8. Kết cấu của luận văn
2.3. Kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong việc đào tạo,
2.3.1. Kết quả đạt được
Với hệ thống giáo dục – đào tạo của TP.HCM khá đồng bộ từ mầm non đến đại học và dạy nghề, nơi tập trung nhiều trường Cao đẳng, Đại học và TCCN của TW và
địa phương thu hút người học tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các địa phương
trong cả nước đến học tập.
Bảng 2.9: SỐ LƯỢNG HSSV CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC VÀ TCCN CỦA CÁC TRƯỜNG TW VÀ ĐỊA PHƯƠNG TẠI TP.HCM
2005 2008 2009 2010 2011
Các trường CĐ, ĐH
Số Sinh viên 321.072 363.783 533.341 640.107 704.118
Trong đó tuyển mới 82.485 94.000 165.026 196.458 216.104
Sinh viên tốt nghiệp 49.437 57.830 82.323 97.525 99.476 Tỉ lệ tăng/giảm SV tốt nghiệp 16,98% 42,35% 18,47% 2,00% Các trường TCCN Số Sinh viên 86.330 108.597 130.804 171.396 188.536
Trong đó tuyển mới 39.094 49.557 81.051 105.102 115.612
Sinh viên tốt nghiệp 20.560 23.830 35.645 42.558 46.388 Tỉ lệ tăng/giảm SV
tốt nghiệp 15,90% 49,58% 19,39% 9,00%
Nguồn: Cục thống kê Tp.HCM (2011), niên giám thống kê
Kết quả đào tạo hàng năm sinh viên tốt nghiệp tăng trung bình của Cao đẳng và Đại học là 16%, TCCN 19%, đặc biệt từ năm 2008 sang năm 2009 số lượng HSSV
nhập học và tốt nghiệp tăng cao hơn 40%. Bên cạnh đó theo Sở LĐTBXH Thành phố Hồ Chí Minh các trường Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề hàng năm cung cấp cho TP trên 15.000 HSSV ra trường, dạy nghề ngắn hạn trên 300.000 lượt người tham gia, đã góp phần cung cấp lực lượng lao động có chất lượng, có tay nghề cho thành
phố.
Với kết quả này góp phần nâng tỉ lệ NNL qua đào tạo của Thành phố Hồ Chí Minh đạt 58% năm 2010 so với cả nước tỉ lệ này chỉ đạt 26%.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về lực lượng lao động, hiện thành phố
đang phải đối mặt với nhiều hạn chế về NNL.