Giải pháp về chính sách đãi ngộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2020 (Trang 85 - 88)

3.1.1 .Quan điểm phát triển nguồn nhân lực

5/ Chương trình đào tạo NNL cho hệ thống chính trị TP

3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Tp.HCM giai đoạn 2012-2020

3.3.7. Giải pháp về chính sách đãi ngộ

Chính sách đãi ngộ bao gồm cả đãi ngộ về vật chất và tinh thần: tiền lương, thưởng; phụ cấp chức vụ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, bảo hiểm các loại, nhà công vụ và các dịch vụ xã hội được bao cấp một phần hoặc toàn bộ; lương hưu, nghỉ ốm, nghỉ phép hàng năm, tham quan du lịch; sự tôn vinh qua các danh hiệu của cơ quan, ngành và Nhà nước trao tặng.

Trong hệ thống chính sách đãi ngộ nêu trên, lợi ích vật chất là cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lợi ích vật chất và tinh thần đan xen với nhau, trong vật chất có tinh thần, ngay cả mức lương cũng chứa đựng sự đánh giá của xã hội đối với những cống hiến của cá nhân. Cũng có trường hợp đặc biệt, lợi ích về tinh thần cịn quan trọng hơn cả về lợi ích vật chất.

Cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, tinh giản bộ máy hành chính gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công

chức - điều kiện tiên quyết nhất của cải cách tiền lương.

Phải cơ cấu lại bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả: đội ngũ cán bộ, công chức trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, từng chức danh cán bộ,

xơi nước”, làm việc cầm chừng mà vẫn hưởng lương. Kiên quyết bố trí cơng việc khác đối với người dơi dư, tiến tới lượng hố chức việc hành chính và trả lương đúng với hiệu quả thực hiện nhiệm vụ mà ngạch, bậc đã được quy định đối với từng chức danh cán bộ, công chức.

Thứ hai, thực hiện trả lương theo nguyên tắc: tiền tệ hóa đầy đủ tiền lương, chống bình quân, cào bằng, đồng thời chống đặc quyền, đặc lợi về thu nhập dưới mọi hình thức.

Khi trả lương theo chức việc, bản thân cán bộ phải đáp ứng yêu cầu cơng vụ mới có thể đảm trách được số lượng, chất lượng công việc được giao. Mỗi chức việc đều có thể lượng hố được những nhu cầu về tài chính, cơ sở vật chất cho các hoạt động công vụ. Trong điều kiện hiện nay, khi các thành phần kinh tế phát triển, nhiều việc mà lâu nay nhà nước đảm trách nay đã có các hoạt động dịch vụ rất thuận lợi và hiệu quả. Việc tính tốn để tiền tệ hoá tiền lương đối với các hoạt động cơng vụ mà có thể sử dụng dịch vụ đó trong điều kiện khả thi, chắc chắn sẽ tiết kiệm được nguồn lực tài chính đáng kể.

Những hoạt động cơng vụ có thể tính ngay được vào lương là phương tiện đi lại, phương tiện, công cụ làm việc, tiền thuê nhà ở, nhà công vụ (chỉ dành cho vị trí cần thu hút nhân tài và luân chuyển cán bộ).

Chấm dứt việc cấp đất ở đối với bất cứ cán bộ ở cấp nào vì nó có giá trị gấp nhiều lần lương của cả cuộc đời mỗi cán bộ, công chức. Đồng thời, chấm dứt hẳn việc cấp đất ở dưới mọi hình thức như làm chung cư đối với cơ quan, đơn vị và “hỗ trợ” giá qua các dự án nhà ở chỉ cho một bộ phận cán bộ, công chức ở một số cơ quan “có vị thế” gây nên sự bất bình đẳng trong đội ngũ cán bộ, cơng chức.

Thứ ba, tiết kiệm chi ngân sách đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học, dự

án luật, nghị định, đầu tư, hội thảo, hội nghị… trên cơ sở đổi mới căn bản cơ chế quản lý khoa học theo hướng thiết thực, hiệu quả.

khá tốn kém nhưng hiệu quả rất thấp. Thu nhập đối với một bộ phận cán bộ, công chức từ các dự án, đề án chiếm tỷ trọng đáng kể so với lương nhưng trong thực tế hầu như khơng ai tính nguồn thu nhập đó.

Để làm rõ thu nhập cho cán bộ công chức từ đề tài, dự án, phải có sự đổi mới căn bản cơ chế quản lý khoa học theo hướng thiết thực, hiệu quả. Nên chăng, thay vì việc giao, đấu thầu các đề tài như hiện nay và nghiệm thu kết quả với các sản phẩm “đồ sộ” được đánh giá “xuất sắc” mà không sử dụng được bằng việc đặt hàng trước rồi “mua” kết quả các đề tài, dự án thực sự có giá trị với giá thoả đáng. Người làm đề tài, đề án để “bán” cũng có thể phải chấp nhận việc không bán được và chỉ nhận một phần nhỏ kinh phí “hỗ trợ” vì chất lượng khơng đáp ứng u cầu đặt ra. Có như vậy thì các nhà khoa học đích thực có thể khẳng định tài năng thực sự của mình, sống bằng nghề và cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện chủ trương khoán quỹ lương theo biên chế và khốn

chi phí hành chính ổn định một số năm nhằm tạo động lực giảm biên chế, khuyến khích cán bộ công chức nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác.

Việc khốn biên chế, quỹ lương, khốn chi phí hành chính những năm qua ở một số cơ quan hành chính đã mang lại kết quả rõ rệt. Nhiều cơ quan thực hiện chủ trương tiết kiệm có hiệu quả, thu nhập của cán bộ, cơng chức được tăng thêm và công việc vẫn thực hiện tốt.

Thứ năm, hoàn thiện, phát huy tác dụng thực sự của chế độ tiền thưởng định

kỳ, đột xuất và các hình thức khác trên cơ sở tăng thẩm quyền cho người đứng đầu đơn vị.

Nghiên cứu thực hiện thí điểm việc đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ, công chức hàng năm theo hướng xây dựng các quy định, quy trình, nguyên tắc: đồng nghiệp nhận xét bỏ phiếu xếp loại; nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm xếp loại; thủ trưởng

xếp loại; Hội đồng đánh giá cấp có thẩm quyền đánh giá xếp loại. Có cơ chế khuyến khích lợi ích vật chất đối với cán bộ sau khi được xếp loại, đồng thời nếu cán bộ, công chức nào trong 2 hoặc 3 năm liên tục khơng hồn thành nhiệm vụ có thể bị buộc thôi việc. Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu đơn vị trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng cán bộ, công chức đi đôi với việc tăng cường sự kiểm tra, giám sát của cấp có thẩm quyền và quần chúng nhân dân. Có như vậy mới khắc phục được cơ bản tình trạng hiện nay “có vào mà khơng có ra”, “có lên mà khơng có xuống” ở nhiều cơ quan nhà nước đối với những người trong biên chế.

Đồng thời, củng cố, chấn chỉnh công tác thi đua khen thưởng, đưa công tác khen thưởng vào nền nếp, thực sự là một nguồn lực tinh thần mạnh mẽ trong chính sách đãi ngộ cán bộ. Đó là các hình thức khen thưởng và công nhận danh hiệu của cơ quan, tổ chức, ngành; giấy khen, bằng khen, huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước; nâng ngạch, nâng lương trước thời hạn; được lựa chọn, quy hoạch đào tạo; các chế độ nghỉ hưu và sau khi nhận sổ hưu; các phần thưởng và công nhận danh hiệu của các tổ chức xã hội khác…

Cải cách công tác thi đua, khen thưởng để thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước một cách thực chất, khắc phục “bệnh thành tích”, hình thức, lãng phí; đồng thời xây dựng mơi trường làm việc tốt để cán bộ, công chức phát huy tốt nhất khả năng của mình, tận tuỵ và gắn bó suốt đời với nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2020 (Trang 85 - 88)