Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2020 (Trang 30 - 32)

8. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm của một số nước và rút ra bài học đối với Việt Nam về

1.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một là: Nhật Bản thực hiện chủ trương coi giáo dục là công việc không thể thiếu

được đối với hạnh phúc và thành đạt xã hội của mỗi cá nhân.

Hai là: Để đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa giáo dục, những thập niên gần đây Nhật

Bản tiến hành cải cách giáo dục từ nội dung, chương trình, giáo viên và sách giáo

khoa, trong đó nhấn mạnh nội dung giáo dục trong nhà trường phải hữu ích với

cuộc sống hàng ngày, phát huy tính sáng tạo và tạo sự hứng thú cho học sinh nhằm mục tiêu cuối cùng là phục vụ sự phát triển của Khoa học – Công nghệ, phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội.

Ba là: Đồng thời với việc phát triển Giáo dục & đào tạo để đào tạo Nguồn nhân

lực có trình độ cao trong tất cả các lĩnh vực, Nhật Bản rất chú trọng bồi dưỡng Nguồn nhân lực quản lý. Trong những năm gần đây, Nhật Bản đang tiến hành công tác đào tạo và bồi dưỡng quan chức Nhà nước theo một quy trình hết sức

chặt chẽ. Hàng năm Viện Nhân sự chọn từ 5-6 vạn sinh viên năm thứ tư và chọn lấy 1000 sinh viên loại I (đa số các sinh viên này đều học tại các trường Đại học

Tổng hợp hoặc ĐH Kinh tế Tokyo) để đào tạo cán bộ quản lý cho các bộ ngành. Số sinh viên này sau khi tốt nghiệp được tập sự từ 1-3 năm, nếu phấn đấu xuất sắc

được đi học ở nước ngoài 2-3 năm, sau đó về nước làm nhóm trưởng 2 năm,

những người xuất sắc được đề bạc làm giám đốc một cơ quan nhỏ khoảng 1 năm với trách nhiệm độc lập; những người xuất sắc nhất trong số này được đề bạt làm

phó trưởng phịng, rồi làm trưởng phịng 10 năm (5 nơi), trong thời gian này họ sẽ

tham gia q trình xây dựng các chính sách… Như vậy từ khi phát hiện một sinh viên xuất sắc mới ra trường cho đến khi được đề bạt lên một vị trí nào đó trong bộ máy quản lý của chính phủ phải trải qua rất nhiều cấp, giữ nhiều chức vụ khác

nhau và đi từ cơ sở đến trung ương với thời gian khoảng trên 20 năm. Với cách

lựa chọn, bồi dưỡng, rèn luyện thử thách như vây, hầu hết cán bộ khoa học và quản lý đều có chuyên mơn và nghiệp vụ rất cao, vừa có lý luận và có thực tiễn nên làm việc rất có hiệu quả.

Bốn là: Một nguyên tắc được áp dụng khá phổ biến và dường như thành thông lệ

ở Nhật Bản là việc tuyển dụng dài hạn đối với những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước và đã làm cơng chức Nhà nước thì phải biết nhiều việc. Điều có

nghĩa là khi một người đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tuyển dụng thì sẽ được tuyển vào làm việc suốt đời trong các cơ quan nhà nước. Sau khi được tuyển dụng, Nhật Bản thực hiện biện pháp giao những cơng việc khó khăn phức tạp để thử thách rèn luyện cán bộ trẻ, giúp họ nhanh chóng trưởng thành, giáo dục tinh thần tận tụy trong công việc, tính kỷ luật cao.

Năm là: Đối với các trí thức làm việc tại các doanh nghiệp, Nhật Bản thực hiện

chính sách trả lương rất cao cho các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật có trình độ

cao. Ngoài lương Nhật Bản thực hiện chế độ khen thưởng tùy theo giá trị sáng

kiến, cải tiến kỹ thuật, nhất là những người có bằng phát minh sáng chế, tất cả những người đóng góp sáng kiến đều có tiền thưởng ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào giá trị được áp dụng trong cuộc sống và sản xuất.

Sáu là: Nhật Bản tăng số học bổng để thu hút cán bộ trẻ có triển vọng sang đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và có chính sách ưu đãi về lương và điều kiện làm việc để thu hút số này sau khi đào tạo ở lại Nhật Bản làm việc.

Nhờ những chính sách phát triển Nguồn nhân lực của Nhật Bản rất thành công trong nhiều thập kỷ qua đã đưa nước Nhật từ một nước lạc hậu, thiếu tài nguyên trở thành cường quốc của thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2020 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)