6. Bố cục của luận văn
1.3 Vai trò, xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung
1.3.2.2 Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng tại Việt Nam
Mặc dù chuỗi cung ứng đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế của quốc gia, nhưng tại Việt Nam, ngay cả thuật ngữ chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng vẫn còn đang là một khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều người. Ngay cả một số nhà quản lý cơng ty cịn thắc mắc
chuỗi cung ứng là gì, quản trị chuỗi cung ứng ra sao, liệu cơng ty chúng tơi có chuỗi cung ứng hay khơng. Thực tế thì chuỗi cung ứng có ngay trong mỗi cơng ty, nhưng các nhà quản lý công ty hoặc đã khơng hiểu về nó hoặc đã khơng đánh giá đúng tầm quan trọng của nó hoặc đã khơng quan tâm đúng mức đến nó cho dù chuỗi cung ứng là một phần quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doang nghiệp.
Có thể chia xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng tại Việt Nam thành hai mảng như sau là: (i) mảng các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam hoặc các cơng ty liên doanh và (ii) phần cịn lại các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam (kể cả một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi)
Đối với mảng các công ty đa quốc gia, khi thâm nhập thị trường Việt Nam, họ đã mang theo cả vốn liếng, qui trình, cơng nghệ kinh doanh và tất nhiên là cả công nghệ quản trị chuỗi cung ứng của họ đến Việt Nam. Điển hình trong số này phải kể đến những công ty đa quốc gia kinh doanh trong những lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG – Fast Moving Consumer Goods) như P&G, Unilever, Nestle, Colgate-Palmolive, Coca Cola, Pepsi, Dutch Ladies, Kao… một số công ty trong lĩnh vực phân phối như Metro, Big C, Lotte… hay một số công ty trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như DHL, Diethelm, Maersk… Với những công ty này thì sự phát triển của chuỗi cung ứng tại Việt Nam gần ngang tầm với sự phát triển của chuỗi cung ứng trên thế giới, tất nhiên là sẽ có những điều chỉnh trong sự phát triển của chuỗi cung ứng của họ để thích hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam. Tuy nhiên những cái cốt lõi trong chuỗi cung ứng thì vẫn được giữ nguyên. Ở một số tập đồn như Unilever hay P&G thì những gì được coi là tinh hoa trong chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng hiện nay trên thế giới đều đang được áp dụng tại Việt Nam. Các nhà cung cấp nguyên nhiên vật liệu đầu vào, các nhà phân phối, các công ty cung cấp dịch vụ khi tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn này đều phải đáp ứng được tất cả các u cầu khắt khe về cơng nghệ, qui trình, chất
lượng…đồng thời ở các tập đoàn cũng đã và đang áp dụng những tiêu chuẩn khắt khe nhắm hướng đến sự phát triển bền vững.
Đối với phần còn lại các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam (kể cả một số cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi) thì hoặc là các nhà quản lý khơng quan tâm đúng mức đến toàn bộ chuỗi cung ứng hoặc là thậm chí là khơng biết về chuỗi cung ứng, từ đó khơng quản trị được chuỗi cung ứng của mình. Nói cách khác, họ chỉ xây dựng, quản trị và phát triển một phần của chuỗi cung ứng tùy vào điều kiện sản xuất, kinh doanh hay yêu cầu của sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình. Một số ít, thậm chí cịn khơng hiểu về chuỗi cung ứng từ đó khơng quản trị được chuỗi cung ứng mà cơng ty họ đang có. Tuy nhiên thì vẫn có một số các cơng ty đã đánh giá đúng tầm quan trọng của chuỗi cung ứng và quản trị rất tốt chuỗi cung ứng của mình góp phần vào sự phát triển chung của cơng ty. Điển hình như Vinamilk, Tân Hiệp Phát hay Masan, Trung Nguyên… Nhìn chung sự phát triển của chuỗi cung ứng trong các công ty Việt Nam đang dừng lại ở mức độ phát triển và quản trị từng phần của chuỗi cung ứng mà chưa có một cái nhìn tổng quát về chuỗi cung ứng, không chia sẻ thông tin đến các đối tác trong chuỗi chung ứng và đặc biệt là chưa có ý thức phát triển một chuỗi cung ứng bền vững. Các hoạt động sản xuất kinh doanh đa phần là vì lợi nhuận trước mắt mà chưa có trách nhiệm phát triển để bảo vệ thế hệ mai sau.