ngân hàng của khách hàng (thời kỳ 2008-2013)
Chính thức là thành viên WTO tháng 11/2006, Việt Nam tiếp nhận các cơ hội mới. Việc tham gia vào q trình tồn cầu hóa về thương mại - đầu tư khơng chỉ giúp Việt Nam mở cửa đối với thị trường bên ngoài mà cũng tạo dựng một môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thơng thống, minh bạch hơn đối với thị trường nội địa… Theo cam kết của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đến năm 2008, Việt Nam phải mở cửa, thực hiện tự do hoá thị trường dịch vụ ngân hàng cho các ngân hàng Mỹ. Các cam kết trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng có nội dung và thời gian tương tự giành cho các ngân hàng của các nước khác. Về cơ bản Việt Nam cam kết sẽ giành đối xử quốc gia cho các ngân hàng nước ngoài. Như vậy, các ngân hàng nước ngoài sẽ thâm nhập vào Việt Nam dưới hai hình thức hiện diện thương mại chính là: thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngồi và các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mua cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo tỉ lệ cho phép. Chính điều này tạo nên sức ép cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Xét về hình thức sở hữu, có thể phân hệ thống ngân hàng Việt Nam thành ba nhóm ngân hàng chính: (1) Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước hoặc Nhà nước là cổ đơng chi phối có mạng lưới hoạt động rộng lớn khắp cả nước với nền tảng khách hàng là các
tổng cơng ty và tập đồn kinh tế nhà nước, (2) Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần với phân khúc thị trường chủ yếu là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ và (3) Nhóm ngân hàng thương mại nước ngồi chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Ngồi ra, cịn có các ngân hàng liên doanh và các văn phịng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngồi. Cụ thể, tính đến cuối 30/6/2013, có 5 ngân hàng thương mại nhà nước (trong đó có 4 ngân hàng là: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - VCB, Ngân hàng Công thương Việt Nam - Vietinbank, và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV, Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long - MHB) đã được cổ phần hóa, tuy nhiên, Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối trên 50%), 1 ngân hàng chính sách xã hội, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng có 100% vốn nước ngồi, và 50 văn phịng đại diện ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra cịn có các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm 18 cơng ty tài chính, 12 cơng ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng hợp tác (Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay đã trải qua hai giai đoạn chính: (1) Giai đoạn từ năm 2006 - 2010: nâng mức vốn pháp định và tăng cường các quy chế điều tiết; các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn được chuyển đổi lên thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị; một số ngân hàng mới được thành lập, xuất hiện loại hình ngân hàng 100% vốn nước ngồi. (2) Giai đoạn từ năm 2011 đến nay: hệ thống ngân hàng bộc lộ những yếu kém, dễ tổn thương vì những yếu kém tồn tích từ lâu, đe dọa gây đổ vỡ hệ thống, dẫn tới yêu cầu cấp thiết phải tiến hành tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.
Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 được đánh dấu bởi sự gia tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại lên 3.000 tỷ đồng và sự gia tăng nhanh chóng của khối ngân hàng nước ngồi. Trong khi số lượng các tổ chức tín dụng trong nước (trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) tăng khơng đáng kể thì số ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng nhanh. Nếu như năm 2005 chỉ có 39 chi nhánh ngân hàng
nước ngồi và chưa có ngân hàng nước ngồi nào thì đến năm 2010 đã có 5 ngân hàng nước ngoài và tăng thêm 10 chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng ngân hàng nước ngoài với mức vốn đầu tư lớn và công nghệ hiện đại là mối lo lớn về áp lực cạnh tranh đối với các ngân hàng nội địa.
Giá trị tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cũng tăng mạnh. Trong giai đoạn từ năm 2007-2010, quy mô tài sản của các ngân hàng thương mại đã tăng gấp đơi, từ 1.069 nghìn tỷ lên 2.690 nghìn tỷ đồng. Sự chuyển đổi một số ngân hàng nông thôn lên ngân hàng đô thị hoạt động trên phạm vi cả nước như ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Sài Gòn – Hà Nội, ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây (nay là ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây)… đã góp phần làm tổng tài sản của khối ngân hàng thương mại cổ phần tăng vọt, dẫn đến sự dịch chuyển về tổng tài sản giữa các khối ngân hàng.
Giai đoạn từ năm 2011 đến nay: Đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế cũng như khẳng định vị thế, các ngân hàng liên tục gia tăng mạnh cả về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Cơ cấu và giá trị vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng thương mại cũng tăng lên đáng kể. Hầu hết các ngân hàng đều đạt được mức vốn pháp định là 3.000 tỷ theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Trong đó, một số ngân hàng cịn có số vốn điều lệ khá cao như: Vietinbank, Agribank, Vietcombank, BIDV, Techcombank…
Theo cơng bố của Ngân hàng nhà nước, tính đến 31/12/2012, Tổng tài sản có tồn hệ thống Ngân hàng đạt hơn 5.080 nghìn tỷ đồng, tăng 2,54 % so với cuối năm 2011, vốn tự có đạt hơn 4.250 nghìn tỷ đồng, tăng 8,97% so với cuối năm 2011, nhờ đó nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 13,75%.
Biểu đồ 2.1 - Một số chỉ tiêu tài chính của các tổ chức tín dụng tính đến 31/12/2012 (Đvt: Tỷ đồng) (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Biểu đồ 2.2 - Tổng tài sản của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 31/12/2012 (Đvt: Tỷ đồng) (Đvt: Tỷ đồng)
Biểu đồ 2.3 - Vốn tự có của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 31/12/2012 (Đơn vị: tỷ đồng) (Đơn vị: tỷ đồng)
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.
Biểu đồ 2.4 - Vốn điều lệ của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 31/12/2012 (Đơn vị: tỷ đồng) (Đơn vị: tỷ đồng)
Có thể nói năm 2012-2013 là năm chuyển mình mạnh mẽ của ngành ngân hàng. Gần chục ngân hàng thuộc diện yếu kém đã lộ diện buộc phải chuyển đổi, trong đó có những ngân hàng tự làm mới mình. Sau một năm quyết liệt triển khai cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, rủi ro hệ thống từng bước được kiểm soát, nguy cơ đổ vỡ hệ thống từng bước được đẩy lùi. Hoạt động của các tổ chức tín dụng về cơ bản an toàn, lành mạnh, trật tự kỷ cương thị trường đã được khơi phục và duy trì ổn định. Tuy nhiên, ngoài những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo..., tình hình kinh doanh của ngành ngân hàng bao phủ bởi một màu xám ảm đạm. Đó là tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm, nợ xấu tăng vọt, loạn giá vàng, lợi nhuận sụt giảm, nhiều tổ chức tín dụng làm ăn thua lỗ, 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu, nhiều tổ chức tín dụng lỡ hẹn với kế hoạch tăng vốn hoặc lên sàn,…
Về mặt huy động vốn, mặt bằng lãi suất đang ở mức rất cao vào thời điểm cuối năm 2011 và còn tiếp diễn trong trong bốn tháng đầu năm 2012, lãi suất huy động lên tới 14%-16%/năm. Để khắc phục tình trạng này, ngân hàng Nhà nước bắt đầu áp dụng trần lãi suất huy động 14%/năm từ cuối tháng 9/2011, và liên tục được điều chỉnh xuống còn 7%/năm vào giữa năm 2013 do lạm phát giảm tốc. Diễn biến trần lãi suất huy động như sau:
Hình 2.1 – Diễn biến trần lãi suất huy động giai đoạn 2011-2013
Mặc dù lãi suất huy động giảm, tăng trưởng huy động vẫn đạt mức cao (trên 20% năm 2012) bởi vì gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư an toàn nhất trong khi các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khốn vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Điều đó cũng cho thấy các ngân hàng rất nỗ lực trong việc thực hiện chính sách giá, chăm sóc khách hàng và mở rộng quy mô hoạt động. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng này 28/09/2011 14% 13/03/2012 13% 11/04/2012 12% 28/05/2012 11% 11/06/2012 9% 24/12/2012 8% 26/03/2013 7,5% 28/06/2013 7%
không đồng đều giữa các ngân hàng. Với mức lãi suất cào bằng như vậy, người dân có xu hướng lựa chọn các ngân hàng lớn, có uy tín, thương hiệu trên thị trường để giảm thiểu rủi ro, do đó các ngân hàng nhỏ sẽ cịn gặp nhiều khó khăn trong cơng tác huy động vốn.
Tóm lại, việc mở cửa thị trường tài chính theo cam kết gia nhập WTO làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, cơng nghệ và trình độ quản lý. Áp lực cạnh tranh cũng tăng dần theo lộ trình nới lỏng các qui định đối với các tổ chức tài chính nước ngồi, nhất là quy định về mở chi nhánh và các điểm giao dịch, phạm vi hoạt động, hạn chế về đối tượng khách hàng và tiền gửi được phép huy động, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng, trong khi các tổ chức tài chính Việt Nam cịn nhiều yếu kém, trình độ chun mơn và trình độ quản lý cịn bất cập, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh thấp, nợ quá hạn cao, khả năng chống đỡ rủi ro cịn kém. Vì thế, các ngân hàng thương mại Việt Nam bị mất dần lợi thế cạnh tranh về quy mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối, nhất là sau năm 2010, khi những hạn chế và sự phân biệt đối xử bị loại bỏ căn bản. Với số lượng và quy mô ngành ngân hàng ngày càng lớn sẽ tạo nên áp lực cạnh tranh gay gắt, các khách hàng cá nhân có nhiều sự chọn lựa hơn khi sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm.
2.1.2 Đánh giá tình hình phát triển của thị trƣờng huy động tiền gửi tiết kiệm trên địa bàn TP.HCM thời gian qua
a. Tổng quan tình hình phát triển thị trƣờng huy động tiền gửi tiết kiệm
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong số ít đơ thị của cả nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số liên tục trong khoảng thời gian dài, ngày càng khẳng định vai trò là trung tâm lớn về nhiều mặt và là một trong các động lực phát triển kinh tế của cả nước. Cụ thể, mức tăng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân 2,7%/năm trong giai đoạn 1976 - 1985 đã vươn lên mức 10,5%/năm của giai đoạn 1986 – 2009. Tỷ trọng tổng sản phẩm nội địa năm 2012 bằng 20,1% cả nước, năm 2012 mức tăng GDP của Thành phố
đạt 9,2%, bằng 1,8 lần mức tăng GDP cả nước. GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 3.653 USD, bằng 2,3 lần bình quân đầu người cả nước.
Về mặt xã hội, TP.HCM là thành phố đông dân nhất trên cả nước. Hiện nay thành phố có 24 quận, huyện với 322 phường, xã, thị trấn, tăng 19 đơn vị so với năm 2002. Dân số thường trú là 7.750.900 người, gấp 1,38 lần năm 2002, và khoảng 2,5 triệu người vãng lai. Như vậy, tổng số dân lưu trú hơn 10 triệu người. (“TP. Hồ Chí Minh phát triển vượt bậc sau 38 năm giải phóng”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam).
Với số dân đông đúc và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày một tăng cao, TP.HCM được coi là mảnh đất màu mỡ để phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cũng tạo ra thị trường đầy tiềm năng cho các ngân hàng thương mại, đặc biệt là thị trường dịch vụ gửi tiết kiệm.
Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các ngân hàng hiện nay, nhằm tăng cường quảng bá thương hiệu, gia tăng thị phần và đa dạng hố các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào việc tăng sức cạnh tranh của ngân hàng. Nếu như trước đây chỉ có khối ngân hàng thương mại cổ phần phát triển lĩnh vực ngân hàng bán lẻ với phân khúc thị trường là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hiện nay, với sự tham gia của các ngân hàng thương mại nhà nước và khối ngân hàng nước ngồi vốn có ưu thế mạnh về nguồn vốn, cơng nghệ hiện đại, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Một trong các dịch vụ ngân hàng bán lẻ được chú trọng phát triển là dịch vụ gửi tiết kiệm cá nhân. Với các hình thức huy động vốn khác nhau, các tổ chức tín dụng cạnh tranh nhau gay gắt trong việc thu hút nguồn vốn, thu hút khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân, để mở rộng thị phần. Nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, mới lạ, phong phú về kỳ hạn, về loại tiền gửi cũng như hình thức gửi tiền, lãi suất linh hoạt, hấp dẫn cùng các hình thức khuyến mãi có cơ cấu giải thưởng hấp dẫn đã thực sự thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Thêm vào đó, “văn hóa kinh doanh” ngày càng được các ngân hàng chú trọng, thái độ phục vụ khách hàng ân cần, chuyên nghiệp hơn,
thủ tục nhanh gọn hơn đã đem lại những tiện ích cho khách hàng đến giao dịch. Ngoài ra, ngân hàng cịn có nhiều chương trình cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn… ưu đãi về lãi suất lẫn kỳ hạn vay để khuyến khích người dân gửi tiền dài hạn, nhằm tạo sự linh hoạt hơn về nguồn vốn cho người dân khi gửi tiền tại ngân hàng. Những chính sách trên đã góp phần giúp các ngân hàng gia tăng nguồn vốn huy động trong dân cư khi lãi suất huy động vẫn liên tục giảm.
Bảng 2.1 - Vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM tính đến 31/12/2012
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012*
Tổng số vốn huy động 487.028 585.339 786.892 1.014.900 893.490 993.100
Chia theo loại ngân hàng
Ngân hàng thương
mại Nhà nước 158.073 179.995 204.839 226.030 263.701 305.875
Ngân hàng thương
mại cổ phần 239.418 305.873 468.604 655.500 512.952 541.240
Ngân hàng có vốn
đầu tư nước ngồi 89.537 99.471 113.539 133.370 116.837 145.985 Chia theo đối tượng gửi tiền
Tiền gửi dân cư 215.976 294.166 407.465 567.260 375.332 -
Tiền gửi tổ chức kinh
tế 263.950 278.416 365.266 431.540 501.245 -
Tiền gửi của khách
hàng nước ngoài 7.102 12.757 14.251 16.100 16.913 -
Chia theo loại tiền gửi
Bằng đồng Việt Nam 365.080 426.534 554.276 734.160 684.383 816.328
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012*
Tiết kiệm 144.783 198.157 259.881 354.320 317.596 413.062
Bằng ngoại tệ 121.948 158.805 232.706 280.740 209.107 176.772
Trong đó:
Tiết kiệm 38.258 51.488 66.340 89.630 57.736 -
Nguồn: Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh * Số liệu ước tính năm 2012 dựa trên các chỉ số do Cục thống kê TP. HCM công bố
Có thể thấy, giai đoạn từ năm 2007-2010, tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM liên tiếp tăng qua các năm và đạt đỉnh cao vào năm 2010, với tốc độ tăng bình quân 36,13%/năm. Tuy nhiên đến cuối năm 2011, nguồn vốn huy động giảm 11,96% so với thời điểm cùng kỳ năm trước, chủ yếu do tiền gửi tiết kiệm khu vực dân cư giảm mạnh. Riêng nguồn vốn huy động từ các ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn tiếp tục tăng 16,67%, trong khi nguồn vốn huy động từ các ngân hàng