Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải của công ty TNHH quốc yế unilever việt nam (Trang 87 - 89)

6. Bố cục của luận văn

2.3 Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vả

2.3.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng

Các yếu tố khách quan

Nguyên nhiên vật liệu phát sinh lỗi gây ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất và kế hoạch cung ứng thành phẩm.

Việc đánh giá tiêu chuẩn của nguyên vật liệu chưa đồng bộ giữa nhà cung cấp và Unilever nhiều khi gây nên những sự thiếu hụt nguyên vật liệu không đáng có gây ra tình trạng thiếu ngun vật liệu ảo, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và cung ứng thành phẩm.

Việc ứng dụng những loại nguyên vật liệu có tiêu chuẩn cao hơn khả năng cung ứng của các nhà cung cấp trong nước làm mất đi cơ hội tham gia chuỗi cung ứng của các nhà cung ứng nội địa, khi đó nguyên vật liệu buộc phải NK và đương nhiên việc NK nguyên vật liệu sẽ phức tạp hơn so với việc mua trong nước. Khi có sự cố xảy ra thì việc giải quyết sự cố với các nhà cung cấp nước ngoài đương nhiên là lâu hơn.

Tình trạng tắc nghẽn đường xá, cầu, cảng… vào mùa cao điểm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng XK làm cho hàng thành phẩm tồn đọng tại kho cao. Khi đó mặt bằng dành cho sản xuất sẽ bị giảm xuống và sản xuất buộc phải dừng lại vì khơng có mặt bằng trong khi nhu cầu NK vào mùa cao điểm thì lại cao.

Các yếu tố chủ quan

Việc chủ trương lựa chọn một nhà cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho một loại nguyên nhiên vật liệu thực sự chứa đựng quá nhiều rủi ro. Khi nhà cung cấp nguyên vật vật liệu có biến động khiến khả năng cung cấp xuống thấp hoặc bị gián đoạn sẽ gây ra những tổn thất nặng nề cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đáp ứng nhu cầu của các nhà nhập khẩu.

Việc chủ trương giảm tồn kho nguyên nhiên vật liệu đầu vào ở mức thấp nhất và không dự trữ nguyên nhiên vật liệu tại nhà cũng cấp nhằm cắt giảm chi phí thực sự rất khó áp dụng cho môi trường sản xuất MTO tại Việt Nam và chưa phải là lựa chọn tốt nhất vì các nhà cung cấp nguyên liệu tại Việt Nam hiện chưa đáp ứng được mức độ giao hàng đúng giờ (Just-In-Time – JIT). Nếu mức độ lỗi của nguyên nhiên vật liệu gia tăng và mức độ lỗi thường xuyên xảy ra hơn thì chắc chắn sự thiếu hụt cung ứng thành phẩm sẽ kéo dài và kế hoạch bù hàng cũng sẽ rất lâu sau đó. Sự ảnh hưởng này thực sự là nghiêm trọng đối với nhà NK khi họ khơng có đủ hàng để phân phối.

Sự kết hợp sản xuất cho nhiều khách hàng với cùng một loại cơng thức có thể tối đa hóa cơng suất sản xuất, giảm thay đổi trong sản xuất, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu nhưng nó cũng làm cho KPI của chuỗi cung ứng bị giảm.

Việc chủ trương không xây dựng trung tâm phân phối cho hàng xuất khẩu cũng như không sử dụng trung tâm phân phối nội địa cho hàng xuất khẩu nhằm giảm chi phí đầu tư và tiết kiệm chi phí lưu kho đã gây ra rất nhiều khó khăn, phức tạp trong việc phân phối hàng xuất khẩu. Việc khơng có một trung tâm phân

phối sẽ làm giảm khả năng đối phó nhanh với sự thay đổi trong kế hoạch sản xuất, kế hoạch shipping… mỗi khi có biến cố xảy ra.

Việc chỉ có một 3PL thực hiện việc vận chuyển nội địa và làm thủ tục XK cũng chứa đựng nhiều rủi ro khi khả năng của một 3PL là có giới hạn và kế hoạch phân phối sẽ bị ảnh hưởng khi 3PL có biến động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải của công ty TNHH quốc yế unilever việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)