3 Các biến nhân khẩu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 66)

Thơng tin Mã hóa

Độ tuổi

Dưới 18 tuổi 1

Từ 18 tuổi đến dưới 25 tuổi 2

Từ 25 tuổi đến dưới 40 tuổi 3

Từ 40 tuổi đến dưới 60 tuổi 4

Từ 60 tuổi trở lên 5 Giới tính Nam 0 Nữ 1 Thu nhập hàng tháng Dưới 5 triệu đồng 1

Từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng 2 Từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng 3

Từ 50 triệu đồng trở lên 4

Loại hình cơng ty/cơ quan đang cơng tác

Nhà nước 1 Cổ phần 2 Liên doanh 3 Tư nhân 4 Nước ngoài 5 Kinh doanh tự do 6 Chưa đi làm 7 Khác 8 Trình độ học vấn Từ THPT trở xuống 1 Cao đẳng 2 Đại học 3

Thơng tin Mã hóa

Sau đại học 4

2.2.1.6 Phạm vi cỡ mẫu

Đề tài mong muốn xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Đối tượng lấy mẫu của nghiên cứu là cá nhân đã hoặc đang gửi tiết kiệm tại một hay nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM. Thông qua hành vi của mẫu nghiên cứu trong việc tham gia gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần, đề tài rút ra những tác nhân ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng của đối tượng khách hàng cá nhân

Thơng thường, kích thước mẫu tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng. Trong phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis), kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair et al (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, và tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tổi thiểu là 5 quan sát. Trong nghiên cứu này, với số biến đo lường được đưa ra ban đầu là 33, số quan sát tối thiểu là 33x5=165. Nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair et al., 1998). Như vậy cỡ mẫu phải từ 165 trở lên.

Như vậy, mẫu lựa chọn đại diện cho tổng thể được xác định gồm các thành phần, phạm vi và thời gian sau:

- Thành phần: Cá nhân đã từng sử dụng hoặc chưa sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm tại các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM.

- Phạm vi: TP.HCM.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu 2.2.2.1 Độ hội tụ

Độ giá trị hội tụ (convergent validity) của thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Các tham số thống kê trong phân tích nhân tố khám phá bao gồm:

- Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thông qua giá trị thống kê Kaiser-Meyer-Olkin (KMO). Theo đó, trị số của KMO nằm trong khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp, ngược lại nếu trị số KMO nhỏ hơn 0,5 thì việc áp dụng phương pháp phân tích nhân tố khơng thích hợp với dữ liệu đang có. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H0: Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể

(Dẫn theo Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Số lượng nhân tố: Số lượng nhân tố được xác định dựa vào chỉ số eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mơ hình nghiên cứu

(Dẫn theo Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Phương sai trích (variance explained criteria): Tổng phương sai trích phải lớn hơn 50% (Nunnally & Bernstein, 1994, trích từ Nguyễn Thị Mai Trang & Nguyễn

Đình Thọ, 2009).

- Độ giá trị hội tụ: Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số chuyển tải nhân tố (factor loading – còn gọi là trọng số nhân tố) lớn nhất của mỗi biến quan sát phải lớn hơn hoặc bằng 0,5. (Hair &ctg, 1998)

2.2.2.2 Đánh giá thang đo

Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo, có nghĩa là phương pháp đo lường đó khơng có sự sai lệch mang tính hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều kiện đầu tiên là thang đo áp dụng phải đạt độ tin cậy. Độ tin cậy của thang

đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item-total correlation).

- Thang đo có độ tin cậy đáng kể khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7 ; thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến 1 thì thang đo lường là tốt (Dẫn theo

Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao, sự tương quan của biến với các biến khác trong nhóm càng cao, theo Nunally & Burnstein

(1994) thì các biến có hệ số tương quan biến tổng phải từ 0,3 trở lên.

2.2.3 Kết quả nghiên cứu

2.2.3.1 Thống kê mô tả dữ liệu

a. Mẫu dữ liệu nghiên cứu

Bảng câu hỏi được gửi đến đối tượng lấy mẫu qua 2 hình thức là gửi bảng khảo sát trực tuyến qua thư điện tử, qua mạng xã hội và phát trực tiếp bảng khảo sát đến tay khách hàng. Trong số 88 câu trả lời nhận được từ bảng khảo sát trực tuyến, có 13 câu trả lời bị loại vì đối tượng khảo sát chưa từng sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM, còn lại 75 phiếu khảo sát hợp lệ. Bên cạnh đó, có 200 bảng câu hỏi được phát trực tiếp tại Sở giao dịch ngân hàng Á Châu, Sở Giao dịch ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Techcombank Chợ Lớn, Ngân hàng Đông Á chi nhánh Quận 10, SCB chi nhánh Cống Quỳnh, và một số đối tượng khảo sát khác. Kết quả thu được là 163 bảng trả lời (tỷ lệ hồi đáp 81,5%) trong đó có 19 bảng bị loại do có q nhiều ơ trống, hoặc câu trả lời không hợp lệ nên còn lại 144 bảng đạt yêu cầu. Như vậy, tổng số mẫu hợp lệ thu thập được là 219 mẫu, thỏa điều kiện cỡ mẫu phải từ 165 trở lên

b. Thống kê mơ tả biến định tính

Về độ tuổi (Phụ lục C.1)

Với mẫu có số lượng được đưa vào khảo sát là 219 đơn vị thì kết quả cho thấy mẫu chủ yếu tập trung ở lứa tuổi 25 đến dưới 40 tuổi (chiếm 45,7%). Đây là nhóm tuổi thường đã ổn định trong cơng việc, bắt đầu có thu nhập tích lũy để gửi tiết kiệm, đồng thời nhóm tuổi này cũng dễ tiếp cận với những thay đổi của cơng nghệ. Tiếp theo đó là nhóm tuổi từ 18 đến dưới 25 tuổi (29,7%) và từ 40 tuổi đến dưới 60 tuổi (19,2%),

Về giới tính (Phụ lục C.2)

Khơng có chênh lệch đáng kể giữa thành phần giới tính trong mẫu khảo sát, trong đó nam chiếm tỷ trọng 47,9% và nữ chiếm 52,1% mẫu quan sát.

Về thu nhập và loại hình cơng ty, cơ quan khách hàng đang làm việc (Phụ lục C.3 và C.4)

Trong mẫu 219 quan sát, phần lớn khách hàng có thu nhập từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng (chiếm 52,5%), Theo sau là mức thu nhập từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng và mức thu nhập dưới 5 triệu đồng (chiếm tỷ trọng lần lượt là 32,4% và 15,1%). Có 78 khách hàng hiện đang làm việc tại các công ty cổ phần (chiếm 35,6%) và 63 khách hàng được khảo sát (28,8%) làm trong các cơ quan Nhà nước, còn lại phân tán cho các loại hình cơ quan khác như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài…

Về trình độ học vấn (Phụ lục C.5)

Phần lớn khách hàng được khảo sát có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, chỉ có 0,9% mẫu có trình độ học vấn trung học phổ thơng hoặc dưới trung học phổ thông.

Biểu đồ 2.6 - Thống kê về ngân hàng thương mại cổ phần được đối tượng khảo sát lựa chọn để gửi tiết kiệm

Biểu đồ cho thấy ACB, Eximbank, Sacombank, Đông Á và Techcombank được đối tượng tham gia khảo sát lựa chọn nhiều nhất khi có nhu cầu gửi tiết kiệm.

c. Thống kê mô tả biến định lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)