2.3. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NHTMCP VIỆT
2.3.1 Qui mô hoạt động
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh trước đây), viết tắt là VPBank, được thành lập ngày 12/8/1993. Sau gần 20 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 5.770 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 205 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 4.000 cán bộ nhân viên. Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey . Với chiến lược này , VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường.
Biểu 2.2. Tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: Kênh thơng tin kinh tế [41]
Biểu 2.3. Vốn điều lệ của các NHTMCP Việt Nam
Như vậy VPBank đứng thứ 10 về tổng tài sản và vốn điều liệu trong các NHTMCP Việt Nam.
Với mục tiêu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô, năm 2012, tổng tài sản hợp nhất của VPBank đạt 102.576 tỷ đồng, tăng gần 20.000 tỷ, tương ứng tăng 24% so với cuối năm 2011. Tăng trưởng tổng tài sản chủ yếu do đóng góp từ tăng trưởng cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư và tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác.
Trong năm 2012, VPBank đã tiến hành tăng vốn điều lệ từ 5.050 tỷ đồng lên 5.770 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận giữ lại. Việc tăng vốn đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên của VPBank đồng thuận , nhằm đưa nguồn vốn của VPBank tăng trưởng phù hợp với quy mô phát triển và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của Ngân hàng. Điều đó cũng thể hiện quyết tâm và cam kết của các cổ đông trong việc hỗ trợ chiến lược dài hạn của VPBank nhằm trở thành 1 trong 5 NHTMCP hàng đầu Việt Nam và 1 trong 3 NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Bảng 2.1. Lợi nhuận năm 2012 của VPBank
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện 2012 Tỷ lệ hoàn thành
1 Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.300 853 65%
2 Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 976 644 66%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 của VPB [32]
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2012 đạt 853 tỷ đồng, giảm 212 tỷ đồng, tương đương giảm 20% so với năm 2011. Năm 2012 là năm đặc biệt khó khăn với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng . Hoạt động kinh doanh của VPBank cũng khơng nằm ngồi bối cảnh chung đó . Mặt khác, việc tăng cường đầu tư vào hệ thống cơ sở nền tảng là mục tiêu không thể thiếu trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi , cũng làm cho mức chi phí hoạt động và đầu tư tăng cao . Những yếu tố này đã dẫn đến lợi nhuận và khả năng sinh lời giảm đi trong năm 2012. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) giảm từ14% trong năm 2011 xuống cịn 10% trong năm 2012. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động thuần tăng lên 62% từ mức 52% của năm 2011. Đồng thời, lãi
cơ bản trên một cổ phiếu đạt 1.115 đồng, giảm 505 đồng so với mức 1.620 đồng của năm 2011.
Tuy nhiên, khả năng sinh lời suy giảm ngắn hạn đang được bù đắp bởi một cơ cấu vốn - tài sản vững mạnh hơn và một hệ thống hoạt động an toàn hơn, thể hiện qua các tỷ lệ cho vay/huy động thấp hơn, tỷ lệ an tồn vốn cao hơn và tỷ lệ trích lập dự phịng tăng lên so với năm 2011. Điều này cũng phù hợp với ưu tiên của Hội đồng quản trị và Ban Điều hành VPBank trong năm 2012, đó là tăng tính an tồn trong hoạt động ngân hàng và tăng cường xây dựng hệ thống nền tảng nhằm củng cố hệ thống quản trị nội bộ, tạo nền tảng để VPBank bứt phá trong những năm tiếp theo và hoàn thành chiến lược phát triển dài hạn của VPBank giai đoạn 2012 - 2017.