lượng tài sản ngày

càng giảm, nợ xấu của tổ chức tín dụng khơng giảm mà có nguy cơ tăng lên. Do đó,

ngân hàng cần phải sử dụng thêm các biện pháp pháp lý với sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước.

Biện pháp pháp lý

Khi ngân hàng và bên vay không thể thống nhất phương án trả nợ thì biện pháp thu hồi nợ bằng con đường khởi kiện tại Tòa án thường được các ngân hàng lựa chọn. Trên thực tế, ngân hàng cịn có thể lựa chọn phương án Trọng tài khi pháp sinh tranh chấp, thời gian xét xử ngắn, thủ tục lại đơn giản. Nhưng Trọng tài không phải là cơ

quan quyền lực của nhà nước nên khả năng cưỡng chế thấp và phán quyết được không

được đảm bảo thi hành.

Để tránh khơng bị Tịa án trả lại đơn khởi kiện, ngân hàng cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định kèm theo tài liệu chứng minh khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả

nợ, và xác nhận lại địa chỉ sinh sống hiện tại của khách hàng hàng kể cả nơi tạm trú

thường xuyên (nếu có).

Bán các khoản nợ

Nghiệp vụ mua bán nợ đã được NHNN cho phép thực hiện từ năm 2006. Tuy

không hề mới mẻ nhưng lại ít được các ngân hàng sử dụng do hành lang pháp lý của

hoạt động này chưa được thiết lập một cách bài bản. Giải pháp này nhằm xử lý những

khoản nợ tồn động của ngân hàng, gia tăng nguồn vốn đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh khác.

Nghiệp vụ mua bán nợ có thể được thực hiện giữa các ngân hàng với nhau hay

mua bán với các cơng ty có chức năng mua bán nợ. Nếu mở rộng đối tượng mua bán sang các khoản nợ quá hạn thì giải pháp này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng

như: chuyển được nợ xấu ra khỏi bảng cân đối tài chính; giảm chi phi trích lập dự

phịng, có thêm nguồn vốn để gia tăng đầu tư hay cho vay khách hàng khác. Đối với còn với ngân hàng/cơng ty mua nợ thì đây là một khoản đầu tư có rủi ro, nhưng với

tiềm lực mạnh, chức năng nghiệp vụ chuyên môn về xử lý nợ thì sẽ hưởng lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai.

Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN, các khoản tín dụng được phân theo 5 nhóm nợ, căn cứ từng nhóm, các ngân hàng phải trích lập dự phịng rủi ro. Mức trích phụ thuộc vào dư nợ đã được trừ đi giá trị tài sản đảm bảo, loại hình tài sản đảm bảo và nhóm nợ của khoản vay. Tỉ lệ trích cụ thể, nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) trích 0%, nhóm 2 (nợ cần chú ý) trích 5%, nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) trích 20%, nhóm 4 (nợ nghi ngờ) trích 50% và nhóm 5 (nợ có nguy cơ mất vốn) trích 100%, Ngồi ra, ngân hàng cịn phải trích dự phịng rủi ro chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Số tiền trích được hạch tốn vào chi phí kinh

doanh nên mức trích càng lớn, lợi nhuận càng giảm và ngược lại, trích ít thì lợi nhuận nhiều.

Đây là một nguồn quan trọng để các ngân hàng sử dụng để xử lý nợ và làm sạch

bảng cân đối một các nhanh chóng. Nhưng thường các ngân hàng không muốn sử

dụng vì ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Thời gian qua, NHNN đã chỉ đạo các

ngân hàng sử dụng triệt để nguồn quỹ dự phòng rủi ro đã trích lập để xóa nợ.

Các khoản nợ sau khi được quỹ dự phòng rủi ro xử lý được đưa ra ngoại bảng. Điều này khơng có nghĩa là ngân hàng xóa nợ và khách hàng không cần phải trả nợ mà

các quyền và nghĩa vụ trong khoản vay vẫn được đảm bảo thực hiện. Ngân hàng cần

tiến hành thêm nhiều biện pháp khác để tích cực thu hồi nợ. Các khoản nợ được thu về sẽ được ghi nhận vào thu nhập bất thường và gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng.

Miễn giảm lãi, xố nợ

Khơng giống các ngân hàng chính sách cho vay vì mục tiêu xã hội, xóa đói giảm

nghèo, các ngân hàng thương mại kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nên các trường hợp miễn giảm lãi, đặc biệt là xóa nợ rất hiếm thực hiện.

Ngân hàng chỉ xem xét các trường hợp khách hàng nhỏ, lẻ bị rủi ro do các nguyên nhân về thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh … làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản, dự án của khách hàng; hoặc khi khách hàng có thiện chí trả dứt điểm nợ với tất cả các khả năng hiện có; hoặc trường hợp đã xử lý hồn tất tài sản đảm bảo nhưng vẫn không đủ để trả nợ và khách hàng khơng cịn tài sản hay nguồn thu khác thì các ngân

hàng có thể xem xét và quyết định miễn, giảm lãi tiền vay.

Chỉ thực hiện xóa nợ đối với các khoản nợ có giá trị khơng đáng kể và hồn tồn khơng có khả năng thu hồi để tập trung thời gian và nguồn lực cho các khoản vay còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)