Giải pháp về chăm sóc y tế, sức khỏe cho nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2020 (Trang 82)

3.1.1 .Quan điểm phát triển nguồn nhân lực

5/ Chương trình đào tạo NNL cho hệ thống chính trị TP

3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Tp.HCM giai đoạn 2012-2020

3.3.4. Giải pháp về chăm sóc y tế, sức khỏe cho nguồn nhân lực

Tại Đại hội lần XI Đảng ta khẳng định: “Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam ” (Đảng Cộng sản Việt

Nam (2011), Văn Kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI). Trong đó, lĩnh vực y

tế đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Do vậy, tại kỳ Đại hội này, Đảng ta đã tập trung chỉ đạo sát sao và cụ thể hóa hơn hoạt động của lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đáp ứng yêu cầu của q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt và cường độ lao động cao. Ngày 27/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1896/QĐ-TTg về việc thành lập Ban điều phối Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030, nhằm nâng tầm vóc, thể lực, sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam thanh niên Việt Nam so với một số nước ở khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Bảo đảm nâng cao dinh dưỡng cho lứa tuổi học đường, lứa tuổi phát triển mạnh nhất về thể lực.

Đẩy mạnh chương trình giáo dục thể chất trong lứa tuổi học đường, đến năm 2020 có 55% tổng số trường phổ thơng các cấp có câu lạc bộ thể dục thể thao, có hệ thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao... và tỷ lệ này tăng lên 90% vào năm 2030.

Tăng ngân sách nhà nước giành cho ngành y tế và mở rộng tầm bao phủ của phòng khám, bệnh viện vệ tinh tại quận, huyện; tăng bảo hiểm y tế toàn dân, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, tăng ngân

chính thức và các nguồn tài chính ổn định khác các mục tiêu này sẽ đem lại những cải thiện rõ nét về sức khoẻ, làm giảm sự bất bình đẳng, đồng thời sẽ đóng góp tích cực cho nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu phát triển sức khỏe của người lao động.

3.3.5. Giải pháp đảm báo cơ cấu, tỷ lệ nguồn nhân lực:

Để thực hiện các chỉ số về cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 (% trong GDP) mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ

IX năm 2011đã đề ra: dịch vụ: 57%, công nghiệp: 42%, nông nghiệp: 1% và tỉ lệ lao

động đã qua đào tạo nghề đạt 70% trên tổng số lao động làm việc thì cần có giải pháp bảo đảm cơ cấu, tỷ lệ về nguồn nhân lực cho phù hợp.

Tăng cường chính sách dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực theo các cơ cấu ngành nghề trong dài hạn, theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, cũng như nhu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động.

Kết hợp nhà trường phổ thơng, gia đình, trung tâm hướng nghiệp, các ban ngành đoàn thể… hỗ trợ hướng nghiệp các em học sinh lựa chọn ngành nghề sau khi học xong phổ thông theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thành phố trong giai đoạn mới; trong đó, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển thành phố, trong đó nguồn nhân lực cho các lĩnh vực, các ngành kinh tế mũi nhọn: công nghiệp điện tử, sản xuất phầm mềm, công nghiệp nội dung số, tin học và tư động hóa … mở rộng quy mơ, phương thức đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo công nhân tay nghề cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Các cơ sở đào tạo, cần điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo cho phù hợp với yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm giá trị sản phẩm và lao động

đẳng, đại học dưới nhiều hình thức (cơng lập, bán công, dân lập, liên kết trong nước và quốc tế…). Thực hiện phân luồng 10 - 12% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và 20 - 22% tốt nghiệp phổ thông vào học nghề, nhằm tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo. Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho các ngành nghề theo cơ cấu phát triển.

3.3.6. Giải pháp về công tác quản lý Nhà nước

Nâng cao vai trò của Trung tâm dự báo nhu cầu NNL TP, xây dựng cơ chế phối hợp giữa dự báo các kế hoạch kinh tế - xã hội với dự báo và phát triển NNL, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội phải kèm dự báo nhu cầu nhân lực, các dự án khi xin phép đầu tư, triển khai phải có kế hoạch và phương án về NNL.

Xây dựng quy chế tiếp xúc định kỳ và đối thoại giữa lãnh đạo TP với trí thức, tạo điều kiện để giới trí thức trao đổi thơng tin, góp ý kiến về việc xây dựng các chủ trương, quyết định và các biện pháp thực hiện những đề án ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích người dân và an sinh xã hội.

Thể chế hóa hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; xác định các định mức giá trị cơng trình, dự án bắt buộc phải được giám định xã hội hoặc các cơng trình, dự án quan trọng do Hội Đồng Nhân Dân TP xem xét cần tổ chức phản biện xã hội.

Củng cố và phát huy vai trò của hội đồng Đại học TP nhằm phối hợp trong công tác đào tạo NNL, nhân tài và khai thác, sử dụng cơ sở vật chất phịng thí nghiệm, tư liệu…có hiệu quả nhất.

Xây dựng quy hoạch tổng thể lâu dài đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức gắn với việc bố trí sử dụng, hạn chế và tiến tới chấm dứt bố trí khơng đúng ngành nghề đào tạo. Có chính sách thu hút chất xám vào hệ thống chính trị góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên môn và cán bộ khoa học đầu ngành.

lao động được thiết lập hợp lý; tạo động lực cho người lao động tự đổi mới mình và phát huy cao nhất trí tuệ, tài năng, năng lực tiềm ẩn; hạn chế “chảy máu chất xám” ra ngoài. Liên quan tới các cơ chế, chính sách này là việc tiếp tục quá trình cải cách giá cả, đột phá vào mắt xích cơ bản nhất, phức tạp và khó khăn nhất là giá cả sức lao động. Đây thực chất là tạo lập thị trường các yếu tố sản xuất.

Xây dựng danh mục chức danh nghề nghiệp và các tiêu chuẩn lao động, làm cơ sở cho tuyển dụng, thử việc người lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp thuộc khu CNC, ngành kinh tế mũi nhọn.

- Cần tạo cho được một lực lượng tiến bộ, tiên phong, nòng cốt, biết hợp tác hành động, phối hợp giữa các cá nhân và giữa các cộng đồng, biết phát huy được nhân tố cá nhân và tập thể một cách hiệu quả.

3.3.7. Giải pháp về chính sách đãi ngộ

Chính sách đãi ngộ bao gồm cả đãi ngộ về vật chất và tinh thần: tiền lương, thưởng; phụ cấp chức vụ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, bảo hiểm các loại, nhà công vụ và các dịch vụ xã hội được bao cấp một phần hoặc toàn bộ; lương hưu, nghỉ ốm, nghỉ phép hàng năm, tham quan du lịch; sự tôn vinh qua các danh hiệu của cơ quan, ngành và Nhà nước trao tặng.

Trong hệ thống chính sách đãi ngộ nêu trên, lợi ích vật chất là cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lợi ích vật chất và tinh thần đan xen với nhau, trong vật chất có tinh thần, ngay cả mức lương cũng chứa đựng sự đánh giá của xã hội đối với những cống hiến của cá nhân. Cũng có trường hợp đặc biệt, lợi ích về tinh thần cịn quan trọng hơn cả về lợi ích vật chất.

Cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, tinh giản bộ máy hành chính gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công

chức - điều kiện tiên quyết nhất của cải cách tiền lương.

Phải cơ cấu lại bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả: đội ngũ cán bộ, công chức trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, từng chức danh cán bộ,

xơi nước”, làm việc cầm chừng mà vẫn hưởng lương. Kiên quyết bố trí cơng việc khác đối với người dơi dư, tiến tới lượng hố chức việc hành chính và trả lương đúng với hiệu quả thực hiện nhiệm vụ mà ngạch, bậc đã được quy định đối với từng chức danh cán bộ, công chức.

Thứ hai, thực hiện trả lương theo nguyên tắc: tiền tệ hóa đầy đủ tiền lương, chống bình quân, cào bằng, đồng thời chống đặc quyền, đặc lợi về thu nhập dưới mọi hình thức.

Khi trả lương theo chức việc, bản thân cán bộ phải đáp ứng u cầu cơng vụ mới có thể đảm trách được số lượng, chất lượng công việc được giao. Mỗi chức việc đều có thể lượng hố được những nhu cầu về tài chính, cơ sở vật chất cho các hoạt động công vụ. Trong điều kiện hiện nay, khi các thành phần kinh tế phát triển, nhiều việc mà lâu nay nhà nước đảm trách nay đã có các hoạt động dịch vụ rất thuận lợi và hiệu quả. Việc tính tốn để tiền tệ hố tiền lương đối với các hoạt động công vụ mà có thể sử dụng dịch vụ đó trong điều kiện khả thi, chắc chắn sẽ tiết kiệm được nguồn lực tài chính đáng kể.

Những hoạt động cơng vụ có thể tính ngay được vào lương là phương tiện đi lại, phương tiện, công cụ làm việc, tiền thuê nhà ở, nhà cơng vụ (chỉ dành cho vị trí cần thu hút nhân tài và luân chuyển cán bộ).

Chấm dứt việc cấp đất ở đối với bất cứ cán bộ ở cấp nào vì nó có giá trị gấp nhiều lần lương của cả cuộc đời mỗi cán bộ, công chức. Đồng thời, chấm dứt hẳn việc cấp đất ở dưới mọi hình thức như làm chung cư đối với cơ quan, đơn vị và “hỗ trợ” giá qua các dự án nhà ở chỉ cho một bộ phận cán bộ, cơng chức ở một số cơ quan “có vị thế” gây nên sự bất bình đẳng trong đội ngũ cán bộ, công chức.

Thứ ba, tiết kiệm chi ngân sách đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học, dự

án luật, nghị định, đầu tư, hội thảo, hội nghị… trên cơ sở đổi mới căn bản cơ chế quản lý khoa học theo hướng thiết thực, hiệu quả.

khá tốn kém nhưng hiệu quả rất thấp. Thu nhập đối với một bộ phận cán bộ, công chức từ các dự án, đề án chiếm tỷ trọng đáng kể so với lương nhưng trong thực tế hầu như khơng ai tính nguồn thu nhập đó.

Để làm rõ thu nhập cho cán bộ công chức từ đề tài, dự án, phải có sự đổi mới căn bản cơ chế quản lý khoa học theo hướng thiết thực, hiệu quả. Nên chăng, thay vì việc giao, đấu thầu các đề tài như hiện nay và nghiệm thu kết quả với các sản phẩm “đồ sộ” được đánh giá “xuất sắc” mà không sử dụng được bằng việc đặt hàng trước rồi “mua” kết quả các đề tài, dự án thực sự có giá trị với giá thoả đáng. Người làm đề tài, đề án để “bán” cũng có thể phải chấp nhận việc khơng bán được và chỉ nhận một phần nhỏ kinh phí “hỗ trợ” vì chất lượng khơng đáp ứng u cầu đặt ra. Có như vậy thì các nhà khoa học đích thực có thể khẳng định tài năng thực sự của mình, sống bằng nghề và cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện chủ trương khoán quỹ lương theo biên chế và khốn

chi phí hành chính ổn định một số năm nhằm tạo động lực giảm biên chế, khuyến khích cán bộ cơng chức nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác.

Việc khốn biên chế, quỹ lương, khốn chi phí hành chính những năm qua ở một số cơ quan hành chính đã mang lại kết quả rõ rệt. Nhiều cơ quan thực hiện chủ trương tiết kiệm có hiệu quả, thu nhập của cán bộ, cơng chức được tăng thêm và công việc vẫn thực hiện tốt.

Thứ năm, hoàn thiện, phát huy tác dụng thực sự của chế độ tiền thưởng định

kỳ, đột xuất và các hình thức khác trên cơ sở tăng thẩm quyền cho người đứng đầu đơn vị.

Nghiên cứu thực hiện thí điểm việc đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ, công chức hàng năm theo hướng xây dựng các quy định, quy trình, nguyên tắc: đồng nghiệp nhận xét bỏ phiếu xếp loại; nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm xếp loại; thủ trưởng

xếp loại; Hội đồng đánh giá cấp có thẩm quyền đánh giá xếp loại. Có cơ chế khuyến khích lợi ích vật chất đối với cán bộ sau khi được xếp loại, đồng thời nếu cán bộ, công chức nào trong 2 hoặc 3 năm liên tục khơng hồn thành nhiệm vụ có thể bị buộc thơi việc. Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu đơn vị trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng cán bộ, công chức đi đôi với việc tăng cường sự kiểm tra, giám sát của cấp có thẩm quyền và quần chúng nhân dân. Có như vậy mới khắc phục được cơ bản tình trạng hiện nay “có vào mà khơng có ra”, “có lên mà khơng có xuống” ở nhiều cơ quan nhà nước đối với những người trong biên chế.

Đồng thời, củng cố, chấn chỉnh công tác thi đua khen thưởng, đưa công tác khen thưởng vào nền nếp, thực sự là một nguồn lực tinh thần mạnh mẽ trong chính sách đãi ngộ cán bộ. Đó là các hình thức khen thưởng và cơng nhận danh hiệu của cơ quan, tổ chức, ngành; giấy khen, bằng khen, huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước; nâng ngạch, nâng lương trước thời hạn; được lựa chọn, quy hoạch đào tạo; các chế độ nghỉ hưu và sau khi nhận sổ hưu; các phần thưởng và công nhận danh hiệu của các tổ chức xã hội khác…

Cải cách công tác thi đua, khen thưởng để thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước một cách thực chất, khắc phục “bệnh thành tích”, hình thức, lãng phí; đồng thời xây dựng môi trường làm việc tốt để cán bộ, công chức phát huy tốt nhất khả năng của mình, tận tuỵ và gắn bó suốt đời với nghề.

3.3.8. Giải pháp về liên kết vùng

Thực hiện Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phịng-an ninh vùng Đơng Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; TP nhận thức được vai trị, vị trí của các vùng kinh tế trọng điểm: Sự tăng trưởng của các vùng kinh tế trọng điểm một phần là do sự tác động qua lại không chỉ giữa các vùng kinh tế

giao thông bao gồm: đường bộ, đường thủy, sân bay, các bến cảng…Trong quá trình hình thành và phát triển, các vùng kinh tế trọng điểm đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngồi nước, và khơng chỉ tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo chiều hướng tích cực mà cịn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh lân cận trong vùng, đồng thời tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật về NNL, nâng cao trình độ dân trí và đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ, cải thiện mơi trường và quốc phịng an ninh.

Vùng kinh tế trọng điểm phía nam với TP.HCM là hạt nhân, có vai trị rất quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2020 (Trang 82)