2.2 Phân tích tầm quan trọng của các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân
2.2.1.2 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thiết lập dựa theo quy trình do Nguyễn Đình Thọ (2007) đưa ra, bao gồm 2 bước chính: (1) Nghiên cứu định tính; (2) Nghiên cứu định lượng.
a. Nghiên cứu định tính
Thang đo sơ bộ được xây dựng trên cơ sở kết quả các nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện tại các nước (Bảng 1.2). Tuy nhiên, do có sự khác nhau về văn hóa, mức độ phát triển kinh tế, hệ thống ngân hàng và đặc điểm của đối tượng khảo sát nên có thể các thang đo đã được thiết lập tại các nước chưa thật sự phù hợp với Việt Nam, cụ thể là tại TP.HCM. Vì vậy, thang đo cần được đánh giá, điều chỉnh và bổ sung thông qua kỹ thuật phỏng vấn tay đôi với đối tượng khảo sát là nhân viên ngân hàng và khách hàng cá nhân đã hay đang sử dụng sản phẩm dịch vụ gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM nhằm khẳng định các khách hàng này hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của từ ngữ của các phát biểu trong thang đo. Thang đo sau khi điều chỉnh và bổ sung trở thành thang đo chính cho nghiên cứu định lượng chính thức.
b. Nghiên cứu định lƣợng
Sau khi đã điều chỉnh bộ thang đo sơ bộ từ nghiên cứu định tính, thang đo chính thức được hình thành và dùng để nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu này dùng để kiểm định thang đo, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của
các đối tượng khảo sát và đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố đã xác định. Trong nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng này, các thang đo được đánh giá thơng qua hai cơng cụ chính: (1) phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) và (2) hệ số tin cậy Cronbach Alpha.
Quy trình nghiên cứu được tóm tắt như sau:
Hình 2.2 – Quy trình nghiên cứu tầm quan trọng của các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại TP.HCM
Cơ sở lý thuyết Thang đo sơ bộ
Nghiên cứu định tính
- Phỏng vấn tay đôi
- Số lượng tham gia: 10 người
Điều chỉnh thang đo
Thang đo chính thức Nghiên cứu
định lượng (219 mẫu)
- Loại biến quan sát có trọng số nhân tố nhỏ hơn 0,5
- Kiểm định KMO và Barlett
- Kiểm tra phương sai trích Phân tích nhân tố
khám phá (EFA)
Kiểm định Cronbach’s Alpha
- Loại biến quan sát có hệ số tương quan nhỏ hơn 0,3
- Kiểm tra hệ số alpha
Kiểm định Friedman - Xếp hạng nhân tố theo tầm quan trọng giảm dần
Tiến độ nghiên cứu: Bƣớc Dạng nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu Kỹ thuật nghiên cứu Cỡ mẫu Thời gian thực hiện
1 Sơ bộ Định tính Phỏng vấn tay đơi 10 7/2013 2 Chính thức Định lượng Lấy mẫu trực tiếp 219 8/2013 – 9/2013