Quản trị nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPBANK) (Trang 64 - 67)

2.3. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NHTMCP VIỆT

2.3.7 Quản trị nhân sự

Đến hết 31/12/2012, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là hơn 4.000 cán bộ nhân viên, hơn 92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80% cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học. Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự. VPBank thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo trong và ngồi nước nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên.

Cơ cấu tổ chức của VPBank tiếp tục thực hiện theo mơ hình khối và ngày càng được hoàn thiện và nâng cao vai trò hỗ trợ cho các đơn vị kinh doanh. Trong thời gian qua, xét trong mối tương quan với các NH khác, kết quả kinh doanh và tăng trưởng đang cịn chậm hơn một số đối thủ cạnh tranh, vì vậy VPBank cần có những cải tiến mạnh dạn để đưa VPBank vào một quỹ đạo phát triển nhanh hơn và đáp ứng mong muốn hơn nữa là dẫn đầu thị trường. Dự án chuyển đổi với sự hỗ trợ của cơng ty tư vấn McKinsey đã chính thức khởi động từ ngày 15/11/2010. Đây là dự án lớn mang tính chiến lược, đột phá, có tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực hoạt động của NH, giúp xây dựng và kiện toàn bộ máy hoạt động, xây dựng một mơ hình cơ cấu tổ chức hiện đại, phân định rõ ràng giữa các bộ phận kinh doanh và bộ

phận hỗ trợ, xây dựng các cơ chế báo cáo hợp lý và đảm bảo trách nhiệm giải trình về kết quả kinh doanh, phát hiện và bồi dưỡng cán bộ tiềm năng cho các cấp, xây dựng chương trình đào tạo và phát triển phù hợp để chuẩn bị cho mở rộng mạng lưới và sự phát triển lâu dài. Dự án nhằm tái cấu trúc toàn bộ hệ thống NH, để sau khi chuyển đổi thành công sẽ nâng cao chất lượng, hiệu suất cũng như quy mô hoạt động, đưa VPBank lên một tầm cao mới.

Năm 2012 đánh dấu những nỗ lực lớn của VPBank trong việc xây dựng và đưa vào vận hành thành công các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi tạo nền tảng bền vững để hỗ trợ phát triển kin h doanh nhằm đạt các tham vọng của NH trong giai đoạn 2012 - 2017. Hệ thống Quản lý hiệu quả làm việc (PMS) và Lương thưởng là một trong những sáng kiến Nhân sự trọng tâm, đã được truyền thông và triển khai rộng rãi trong năm 2012. Đây là bước khởi đầu quan trọng nhằm xây dựng và áp dụng các mơ hình và hệ thống quản trị nhân sự tiên tiến, phù hợp góp phần dần nâng cao lợi thế cạnh tranh về con người của VPBank.

Điểm khác biệt lớn nhất của Hệ thống Quản lý hiệu quả làm việc mới được triển khai không chỉ là việc tạo sự cam kết của mọi cá nhân với tổ chức thông qua việc xây dựng các mục tiêu chuẩn (KPI/Balance Scorecard ), có liên đới chặt chẽ với các mục tiêu chiến lược của các đơn vị và của tồn ngân hàng, mà cịn cho phép đánh giá hiệu quả làm việc đến từng cá nhân trong các chu kỳ hoạt động (giữa năm và cuối năm) một cách cơng bằng , có so sánh tương quan giữa các cấp bậc và phải đảm bảo tuân thủ tỷ lệ phân bổ xếp loại hiệu quả làm việc theo chuẩn “hình chng” của tồn NH.

Hệ thống Lương thưởng mới tiếp cận theo hướng đưa ra các giải pháp cạnh tranh tổng thể về các chế độ đãi ngộ : bằng tiền mặt (lương trả cho vị trí cơng việc , thưởng thành tích kinh doanh, các loại trợ cấp theo tính chất cơng việc , yếu tố vùng miền…) hay bằng các chương trình phúc lợi n gắn và dài hạn, cho cán bộ nhân viên và cho gia đình. Việc triển khai Bảo hiểm Y tế “Aon Care” đã được cán bộ nhân viên Ngân hàng đánh giá cao và hưởng ứng rất tốt.

Năm 2012 cũng là năm VPBank đạt được những thành tích đáng ghi nhận trong việc thu hút nhân tài từ các nguồn khác nhau để phát triển tổ chức đến một qui mô lớn với hơn 4.000 cán bộ nhân viên - tăng trưởng hơn 30% như ngày hôm nay. Mấu chốt của thành cơng này là việc tập trung hồn thiện quy trình tuyển dụng

và nâng cao chất lượng kênh tuyển dụng cũng như kỹ năng phỏng vấn nhằm sàng lọc để có được các ứng viên phù hợp nhất cho các vị trí từ lãnh đạo, quản lý đến các vị trí chun viên, nhân viên trên tồn hệ thống, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nguồn lực phục vụ chiến lược kinh doanh. Bên cạnh trọng tâm xây dựng các hệ thống nền tảng, lãnh đạo VPBank cịn có chiến lược rất rõ ràng cho việc xây dựng VPBank trở thành ngôi nhà thứ hai của cán bộ nhân viên.

Năm 2012 dưới sự bảo trợ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, VPBank đã triển khai bộ 6 giá tri ̣ cốt lõi trong toàn tổ chức: 1) Khách hàng là trọng tâm; 2) Hiệu quả; 3) Tham vọng; 4) Phát triển con người; 5) Tin cậy; 6) Tạo sự khác biệt. Các chương trình truyền thơng , các cuộc thi tìm hiểu về giá tri ̣ cốt lõi , cùng các hoạt động vì cộng đồng đã được khuyến khích và đẩy mạnh , góp phần kết nối các thành viên của gia đình VPBank nhằm xây dựng một mơi trường làm việc lý tưởng , chuyên nghiệp, có đi ̣nh hướng nghề nghiệp rõ ràng tạo ra sự hấp dẫn và khác biệt của VPBank so với các đối thủ khác.

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 của VPB [32]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPBANK) (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)