Thực trạng các quỹ đầu tư đối với thị trường bất động sản TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của các hoạt động tài chính đối với sự phát triển thị trường bất động sản thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 44)

7. Kết cấu luận văn

2.2. THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI THỊ

2.2.4. Thực trạng các quỹ đầu tư đối với thị trường bất động sản TP.HCM

Quỹ phát triển nhà ở TP.HCM

Là quỹ đầu tư thuộc sở hữu nhà nước và phi lợi nhuận có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, thành lập để cung cấp các nguồn tài chính cho các dự án phát triển nhà ở cho những

người có thu nhập thấp sống tại thành phố. Các hoạt động của quỹ liên quan đến

cho vay mua nhà thuộc cá nhân, đối tượng được vay là cán bộ, công chức, viên

chức nhà nước thuộc khu vực hưởng lương từ ngân sách thành phố; các đối tượng khác theo chỉ đạo của UBND TP. Mức vốn vay ưu đãi tối đa 70% giá trị căn hộ/nhà,

nhưng không vượt quá 300 triệu đồng/một hồ sơ. Thời hạn vay tối đa 15 năm. Lãi

suất cho vay sẽ được điều chỉnh từng thời kỳ theo quyết định của UBND TP.HCM. Ngoài ra, Bộ Xây dựng đề nghị thành lập Quỹ phát triển nhà ở theo Điều 75 Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định việc lập Quỹ phát triển nhà ở được hình thành

từ nguồn tiền thu từ việc bán, cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn, với mức tối thiểu 10% từ tiền sử dụng đất của dự án. Thơng qua Quỹ duy trì vai trị của Nhà nước trên thị trường, đồng thời ưu tiên cho các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và cho các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi.

Quỹ đầu tư phát triển địa phương

Năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thí điểm thành lập Quỹ đầu tư phát triển tại TP.HCM. Mặc dù nguồn vốn bổ sung thêm còn chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 10% tổng vốn điều lệ của Quỹ) nhưng đã cho thấy nhiều Quỹ đã hoạt động có hiệu quả; nguồn vốn được bảo toàn và phát triển. Số vốn điều lệ tối thiểu để thành lập Quỹ đầu tư phát triển địa phương là 100 tỷ đồng.

Năm 2010, nhằm hỗ trợ các Quỹ đầu tư phát triển địa phương nâng cao vai trò, năng lực hoạt động Chính phủ đã ký với Ngân hàng thế giới Hiệp định Tài chính về

dự án Quỹ đầu tư phát triển địa phương. Theo đó, Ngân hàng thế giới cam kết cung cấp khoản tín dụng 185 triệu USD cho các Quỹ đầu tư phát triển địa phương đủ

năng lực, điều kiện cho vay lại. Mục tiêu của dự án là nhằm hỗ trợ năng lực tài

chính và quản trị cho các Quỹ trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị trên địa bàn. Quỹ đầu tư phát triển địa phương TP.HCM là một trong sáu Quỹ đầu tư phát triển địa phương được Ngân hàng thế giới đánh giá đủ điều kiện tham gia dự án, cịn có Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Đà Nẵng.

Quỹ đầu tư bất động sản

nước ngoài như: Quỹ đầu tư do Indochina Capital quản lý với số vốn 42 triệu USD,

Quỹ Vietnam Oppprtunity Fund của Cơng ty VinaCappital quản lý có số vốn là 171 triệu USD và Quỹ VinaLand số vốn là 205 triệu USD (xem Bảng 2.10).

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính

đến tháng 11/2011, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực BĐS

chỉ đạt hơn 464 triệu USD. Đây cũng là mức thấp kỷ lục trong vòng 5 năm qua.

Năm 2008, vốn FDI đổ vào BĐS đạt 23 tỷ USD, năm 2009 đạt 21,48 tỷ USD. Năm

2010 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu FDI dành cho BĐS đạt 6,8 tỷ USD.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các nhà đầu tư

nước ngoài, các quỹ lớn đang gặp khó khăn về tài chính, vì vậy khơng thể tiếp tục

mở rộng đầu tư mà chỉ tập trung hoàn thành các dự án đã triển khai. Bên cạnh đó, thị trường BĐS Việt Nam cũng đang gặp rất nhiều vấn đề như khơng có tính thanh khoản, giá giảm mạnh nên không tạo sức hút với các nhà đầu tư nước ngồi.

Hình 2.13 Nguồn vốn FDI đầu tư vào BĐS tại Việt nam từ năm 2006-2011

1.700 5.000 23.000 7.300 6.800 0.464 - 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 Tỷ USD 2006 2007 2008 2009 2010 2011

FDI đầu tư vào BĐS

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của các hoạt động tài chính đối với sự phát triển thị trường bất động sản thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 44)