Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ BANCASSURANCE tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 69 - 74)

Có rất nhiều lý do làm cho hợp tác Bancassurance giữa BIDV và BIC thời gian qua chưa đem lại hiệu quả mong muốn.

Thứ nhất, Mặc dù có cam kết mạnh mẽ từ phía ban lãnh đạo BIDV và BIC

nhưng khi triển khai hoạt động này đến các chi nhánh thì khơng được sự hưởng ứng nhiệt tình từ những nhân viên BIDV trực tiếp bán bảo hiểm. Trên thực tế, các chi nhánh có thể khơng cung cấp khơng gian, dữ liệu khách hàng.

Thứ hai,sản phẩm bảo hiểm nhìn chung chưa phù hợp với việc bán qua ngân

hàng. Cho đến nay, có rất ít sản phẩm chuyên biệt để bán qua ngân hàng. Điều này được lý giải là do công ty bảo hiểm liên kết của BIDV là BIC- một công ty bảo hiểm phi nhân thọ chỉ có thể cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, nên khó để có thể kết hợp với các sản phẩm cuả ngân hàng. Một số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ lại khơng có sự kết hợp với sản phẩm của ngân hàng.

Thứ ba, mặc dù BIDV đã và đang phát triển với tốc độ cao nhưng về cơ bản vẫn

còn thua xa so với các ngân hàng khu vực và trên thế giới, do vậy chưa tạo được cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động Bancassurance. Nhiều chi nhánh ngân hàng chưa đủ nguồn lực (cơng nghệ, nhân lực), đặc biệt cịn thiếu khơng gian dành cho việc giới thiệu

và bán bảo hiểm, ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển hoạt động Bancassurance còn ở mức rất hạn chế.

Thứ tư, BIDV và công ty bảo hiểm chưa giải quyết tốt các vấn đề cần thiết của

hoạt động Bancassurance như: đào tạo đội ngũ bán hàng, thù lao, cách thức tiếp cận với khách hàng… Trên thực tế, việc đào tạo về bảo hiểm cho nhân viên BIDV mới được thực hiện ở mức sơ sài và nội dung đào tạo cho nhân viên ngân hàng khơng có khác biệt nhiều so với đào tạo đại lý nên dễ gây nhàm chán đối với người học. Trong một số trường hợp, công ty bảo hiểm thiếu sự trợ giúp đối với ngân hàng trong đào tạo đội ngũ nhân viên ngân hàng bán bảo hiểm. Điểm này cũng xuất phát từ thực tế là nguồn lực của những công ty này chưa thực sự đủ mạnh để san sẻ cho BIDV. Chính sách thù lao chưa đủ để khuyến khích nhân viên ngân hàng có động lực bán bảo hiểm.

Thứ năm, các chính sách Marketing chưa phù hợp để có thể thu hút khách hàng,

đưa các dịch vụ mới đến với khách hàng, đặc biệt là dịch vụ bảo hiểm tại ngân hàng.

Thứ sáu, khách hàng chưa thật hài lòng khi tham gia bảo hiểm tại BIDV là do

mức phí của BIC chưa cạnh tranh, một số khách hàng cho rằng điều điện để giải ngân khoản tín dụng quyết định đến việc mua bảo hiểm tại BIDV do đó khách hàng sẽ khơng cảm thấy thoải mái, một số khách hàng còn cho rằng hồ sơ thủ tục giải quyết bồi thường chưa thực sự tốt.

Thứ bảy, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance ở Việt Nam

còn nhiều bất cập, làm cho các ngân hàng và các công ty bảo hiểm lúng túng trong áp dụng. Thực tế cho thấy, khi thực hiện một chính sách, cách làm mới (ví dụ như Bancassurance), các ngân hàng, cơng ty bảo hiểm khơng hiểu rõ được chính sách, cách làm của mình có phù hợp với các quy định của pháp luật hay không.

Thứ tám, nền kinh tế chưa phát triển ổn định, mức sống người dân tuy được cải

thiện, song vẫn chưa khiến thu nhập của người dân tăng lên nhiều, do đó nhu cầu bảo hiểm chưa được quan tâm. Hơn nữa, người dân vẫn chưa có thói quen giao dịch với ngân hàng nhiều.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã đi vào phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ Bancassurance tại BIDV, bao gồm:

Thứ nhất, luận văn đã khái quát quá trình hình thành, cơ cấu hoạt động và tình

hình hoạt động kinh doanh của BIDV

Thứ hai, chỉ ra tính tất yếu phát triển hoạt động Bancassurance từ những đặc

điểm hoạt động của BIDV, và phân tích những chỉ tiêu định tính, định lượng phản ánh sự phát triển hoạt động Bancassurance. Thêm vào đó là việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV như môi trường vĩ mô, khách hàng đối thủ cạnh tranh và những yếu tô từ bản thân ngân hàng.

Thứ ba, đưa ra kết quả khảo sát về sự phát triển Bancassurance để đánh giá các

nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động Bancassurance.

Thứ tư, chỉ ra những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân

của những tồn tại đối với hoạt động Bancassurance tại BIDV.

Thơng qua phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển Bancassurance tại BIDV ở chương 2, sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng những giải pháp phát triển cho dịch vụ Bancassurance ở chương 3.

Chƣơng 3: BANCASSURANCE

3.1 Định hƣớng phát triể Bancassurance tại BIDV

3.1.1 Định hƣớng phát triển chung

Có thể nói các NHTM Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với môi trường cạnh tranh gay gắt gồm có đối thủ trong nước và nước ngồi trên nhiều phương diện. Vì vậy để tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM Việt Nam phải mở rộng quy mơ, chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

Khơng nằm ngồi xu thế chung, BIDV đưa ra chiến lược của BIDV 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 là phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đơng Nam Á vào năm 2020. Trong đó chú trọng đến 03 khâu đột phá chiến lược là:

Hồn thiện mơ hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.

Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.

Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.

Trong giai đoạn 2011-2015 BIDV sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu ưu tiên như sau:

(1) Xây dựng và hồn thiện mơ hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đồn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

(2) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lượng; chủ động kiểm sốt rủi ro và tăng trưởng bền vững.

(3) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.

(4) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam.

(5) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ.

(6) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động.

(7) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động.

(8) Phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế.

(9) Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, cơ cấu lại danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.

(10) Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV.

3.1.2 Định hƣớng phát triể Bancassurance

Hướng tới là một tập đồn tài chính đa năng trong tương lai, đa dạng hóa sản phẩm và nguồn thu nhập cho ngân hàng thì một trong những phương thức để thực hiện mục tiêu đó là phát triển hoạt động bảo hiểm tại ngân hàng. BIDV phấn đầu trở thành một trong những ngân hàng đi đầu trong hoạt động hợp tác bán bảo hiểm cho khách hàng, đem lại giải pháp tài chính tồn diện cho khách hàng, mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.

Cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: tiếp tục củng cố và phát triển mạnh các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân, các sản phẩm ngân hàng điện tử nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng hàng hàng đầu về chất lượng dịch vụ. Phát triển các sản phẩm bảo hiểm đơn giản, có sự kết hợp hiệu quả với các sản phẩm của ngân hàng, thích hợp cho nhân viên ngân hàng tư vấn . Có cả các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ

Tập trung hướng tới phân khúc khách hàng cá nhân, chủ yếu ở độ tuổi trên 25, khách hàng trung lưu cũng được quan tâm đến do nền kinh tế ngày càng phát triển nên đây là tầng lớp khá đông đảo trong xã hội, đây cũng là nhóm khách hàng BIDV hướng đến cho cả dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm. Tuy nhiên cũng không quên phân khúc khách hàng doanh nghiêp vừa và nhỏ.

Phát triển công nghệ và cơ sở vật chất tốt hơn nữa, để có thể tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như hoạt động Bancassurance.

Nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng và năng suất của nhân viên ngân hàng.

Tăng thêm các khoản thu được của ngân hàng từ hoạt động Bancassurance, giảm phụ thuộc vào hoạt động tín dụng.

Khuyếch trương thương hiệu của ngân hàng thông qua hoạt động Bancassurance.

3.2 Giải pháp phát triể Bancassurance tại BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ BANCASSURANCE tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 69 - 74)