Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại các NHTM VN hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPBANK) (Trang 36)

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL TẠI CÁC NHTM VN

2.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại các NHTM VN hiện nay

2.2.2.1. Tình hình thị trường ngân hàng năm 2012

Lãi suất điều hành, lãi suất huy động và cho vay giảm mạnh

Kể từ khi trần lãi suất huy động được áp dụng ở mức 6%/năm cho kỳ hạn dưới 1 tháng và 14%/năm cho kỳ hạn trên 1 tháng được áp dụng từ cuối năm 2011, trần lãi suất huy động đã giảm mạnh từ 4% - 6% trong năm 2012 cho các kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn dưới 1 tháng giảm xuống mức 2%/năm, kỳ hạn 1 – 12 tháng là 8%/năm trong khi trần lãi suất kỳ hạn trên 1 năm đã được dỡ bỏ. Xu hướng giảm của lạm phát trong năm 2012 là cơ sởchính cho việc giảm trần lãi suất huy động. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất này chủ yếu là đối với kỳ hạn ngắn còn lãi suất kỳ hạn dài vẫn ở mức cao từ 10% - 12%/năm. Điều này một mặt cho thấy được mức lãi suất cao ở các kỳ hạn dài vẫn tiềm ẩn rủi ro chi phí, một mặt cho thấy các ngân hàng muốn duy trì một sự hấp dẫn nhất định để dự phòng vấn để thanh khoản cuối năm. Bên cạnh việc điều chỉnh trần lãi suất huy động, NHNN đã khuyến khích các NHTM giảm lãi suất cho vay với việc áp trần lãi suất cho vay ở mức 15%/năm trong 4 lĩnh vực thiết yếu và các khoản vay cũ kể từ giữa năm 2012. Theo đà giảm của lãi suất huy động, lãi suất cho vay kỳ hạn ngắn của hầu hết các ngân hàng cũng đã được điều chỉnh và ở mức từ 9% – 13%/năm vào thời điểm cuối năm, tuy nhiên lãi suất cho vay kỳ hạn dài vẫn còn ở mức cao từ 15% - 17%/năm.

Sau khi tăng trưởng âm trong suốt 5 tháng đầu năm, tín dụng bắt đầu dương trở lại từ tháng 6 với tốc độ tăng chậm. Tính đến hết năm 2012 tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 7% vào cuối năm, không khả quan như mong đợi và thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,9% của năm 2011. Trong khi đó, huy động lại tăng trưởng mạnh mẽ và đạt mức 20,29%, cao gấp đôi mức tăng 9,89% của năm 2011 mặc dù lãi suất liên tục giảm. Tình hình kinh tế khó khăn, hàng tồn kho lớn khiến sản xuất bị thu hẹp trong khi nợ xấu ngân hàng tăng cao là yếu tố chính khiến cho cả doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại thận trọng hơn trong việc đi vay và cho vay mặc dù lãi suất giảm khá mạnh.

Biểu 2.1. Biến động lãi suất và mức tăng trƣởng tín dụng năm 2012

Nguồn: Báo cáo vĩ mô năm 2012 của VCBS [25]

Tuy nhiên, mức tăng trưởng tín dụng tại các NHTM lớn được kỳ vọng vẫn ở mức cao khi các ngân hàng có nhiều khoản vay liên quan đến dự án của Chính phủ và các gói hỗ trợ trong khi tín dụng của các NHTM khác tăng với mức độ chậm do chủ yếu tập trung thu hồi nợ xấu, việc giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng mới là tác nhân chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, việc giải quyết bài toán nợ xấu (khoảng 200 nghìn tỷ đồng, tương đương với 8,8% - 10% tổng dư nợ tính đến tháng 10/2012) và tăng trưởng tín dụng khơng hề đơn giản vì áp lực e sợ nợ xấu có thể khiến các ngân hàng cẩn trọng hơn trong việc giải ngân tín dụng, và tín dụng sẽ khó có thể tăng trưởng mạnh mặc dù tỷ lệ nợ xấu theo đó có thể giảm.

Hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng khá sôi động với việc chú trọng tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính là một trong 3 lĩnh vực trọng điểm trong q trình tái cơ cấu nền kinh tế. Chính vì vậy,

trong năm 2012, theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015, nhiều ngân hàng đã triển khai các hoạt động tái cơ cấu. Việc tái cấu trúc này được chia làm hai nhóm chính: (1) nhóm những ngân hàng nhà nước như Agribank, BIDV,… đã và đang tiến hành cổ phần hóa hoặc trình phương án tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động, (2) nhóm những ngân hàng hoạt động yếu kém bị NHNN giám sát thực hiện buộc phải tái cơ cấu. Trong số 9 ngân hàng thuộc diện giám sát của NHNN, đã có 4 ngân hàng thực hiện tái cơ cấu thơng qua hình thức sáp nhập tự nguyện như NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sáp nhập với NHTMCP Nhà Hà Nội (HBB) thành SHB; NHTMCP Đệ Nhất sáp nhập với NHTMCP Sài Gịn và NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa thành NHTMCP Sài Gịn (SCB). Thêm vào đó, 4 trong 5 ngân hàng còn lại (Nam Việt – NVB, Phương Tây, Đại Tín, Tienphongbank, GP bank) cũng đã được phê duyệt đề án tái cấu trúc. Hoạt động tái cơ cấu các ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2013, tuy nhiên, vẫn cịn rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng đang tái cấu trúc và phải tái cấu trúc, cũng như cho hệ thống ngân hàng nói chung khi vấn đề nợ xấu chưa được giải quyết.

2.2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại các NHTM VN hiện nay

Những năm gần đây, trước thực trạng tốc độ tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu chững lại và áp lực cạnh tranh ngày một khốc liệt, các ngân hàng Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ. Hầu hết các ngân hàng đều đang chuyển hướng chiến lược sang chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng. Doanh thu đến từ mảng dịch vụ hiện chiếm 20 – 30% tổng doanh thu của ngành ngân hàng, trong khi năm 2011 con số này chỉ là 15 – 20%. Áp lực cạnh tranh khiến các ngân hàng tăng cường đầu tư về công nghệ ngân hàng nhằm mở rộng mạng lưới kênh phân phối và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Bên cạnh đó, với tỷ lệ gần 40% người dân sử dụng Internet thường xuyên, trên 3,5 triệu người dùng điện thoại di động thông minh và 15,5 triệu thuê bao cố định, Việt Nam được xem là thị trường có tiềm năng lớn cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính cơng nghệ cao. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức khi khách hàng đặt nhiều kỳ vọng hơn vào chất lượng dịch vụ. Thách thức trên địi hỏi nỗ lực mạnh mẽ từ phía ngân hàng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro, gia tăng các tính năng

cho sản phẩm dịch vụ thơng qua các phương thức thanh tốn tiện lợi, kênh dịch vụ đa dạng, hiện đại, và dịch vụ chất lượng cao.

Có thể nhận thấy chưa khi nào hệ thống ngân hàng lại gặp khó khăn nhiều như hiện nay khi doanh nghiệp – khách hàng chính phá sản hàng loạt, sản xuất đình đốn; thị trường bất động sản - kênh “tiêu thụ” lượng lớn tín dụng cũng đang vùng vẫy để trả nợ ngân hàng. Đặc biệt, khối ngân hàng nhỏ phải đối mặt với khó khăn trong huy động vốn khi tiếp tục giảm trần lãi suất, nâng cao năng lực tài chính (Nghị định 141/2006/NĐ-CP đặt ra lộ trình tăng vốn pháp định của các ngân hàng lên mức 5.000 tỷ đồng vào năm 2012 và mức 10.000 tỷ đồng vào 2015).

Trong khi đó, mặc dù những quy định hạn chế đối với ngân hàng nước ngoài (vốn điều lệ, tổng tài sản, thời hạn, hình thức, lĩnh vực hoạt động) đã được dỡ bỏ vào năm 2011 theo lộ trình sau khi Việt Nam gia nhập WTO song do kinh tế thế giới cịn khó khăn nên mức độ phát triển của các ngân hàng ngoại từ 2011 tại Việt Nam vẫn cịn ì ạch. Trong bối cảnh đó, một ngân hàng hiện đại phải đạt tỷ trọng doanh thu khoảng 50% từ các dịch vụ ngân hàng tự động, hiện đại và chỉ còn lại 50% doanh thu từ hoạt động truyền thống như tín dụng.

Chính vì những lý đó mà nhiều NHTM đã "âm thầm" nâng cao năng lực công nghệ, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng trực tuyến nhằm tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng, nhất là khách hàng tiềm năng được săn đón ráo riết với nhiều dịch vụ khuyến mại. Dự báo từ năm 2012, giữa các ngân hàng tại Việt Nam sẽ diễn ra sự cạnh tranh gay gắt hơn về các mảng như ngân hàng bán lẻ, kinh doanh vốn, ngoại tệ…, đồng thời tung ra dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng 24/24 giờ.

Có thể nói hàng loạt cơng nghệ tiên tiến cho một ngân hàng tự động như dịch vụ huy động vốn qua giao dịch gửi tiền, máy thu đổi ngoại tệ… đã và đang về Việt Nam. Các ngân hàng muốn mở rộng sẽ khơng khó về mặt cơng nghệ, cái chính là sự chấp nhận từ phía khách hàng. Muốn phát triển thành ngân hàng tự động, các ngân hàng cần phát triển hệ thống CNTT một cách mạnh mẽ và bài bản. Cụ thể, việc đầu tư vào hệ thống Core Banking, e-Banking trong đó có hệ thống Financial Switching bao gồm các tiện ích Mobile Banking, Internet Banking, POS (điểm chấp nhận thẻ), ATM, Recycler… để mang đến những dịch vụ, tiện ích phong phú cho doanh nghiệp và người dùng là điều cần thiết.

Trong khi hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng đã được tin học hoá, tự động hoá như: chuyển tiền điện tử, thẻ thanh toán và rút tiền tự động ATM, Mobile Banking, Internet Banking... Nhưng để thay đổi thói quen sử dụng và tạo được tâm lý an tâm nơi khách hàng là cả một quá trình lâu dài khi mà hoạt động của tội phạm mạng, tội phạm tài chính ngày càng phức tạp. Thói quen thanh tốn khơng dùng tiền mặt sẽ còn trở ngại khi người dân dù có thẻ thanh tốn cũng chưa thể thanh tốn, đơn giản nhất là có thẻ ATM mà cũng khơng thể rút tiền dễ dàng mỗi dịp lễ Tết. Lý do thì nhiều từ ATM hết tiền, máy hỏng, mất điện cho tới những lý do hết sức “khó hiểu” là các ngân hàng khơng chịu thanh tốn cho nhau dù đã có thỏa thuận liên minh hệ thống.

Có một thực tế khơng thể phủ nhận là mặc dù dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ trực tuyến nở rộ nhưng khách hàng vẫn chưa thực sự tin ngân hàng vì hàng loạt các vụ “lạm quyền trong khi thi hành công vụ” được phanh phui gần đây. Có thể thấy lo lắng với lỗ hổng bảo mật công nghệ đã khiến các ngân hàng rất trăn trở, thêm vào đó việc kiểm sốt rủi ro nội bộ cũng không hề đơn giản. Qua những vụ việc này, các ngân hàng sẽ phải tăng cường kiểm sốt nội bộ thơng qua cơ chế kiểm tra chéo, giám sát lẫn nhau. Chỉ có như vậy, mới tránh được cả rủi ro cho chính ngân hàng. Và để có được năng lực bảo mật tối ưu, các ngân hàng càng cần phải sử dụng đồng bộ những công nghệ như Firewall, mã hóa giao dịch, có cơng cụ phát hiện thiết bị lạ, truy xuất các bo mạch, thiết bị giám sát và báo động và các công nghệ chống phá hủy, chống lấy trộm thông tin giao dịch, lấy thông tin từ thẻ…

Mặc dù số lượng phát hành thẻ ATM tăng cao (42 triệu thẻ, nếu chia bình quân gần 50% dân số Việt Nam có thẻ ATM), nhưng sự phân bố lại khơng đồng nhất, có cá nhân có 3-4 thẻ thanh tốn, trong khi tại các vùng nơng thơn thì thẻ ATM vẫn cịn là thứ xa lạ. Chính vì vậy, dù bình qn 2 đầu người có 1 thẻ ngân hàng nhưng số người thực sở hữu mới chiếm 22% dân số. Theo lãnh đạo NHNN, ngành ngân hàng đang phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đạt 35-40% dân số; nâng số điểm chấp nhận thanh toán lên 250.000 POS với số lượng trên 200 triệu giao dịch/năm.

Xu hướng liên kết với các trung tâm mua sắm, siêu thị, các hãng sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng của các ngân hàng ngày càng nở rộ. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, việc kích cầu qua thẻ tín dụng bằng các chương trình ưu

đãi giảm giá sản phẩm dịch vụ hoặc hoàn tiền dường như đã “đánh trúng” vào tâm lý của người tiêu dùng và được hầu hết các ngân hàng triển khai một cách triệt để.

Ngân hàng Quốc tế (VIB) từ trung tuần tháng 8 tới nay đã triển khai một loạt các chương trình ưu đãi khi khách hàng thanh tốn bằng thẻ VIB như: tuần lễ vàng Sharp tại Nguyễn Kim với việc giảm giá 10% các sản phẩm sau khi đã trừ hết khuyến mãi khác của nhà phân phối; giảm giá 30% khi mua hàng thời trang tại WareHouse Parkson; giảm tới 50% khi đi du lịch tại Singapore...

Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) thì giảm giá tới 90% cho các chủ thẻ của nhà băng này khi mua sắm hàng thời trang tại Tòa nhà Pacific Lý Thường Kiệt (Hà Nội). Ngân hàng Á Châu (ACB) kết hợp với trang web thương mại điện tử cungmua để giảm giá cho khách hàng lên tới 90%.

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nơng thơn (Agribank) tung ra chương trình khuyến mại cho khách hàng thanh tốn thẻ khơng chỉ qua du lịch, xem phim mà còn cả ở một số trung tâm thương mại như siêu thị như Fivimart, Trung tâm Thương mại SaiGon Center,…

Việc kết hợp với nhà phân phối và sản xuất để kích cầu đối với các khách hàng sử dụng thẻ được Ngân hàng Công Thương (Vietinbank) tận dụng triệt để hơn khi áp dụng cho từ siêu thị như Co.opmart, Nguyễn Kim, Pico, hàng Samsung/LG đến mua vé máy bay của Vietnam Airline hoặc giảm giá trị hóa đơn thanh tốn tiền điện,…

BIDV cũng khơng đứng ngồi cuộc khi áp dụng ưu đã cho chủ thẻ mua sắm tại Siêu thị Hiway Supercenter, tại hệ thống các cửa hàng thời trang cao cấp Bốn mùa, Valentino, Moschino và Itamoda.Các ngân hàng nước ngoài được nhiều người đánh giá là có xu hướng đẩy mạnh ở mảng tiêu dùng qua thẻ hơn như Standard Chartered khi khuyến mại trực tiếp vào ví tiền của khách hàng với các chương trình nhận lại 5% tiền mặt hay HSBC với chương trình nhận ngay phiếu mua hàng tại siêu thị Fivimart,…

Các ngân hàng cịn khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ bằng chương trình khuyến mãi dựa trên doanh số giao dịch của khách hàng như tại ACB hay Vietcombank Quảng Ngãi…Ngoài ra, khi khách hàng mở mới tài khoản thẻ, các nhà băng cũng dùng nhiều ưu đãi như miễn phí mở tài khoản và bốc thăm trúng

thưởng (VIB, Techcombank), thậm chí là tặng quà ngay cho khách hàng (ACB, với khách hàng có tài khoản lương tại nhà băng này).

Bức tranh về thị trường NHBL của Việt Nam đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong vòng 3 - 5 năm qua. Tất cả các NHTM trong nước và nước ngoài đều cung cấp đầy đủ từ các dịch vụ NH thường nhật cho đến các hình thức tài khoản tiết kiệm, tài khoản tiền gửi, cho vay mua nhà, cho vay cá nhân và thẻ tín dụng. Có thể nói các sản phẩm và dịch vụ hiện nay đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu cơ bản của các khách hàng. Những động thái trên cho thấy các NH đang cố gắng đầu tư bài bản chuẩn bị cho giai đoạn phát triển của dịch vụ NHBL, nhưng cho đến nay họ vẫn cịn loay hoay với những khó khăn chủ quan lẫn khách quan.

Về mặt chủ quan, lúc này, trên 50% doanh thu của các ngân hàng đến từ các thành phố lớn. Nhưng thực tế hệ thống sản phẩm và dịch vụ NHBL của các NH vẫn chưa đa dạng, chưa có sự khác biệt. Khả năng tài chính cịn yếu cũng là một hạn chế của NH. Về tác động khách quan thì hiện tại ngành thương mại điện tử tại Việt Nam còn rất non trẻ. Điều này đã làm hạn chế khả năng phát triển của hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Tỉ trọng tiền mặt được sử dụng trong thanh toán so với tổng phương tiện thanh toán tại Việt Nam vẫn ở mức cao, 14% năm 2012; trong khi tại Trung Quốc tỉ lệ này khoảng 10% và Thái Lan chỉ 7%. Bên cạnh đó, chỉ mới có khoảng 22% dân số Việt Nam tham gia vào thị trường NHBL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPBANK) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)