8. Kết cấu của luận văn
1.4. Kinh nghiệm của một số nước và rút ra bài học đối với Việt Nam về
1.4.4. Rút ra bài học đối với Việt Nam
Từ thực tiễn trong nước và kinh nghiệm của thế giới có thể thấy rằng, việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta có ý nghĩa hết sức quan trọng và cũng là yêu cầu bức thiết hiện nay.
Thứ nhất, cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Đây không chỉ là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, mà cịn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của mỗi cá nhân. “Bản thân người học phải tự thay đổi chính mình. Cần xác
định mục tiêu và định hướng nghề nghiệp cụ thể, lâu dài...”, từ đó tập trung tích
lũy và xây dựng kho kiến thức, kỹ năng cần thiết cho bản thân.
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy rõ, coi trọng và quyết tâm thực thi chính sách giáo dục - đào tạo phù hợp là nhân tố quyết định tạo ra nguồn nhân lực
chất lượng cao cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Thứ hai, song song với việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, phát
triển nguồn nhân lực cần đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của
con người trong thời đại hiện nay như trách nhiệm công dân, tinh thần học tập,
trau dồi tri thức; có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội; sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý tưởng. Đây cũng là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, rất cần được tiếp tục phát huy trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là đối với thế hệ trẻ.
Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc
sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh xã hội. Đại hội XI đã đề cập tới việc cụ thể hóa những hoạt động của lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt và yêu cầu cường độ lao động cao
Tóm tắt chương 1
Hội nhập kinh tế và CNH, HĐH đặt ra cho Thành phố Hồ Chí Minh nhiều u cầu, địi hỏi, điều kiện, trong đó yêu cầu đặc biệt quan trọng là phát triển nguồn lực
con người – yếu tố vừa giữ vai trò như động lực, phương tiện để đạt được mục đích,
vừa là mục đích hướng tới đưa nước nhà văn minh hiện đại. NNL là nguồn lực có tính quyết định sự thành công của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập, điều này đã
được Đảng và Nhà nước ta xác định từ rất sớm nhưng cùng với sự biến chuyển của
thời đại, cần phải khẳng định chắc chắc tầm quan trọng của nguồn lực này trên cơ sở phân tích những đặc trưng mang tính cấp thiết. Trong chương này đã cụ thể hóa một số yếu tố về NNL như các tiêu chí đánh giá NNL, nhu cầu phát triển, vai trò cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến NNL… để làm cơ sở cho việc đánh giá, phân tích thực trạng cho phần tiếp theo. Ngoài ra, kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển NNL cũng là những bài học quý giá mà có thể rút ra được cho nước ta.
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH