Các kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải của công ty TNHH quốc yế unilever việt nam (Trang 124 - 128)

6. Bố cục của luận văn

3.3 Các kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Unilever Việt Nam

Tiêu chuẩn hóa tiến tới đồng bộ hóa qui trình kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào với tất cả các nhà cung cấp nguyên liệu trong nước.

Một trong những biện pháp nhằm đồng bộ hóa các sản phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn đã được đặt ra, giảm thiểu các sự cố về chất lượng sản phẩm cuối cùng là kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Đầu vào đã tốt cộng thêm với công nghệ sản xuất hiện đại, qui trình sản xuất được hệ thống hóa cũng như việc quản lý chặt chẽ các khâu của sản xuất… chắc chắn sẽ cho sản phẩm đầu ra có chất lượng tốt và đồng bộ. Thế nhưng việc siết chặt kiểm tra nguyên liệu đầu vào lại tốn rất nhiều nhân lực, thời gian và chi phí lại cao, trong khi đó thì trước khi giao nguyên liệu cho Unilever Việt Nam, các nhà cung cấp đều đã kiểm tra chất lượng của nguyên liệu. Hiện tại thì Unilever Việt Nam đã và đang áp dụng hình thức kiểm tra tại chỗ một số nguyên liệu đóng gói đầu vào trực tiếp tại các nhà máy của nhà cung cấp nhằm đơn giản hóa qui trình và ngăn chặn các ngun liệu khơng đạt chất lượng được giao đến nhà máy của Unilever bởi các nhà cung ứng. Điều này cũng một phần đảm bảo cho kế hoạch sản xuất tại nhà máy ít hoặc khơng bị thay đổi gây ra những hệ lụy xấu cho các qui trình tiếp theo trong chuỗi cung ứng. Thế nhưng theo xu hướng phát triển, khi mà các bên tham gia trong chuỗi cung ứng là một phần không thể thiếu trong sự phát triển bền vững của chuỗi cung ứng và được chia sẻ thơng tin đầy đủ thì việc kiểm sốt chất lượng ngun liệu đầu vào cần được tiêu chuẩn hóa và đồng bộ hóa. Việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu chỉ diễn ra một lần và đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của cả Unilever và cả nhà cung cấp nguyên

liệu. Để thực hiện được điều này thì Unilever Việt Nam cần thống nhất về qui trình, cách thức kiểm tra chất lượng nguyên liệu với nhà cung cấp, đồng bộ hóa máy móc thiết bị kiểm tra. Từ đó tiến tới việc giao hẳn việc kiểm tra nguyên liệu đầu vào cho các nhà cung cấp, Unilever Việt Nam chỉ kiểm sốt tồn bộ qui trình theo đúng tiêu chuẩn và chỉ kiểm tra một cách ngẫu nhiên chất lượng nguyên liệu đầu vào. Khi giao nguyên liệu thì nhà cung cấp sẽ xuất trình giấy chứng nhận CoA (Certificate of Analysis). Tất cả các sự cố về chất lượng nguyên liệu nếu xảy ra thì nhà cung cấp phải chịu hồn toàn trách nhiệm, kể cả các sự cố về chất lượng sản phẩm đầu ra có nguyên nhân xuất phát từ sự cố chất lượng nguyên liệu đầu vào. Khi đó, thời gian, nhân lực, chi phí cho việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào chắc chắn sẽ được giảm thiểu và sẽ thấp hơn thời gian, nhân lực, chi phí cho việc kiểm sốt qui trình chuẩn, góp phần giảm chi phí sản xuất từ đó giảm giá bán và nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hóa.

3.3.2 Kiến nghị với các bên tham gia chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam Nam

Hãy tham gia một chuỗi cung ứng bền vững cùng với Unilever Việt Nam

Ngày 13/09/2011, Unilever Việt Nam đã giới thiệu chương trình phát triển bền vững, trong đó, các mục tiêu mà Unilever Việt Nam cam kết thực hiện đến năm 2020 là:

Góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của người dân Việt Nam Trong 10 năm tới, Unilever Việt Nam cam kết tăng cường vệ sinh và sức khỏe cho 20 triệu người Việt Nam

Đến năm 2020, Unilever Việt Nam cam kết giảm 50% tác động đến mơi trường.

Có thể thấy rằng, để thực hiện được các cam kết này thì Unilever Việt Nam sẽ khơng thực hiện độc lập một mình, đặc biệt là việc cam kết giảm 50% tác động đến môi trường cho đến năm 2020. Với chương trình phát triển bền vững của mình,

khơng sớm thì muộn, Unilever Việt Nam sẽ bắt đầu yêu cầu các bên thứ ba cung cấp các dịch vụ như dịch vụ nghiên cứu thị trường, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ nhân sự, dịch vụ Logistics… thực hiện các chuẩn mực để đảm bảo tất cả các bên tham gia vào chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam sẽ cùng phát triển bền vững, có như thế thì chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam mới thực sự phát triển bền vững. Trong giới hạn của đề tài này, tác giả chỉ kiến nghị đối với các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào trong nước và đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics cho chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải của Unilever Việt Nam đó là:

Khơng trốn thuế, khơng đưa hối lộ, không gian dối trong kinh doanh, nhất là trong công việc khai báo và làm thủ tục Hải Quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Chúng ta có thể thấy một điều bất hợp lý là Việt Nam là một trong những nước có chi phí Logistics cao nhất thế giới, theo một nghiên cứu và báo cáo về hoạt động thuê ngoài dịch vụ Logistics của công ty SCM Việt nam năm 2008 thì chi phí Logistics có thể chiếm đến gần 1/3 tổng chi phí trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng các công ty cung cấp dịch vụ Logistics lại khơng bao giờ có siêu lợi nhuận. Điều này chỉ có thể lý giải là ngồi một phần các chi phí cao về vận tải, kho bãi, đường xá… thì một phần là do chi phí khơng chứng từ phát sinh trong q trình làm thủ tục Hải Quan. Đây dường như đã trở thành một cái luật bất thành văn và còn được tiếp tay bởi một số các công ty cung cấp dịch vụ Logistics làm ăn khơng chân chính. Các cơng ty, các tập đồn nước ngồi đang rất khơng hài lịng với những chi phí bất hợp lí này và ln muốn đóng góp một tay vào việc giảm thiểu, loại bỏ những chi phí này bằng cách từ chối kinh doanh, hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics có biểu hiện tham gia vào hoạt động này. Chính vì thế, cách tốt nhất là hãy cùng chung tay loại bỏ những cái luật bất thành văn đó để tiếp tục hiện diện như là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng bền vững của Unilever Việt Nam.

Hạn chế đến mức tối đa và tiến tới không sử dụng các loại phương tiện vận tải thải ra lượng khí thải vượt quá qui định cho phép để chuyên chở hàng hóa cho Unilever Việt Nam.

Tiến tới sử dụng các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường để sản xuất ra nguyên vật liệu đầu vào cung cấp cho Unilever Việt Nam.

Tiến tới đồng bộ hóa các máy móc thiết bị, qui trình, cơng nghệ trong việc kiểm soát chất lượng đầu vào với Unilever Việt Nam. Điều này sẽ giảm thiểu đáng kể về thời gian, cơng sức, chi phí trong việc việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào khi mà các nhà cung cấp nguyên vật liệu đạt chuẩn theo qui trình của Unilever Việt Nam.

Hãy nghiên cứu định hướng phát triển bền vững của Unilever Việt Nam, từ những định hướng đó thì họ sẽ u cầu các bên tham gia vào chuỗi cung ứng cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì để tiếp tục tham gia vào chuỗi cung ứng đồng thời đảm bảo cho Unilever Việt Nam thực hiện được những mục tiêu về phát triển bền vững mà họ đã cam kết. Từ đó đưa ra các giải pháp về đầu tư cho việc hiện đại hóa máy móc thiết bị, cơng nghệ, qui trình quản lý để dần dần đáp ứng các chuẩn mực mà Unilever Việt Nam đưa ra nhằm duy trì sự tham gia vào chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam một cách bền vững. Đừng đợi đến lúc bị yêu cầu bắt buộc phải đáp ứng một số các tiêu chuẩn như sử dụng các phương tiện ít thải ra khí thải độc hại, sử dụng các nguyên liệu thân thiện với mơi trường... mới tính đến các giải pháp để thực hiện các u cầu đó thì thực sự đã quá trễ. Lúc đó, việc tiếp tục tham gia vào chuỗi cung ứng của Unilever sẽ thực sự bị đe dọa và nguy cơ mất đối tác làm ăn kinh doanh sẽ cao hơn bao giờ hết.

Các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, các nhà cung cấp dịch vụ Logistics nói riêng cũng như tất cả các bên tham gia vào chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam nói chung, hãy chung tay góp phần xây dựng một mơi trường kinh doanh lành mạnh, trong sạch, tuân thủ đúng pháp luật để cùng nhau phát triển một cách bền vững,

gián tiếp góp phần xóa đói, giảm nghèo và cải thiện cuộc sống của người dân Việt Nam theo đúng câu khẩu hiệu mà Unilever Việt Nam đã đưa ra là “Make Vietnamese life better”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải của công ty TNHH quốc yế unilever việt nam (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)