Một số bài học kinh nghiệm trong việc quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải của công ty TNHH quốc yế unilever việt nam (Trang 39)

6. Bố cục của luận văn

1.4 Một số bài học kinh nghiệm trong việc quản trị chuỗi cung ứng

1.4.1 Bài học kinh nghiệm từ Unilever Thái Lan (bài học từ việc chia sẻ thơng tin và mua hàng) thơng tin và mua hàng)

1.4.1.1 Giới thiệu sơ lược về Unilever Thái Lan

Thành lập năm 1932 bằng việc liên doanh với Siam Industries Co., Ltd chuyên sản xuất xà phịng và các sản phẩm bơ thực vật, dầu thực vật với thương hiệu rất nổi tiếng là Lux và Sunlight.

Năm 1954 đổi tên thành Lever Brothers (Thailand) Co., Ltd và mở rộng việc kinh doanh sang lĩnh vực các chất tẩy rửa gia đình bằng việc giới thiệu thương hiệu bột giặt Breeze tại thị trường Thái Lan. Đến những năm 70 của thế kỷ XX, Lever Brothers Thailand tiếp tục mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực chăm sĩc cá nhân bằng việc sản xuất và cung cấp dầu gội đầu Sunsilk cùng kem đánh răng Pepsodent.

Năm 1997 đổi tên thành Unilever Thai Holdings Ltd Năm 2000 đạt mức doanh thu khoảng 650 triệu USD

Ngày nay, Unilever Thái Lan hoạt động dưới hai cơng ty riêng rẽ là Unilever Thai Holdings Ltd chuyên về sản xuất và Unilever Thai Trading Ltd chuyên về thương mại với doanh thu hàng năm hơn 1 tỷ Euros. Thái Lan cũng là nơi mà Unilever đặt các nhà máy cung cấp các sản phẩm thực phẩm cho tồn bộ khu vực Đơng Nam Á như kem, bột nêm và nhà máy sản xuất các sản phẩm chăm sĩc cá nhân cao cấp thương hiệu POND’S.

1.4.1.2 Chương trình quản trị cung ứng nguyên vật liệu đầu vào (chương trình “win-win” nhà sản xuất và nhà cung cấp, cả hai bên cùng cĩ lợi)

Các thơng tin về kế hoạch và định hướng phát triển được Unilever Thailand chia sẻ cùng các nhà cung cấp nguyên vật liệu. Các sự thay đổi ảnh hưởng đến sự cung cấp ổn định nguyên vật liệu đầu vào được chia sẻ cùng các nhà cung cấp và cùng các nhà cung cấp tìm ra các giải pháp mỗi khi các sự thay đổi diễn ra. Cụ thể:

Theo chính sách phát triển bền vững của Unilever tồn cầu thì bắt đầu từ đầu năm 2011 cho đến giữa năm 2011, tất cả các thành viên của Unilever phải chấm dứt việc sử dụng loại màng co PVC (Polyvinyl Chloride) và chuyển sang sử dụng các loại màng co PET (Polyethylene Terephthalate) (sử dụng cho chai nhựa) thân thiện với mơi trường (Loại màng co PET này cĩ thể phân hủy hồn tồn trong đất sau 3 năm khi bị chơn vùi trong đất, trong khi màng co PVC cĩ thể mất hơn 60 năm để phân hủy hồn tồn trong đất). Nhận thấy đây thực sự là một thách thức đối với sự cung cấp ổn định của các nhà cung cấp màng co, Unilever đã chia sẻ định hướng và

thơng tin cụ thể về chương trình với nhà cung cấp Fuji Ace để tìm ra giải pháp cho sự thay đổi này. Fuji Ace đã nghiên cứu, đầu tư cơng nghệ, thử nghiệm và sản xuất thành cơng loại màng co này. Kể từ cuối năm 2010 thì Fuji Ace đã chính thức cung cấp loại màng co PET cho Unilever Thailand.

1.4.1.3 Kết quả đạt được

Fuji Ace Thailand trở thành nhà cung cấp màng co PET cho tất cả các thành viên của Unilever trong khu vực Đơng Nam Á trong đĩ cĩ Unilever Việt Nam, Unilever Thailand. Việc mua màng co PET trong nước thay vì phải nhập khẩu từ nước ngồi thực sự là một lợi thế lớn trong cho Unilever Thailand khi mà thời gian đặt hàng được rút ngắn (thơng thường, thời gian đặt hàng trong nước cho loại màng co này là 3 tuần, trong khi thời gian đặt hàng từ nước ngồi là 5 tuần) do thời gian vận chuyển ngắn, khơng phải làm thủ tục Hải Quan, các rào cản nhập khẩu do chính sách hạn chế nhập khẩu khơng bị vướng mắc, đặc biệt là việc giải quyết các sự cố về nguyên liệu đầu vào được giải quyết nhanh hơn do cả nhà cung cấp màng co và nhà cung cấp chai nhựa đều gần nhau. Các thử nghiệm vì vậy được thực hiện nhanh hơn và cĩ kết quả sớm hơn. Điều này giúp việc khơi phục sản xuất nhanh hơn và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nhanh hơn mỗi khi cĩ sự cố xảy ra.

1.4.1.4 Bài học kinh nghiệm

Thơng tin và kế hoạch cần được chia sẻ cho các bên tham gia trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên việc chia sẻ thơng cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo việc cùng phát triển, cùng cĩ lợi cho các bên tham gia mà khơng gây ra phương hại cho đối tác cũng như cho chính mình.

1.4.2 Bài học kinh nghiệm từ Unilever Philippines (Bài học từ hoạch định hàng tồn kho – lưu giữ thành phẩm an tồn hay lưu giữ nguyên vật liệu đầu vào hàng tồn kho – lưu giữ thành phẩm an tồn hay lưu giữ nguyên vật liệu đầu vào an tồn)

Tiền thân của Unilever Philippines là Cơng ty Philippines Refining Company (PRC) thành lập năm 1927, một cơng ty chuyên sản xuất các sản phẩm dầu thực vật tinh chế với sản lượng sản xuất hàng năm lên đến hàng trăm ngàn tấn (chủ yếu là dầu dừa).

Ngày nay, Unilever Philippines là một trong những cơng ty sản xuất và kinh doanh lớn nhất Philippines về các sản phẩm về chăm sĩc gia đình, chăm sĩc cá nhân, thực phẩm và kem với khoảng 2000 nhân viên và doanh thu khoảng 693 triệu USD (năm 2010). Các sản phẩm nổi tiếng của Unilever Philippines bao gồm Axe, Best Foods, Clear, CloseUp, Comfort, Cream Silk, Domex, Dove, Pond's, Knorr, Lady's Choice, Lipton, Rexona, Selecta, Sunsilk, Surf, and Vaseline.

Unilever Philippines cĩ rất nhiều điểm tương đồng với Unilever Việt Nam từ thời gian phát triển, các ngành hàng kinh doanh, số lượng nhân viên cho đến doanh thu. Cùng với Unilever Việt Nam và Unilever Indonesia thì Unilever Philippines đang là một trong những thành viên của Unilever phát triển năng động và nhanh nhất khu vực Đơng Nam Á.

1.4.2.2 Phương thức lưu giữ tồn kho nguyên vật liệu an tồn.

Với những thị trường mới nổi trên Thế Giới như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ hay những thị trường đang phát triển mạnh trong khu vực Đơng Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam hay Philippines thì sự tăng giảm nhu cầu của thị trường thường là rất lớn, đơi khi lên đến 40% hoặc 50%, nhất là đối với hàng tiêu dùng nhanh và thường thì các nhà cung cấp khơng thể dự báo một cách đúng tương đối, từ đĩ dẫn đến những phản ứng rất chậm chạp trước sự thay đổi của thị trường. Chỉ cần cĩ một đợt khuyến mãi hay giảm giá nhẹ của sản phẩm này hoặc là sự tăng giá nhẹ của những sản phẩm thay thế cùng loại cũng đủ để tạo nên một sự thay đổi lớn trong cách mua hàng của người dân, từ đĩ dẫn đến sự tăng hoặc giảm đột biến nhu cầu đối với một mặt hàng nào đĩ. Vậy làm thế nào để giảm thiểu rủi ro và cĩ những phản ứng nhanh trước những sự thay đổi đĩ? Thực ra thì bộ phận nghiên cứu thị

trường đã cĩ những nỗ lực để đánh giá, dự đốn và đưa ra xu hướng một cách gần đúng nhất, tuy nhiên, như đã nĩi ở trên, những sự thay đổi đĩ hồn tồn xuất phát từ sự khách quan của thị trường nên nhiều khi các đánh giá, dự đốn cũng trở nên vơ nghĩa trước những sự thay đổi đĩ. Chính vì vậy mà cần phải cĩ một giải pháp nào đĩ cho vấn đề nhạy cảm này, nhất là đối với những thị trường mới nổi như Việt Nam, Thái Lan, Philippines hay Indonesia. Vấn đề đĩ nếu khơng xuất phát được từ phần nghiên cứu dự báo chính xác thì nĩ chỉ cĩ thể xuất phát từ cung ứng mà thơi.

Ở Unilever Philippines, cĩ một giải pháp hay cho vấn đề này là nếu khơng đánh giá đúng được sự biến đổi thất thường của thị trường thì hãy tăng lượng tồn kho an tồn lên. Tuy nhiên khi tăng lượng tồn kho an tồn lên thì lại nảy sinh ra một vấn đề khác lớn hơn đĩ là chi phí lưu kho, vận chuyển và điều hành kho bãi, tiền vốn bị ứ đọng. Ngồi ra thì cịn cĩ một rủi ro khác nữa đến từ việc tăng lượng sản phẩm tồn kho đĩ là hàng hĩa nếu bán ế thì sẽ cĩ nguy cơ bị tiêu hủy nhiều do hết hạn sử dụng. Vậy làm thế nào để tăng lượng tồn kho mà vẫn giải quyết được vấn đề trên? Đĩ chính là việc tăng lượng tồn kho an tồn của nguyên vật liệu đầu vào. Lợi thế của việc tăng tồn kho an tồn của ngun vật liệu đầu vào đĩ là:

Chi phí lưu kho thấp hơn chi phí lưu kho thành phẩm.

Khi nhu cầu tăng giảm đột ngột quá lớn thì việc điều chỉnh kế hoạch kế tiếp dễ dàng hơn bằng việc điều chỉnh đơn hàng mua nguyên vật liệu kế tiếp.

Cĩ thể yêu cầu nhà cung cấp lưu giữ một lượng tồn kho an tồn nguyên vật liệu đầu vào nhất định nào đĩ thay vì mình phải lưu giữ tồn bộ ngun vật liệu đầu vào (Điều này khơng thể áp dụng đối với hàng thành phẩm)

Nguy cơ hết hạn sử dụng và phải tiêu hủy nguyên vật liệu đầu vào là thấp hơn nhiều so với hàng thành phẩm

Tất nhiên, việc tăng lưu kho an tồn nguyên vật liệu đầu vào chắc chắn là khơng thể giải quyết tình huống nhanh bằng việc tăng lưu kho an tồn hàng thành phẩm trong trường hợp nhu cầu tăng đột biến q lớn. Bên cạnh đĩ, nếu như cơng

suất sản xuất liên tục bị thiếu thì việc tăng lưu kho an tồn nguyên vật liệu đầu vào cũng rất khĩ phát huy tác dụng.

Tuy nhiên, để cĩ thể áp dụng thành cơng cách tăng tồn kho an tồn nguyên vật liệu đầu vào, người làm kế hoạch cần cĩ đầy đủ thơng tin, cĩ bảng so sánh những lợi thế và bất lợi giữa việc tăng tồn kho an tồn nguyên vật liệu đầu vào và tăng tồn kho an tồn thành phẩm. Lượng tồn kho an tồn nguyên vật liệu đầu vào cần tăng là bao nhiêu, với lượng tăng đĩ thì chi phí sẽ như thế nào và sẽ đáp ứng được bao nhiêu phần trăm trong sự thay đổi của nhu cầu từ thị trường? Tất cả cần phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng trước khi đưa vào áp dụng.

1.4.2.3 Bài học kinh nghiệm

Việc lưu giữ tồn kho an tồn nguyên vật liệu đầu vào hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp đối phĩ và đưa ra phản ứng nhanh trước những sự thay đổi lớn từ thị trường giúp nâng cao khả khăng cạnh tranh của doanh nghiệp gĩp phần giải bài tồn phân phối hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới tổ chức các hoạt động nhằm đưa nguyên

nhiên vật liệu từ nhà cung cấp đầu tiên đến các nhà máy để sản xuất ra các thành phẩm, bán thành phẩm và đưa những sản phẩm này đến tay người tiêu dùng cuối cùng theo dự báo nhu cầu của thị trường

Quản trị chuỗi cung ứng là những hoạt động quản lý qui trình hoạch định, thu

mua nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất, lưu kho và phân phối sản phẩm đầu ra đến tay người tiêu dùng cuối cùng trong sự liên kết, tích hợp, tương hỗ và phụ thuộc lẫn nhau sao cho hiệu quả đạt được là cao nhất.

Một chuỗi cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố là: nhà cung cấp,

Chuỗi cung ứng hiện nay ngồi các yếu tố nĩi trên thì cịn bao gồm nhiều bên

tham gia như nhà phân phối của các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, đơn vị vận tải nguyên vật liệu, nhà phân phối các sản phẩm của đơn vị sản xuất (nhà bán buơn, nhà bán lẻ), các đơn vị vận tải, quản lý kho vận các sản phẩm của đơn vị sản xuất tạo thành một chuỗi cung ứng mở rộng. Nhiều chuỗi cung ứng liên kết với nhau khi mà một sản phẩm của đơn vị sản xuất này lại là nguyên vật liệu cho một đơn vị sản xuất khác và chuỗi cung ứng chỉ kết thúc khi người tiêu dùng cuối cùng mua sản phẩm của đơn vị sản xuất để tiêu dùng.

Năm “động năng chính” cĩ thể quản lý được đồng thời tạo ra hiệu suất cần

cho một chuỗi cung ứng là:

- Sản xuất (làm gì, làm như thế nào, làm khi nào) - Hàng hĩa lưu kho (chi phí sản xuất và lưu trữ) - Địa điểm (nơi nào tốt nhất, để làm gì)

- Vận chuyển (vận chuyển khi nào, vận chuyển như thế nào) - Thơng tin (cơ sở để ra quyết định)

Việc kết hợp thích hợp giữa sự đáp ứng và tính hiệu quả cĩ được trong từng yếu tố này sẽ cho phép chuỗi cung ứng gia tăng năng xuất, đồng thời giảm lượng hàng hĩa lưu kho và chi phí điều hành từ đĩ nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp gĩp phần vào sự phát triển chung của cả doanh nghiệp đĩ.

Do đặc thù và giới hạn của đề tài nghiên cứu, luận văn chỉ ứng dụng bốn trong năm động năng chính đã được trình bày như trên đĩ là: sản xuất, hàng hĩa lưu kho,

vận chuyển và thơng tin. Động năng cịn lại là địa điểm khơng được ứng dụng trong

đề tài nghiên cứu này vì tất cả các địa điểm như địa điểm sản xuất, địa điểm lưu kho hàng hĩa, địa điểm mua nguyên vật liệu… hoặc là đã được cố định theo chiến lược đầu tư, phát triển của tập đồn Unilever hoặc là được cố định bởi các yếu tố khách quan khác.

2.1 Giới thiệu tổng quan về Unilever Việt Nam 2.1.1 Vài nét về tập đồn Unilever

Được thành lập năm 1930 thơng qua sự sát nhập thế kỷ giữa Margarine Union, một cơng ty chuyên về sản xuất bơ của Hà Lan đang thống lĩnh thị trường bơ của Châu Âu lúc bấy giờ và Lever Brothers của Anh, cũng là một cơng ty đang bành trướng các sản phẩm về bột giặt và xà phịng tại Anh cũng như một số thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Canada, Úc, Đức, Thụy Sỹ…

Sau khi thành lập, Unilever tách thành hai cơng ty là Unilever PLC cĩ trụ sở tại London, Vương Quốc Anh và Unilever NV cĩ trụ sở tại Rotterdam, Hà Lan. Dù hai cơng ty này cĩ cơ cấu hoạt động gần như độc lập, song Unilever vẫn là một thể thống nhất, cơng ty chỉ cĩ một chủ tịch và một giám đốc điều hành. Ngày nay, Unilever là một trong những tập đồn đa quốc gia lớn nhất thế giới cĩ văn phịng hoạt động tại 90 quốc gia với hơn 167,000[1] nhân viên (tính đến cuối năm 2010). Hiện Unilever cũng là một trong những tập đồn nổi tiếng thế giới về sản xuất và cung cấp các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh như chất tẩy rửa chăm sĩc gia đình, chăm sĩc cá nhân và thực phẩm, sở hữu rất nhiều các nhãn hàng nổi tiếng thế giới như Sunlight, OMO, Sunsilk, Clear, Lifebuoy, Lux, Dove, Pond’s, Close-Up, Lipton, Knorr… được bán tại 180 quốc gia trên Thế Giới với hơn 170[2] tỷ sản phẩm được tiêu thụ mỗi năm. Mỗi ngày cĩ khoảng 2 tỷ người trên thế giới đang tiêu dùng các sản phẩm của Unilever.

Doanh thu năm 2010 của Unilever đạt khoảng 44,3 tỷ Euro và lợi nhuận đạt khoảng 6,3 tỷ Euro. [3]

Unilever cũng là một trong những tập đồn cĩ chuỗi cung ứng tốt nhất trên thế giới và đã đạt được rất nhiều các giải thưởng lớn về chuỗi cung ứng.

[4], [5], [6], [7], [8] Tổng hợp từ website www.unilever.com.vn: Unilever Vietnam at a glance

2.1.2 Unilever Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển

Unilever bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam năm 1995 với tổng số vốn đầu tư ban đầu lên đến 120 triệu USD[4] trong 2 cơng ty là: Cơng ty liên doanh Lever Việt Nam, chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sĩc gia đình và chăm sĩc cá nhân như bột giặt, dầu gội đầu, xà phịng, sữa tắm… và cơng ty TNHH Unilever Bestfoods & ELIDA P/S Việt Nam chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm về thực phẩm, trà cũng như các sản phẩm chế biến từ trà.

Đến cuối năm 2009 tập đồn Unilever quyết định mua lại tồn bộ cổ phần trong liên doanh Lever Việt Nam (trị giá của thương vụ khơng được tiết lộ) và được Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cho phép thành lập cơng ty 100% vốn nước ngồi mang tên cơng ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam.

Đến đầu năm 2010, Bộ kế hoạch và đầu tư đồng ý cho phép cơng ty TNHH Unilever Bestfoods & Elida P/S Việt Nam sáp nhập với cơng ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam, kể từ thời điểm này trở đi, Unilever chỉ cĩ một cơng ty duy nhất ở Việt Nam là cơng ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam (UVN) chuyên về sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải của công ty TNHH quốc yế unilever việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)