8. Kết cấu của luận văn
1.4. Kinh nghiệm của một số nước và rút ra bài học đối với Việt Nam về
1.4.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Những năm đầu 1960, thế giới chỉ biết tới Hàn Quốc là đất nước của những nông dân nghèo khổ, với mức thu nhập rất thấp khoảng 65USD/người/năm. Sự nghèo khổ đó đã buộc Hàn Quốc phải tìm cho mình con đường đi để thốt khỏi đói nghèo. Nhờ sự quyết tâm của Chính phủ mà đặc biệt là tầm nhìn chiến lược
của Tổng thống Pak-Chung-Hy đã đưa ra những chính sách phát triển đất nước đúng đắn, trong đó phải kể đến chính sách phát triển Nguồn nhân lực.
Hàn Quốc khẳng định học tập để làm chủ công nghệ cao, để trở thành một
cường quốc và họ đã đầu tư rất mạnh cho Giáo dục ngay khi họ còn rất nghèo. Họ
quyết tâm phổ cập trung học phổ thông cho thanh niên 17-18 tuổi đầu những năm 1990. Hàn Quốc mở rộng hệ thống đào tạo Đại học và khuyến khích tư nhân đầu
tư vào khu vực này. Chính vì vậy, 4/5 số trường Đại học thuộc sở hữu của các tập đoàn kinh tế lớn ở Hàn Quốc.
Chính phủ đã trực tiếp can thiệp vào việc tăng cường chất lượng của các nhà khoa học bằng việc thành lập các viện nghiên cứu của Chính phủ dành riêng cho các hoạt động R&D. Các trường ĐH và viện nghiên cứu tập trung vào việc tăng
cường năng lực cạnh tranh quốc gia về Khoa học – Công nghệ.
Hàn Quốc đặc biệt coi trọng Nguồn nhân lực, lương của các nhà khoa học không theo thang bậc lương chung mà được trả theo kết quả cơng việc. Những
chính sách đối với các nhà khoa học được đích thân Tổng thống chỉ đạo và quyết định. Đối với trí thức trẻ, Hàn Quốc thực hiện chính sách hỗ trợ về kinh phí để đào tạo nâng cao trình độ, cải thiện điều kiện sinh hoạt bằng cách cho vay tiền với
lãi suất ưu đãi để mua nhà, mua ôtô, tạo điều kiện làm việc và nghiên cứu khoa học, điều kiện thuận lợi về khai thác các thông tin khoa học, sử dụng trang thiết bị thí nghiệm, được giao lưu trao đổi khoa học với các nước trên thế giới.
Chính phủ có chính sách tài trợ cho sinh viên đi học tập nghiên cứu ở nước ngoài và thu hút lực lượng này trở về nước làm việc. Ngoài ra, Hàn Quốc cịn có
chính sách sử dụng từ xa Nguồn nhân lực này với nhận thức rằng, dù không về
nước làm việc, những trí thức này vẫn có thể tham gia tích cực vào phát triển đất nước. Chính sách cấp “thẻ vàng” cho các nhà khoa học nước ngoài vào làm việc
cho Hàn Quốc bằng nhiều chính sách ưu đãi như trả lương cao, hỗ trợ phương tiện
đi lại, nhà ở …