Nhu cầu NNL và dự báo tổng quát đến năm 2020 theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2020 (Trang 68 - 73)

3.1.1 .Quan điểm phát triển nguồn nhân lực

3.1.3. Nhu cầu NNL và dự báo tổng quát đến năm 2020 theo

lĩnh vực ngành nghề và theo cấp độ đào tạo.

3.1.3.1. Theo nhóm ngành nghề

Theo quy hoạch phát triển nhân lực thành phố giai đoạn 2011-2020, trong giai đoạn đầu từ 2011-2015 thành phố ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 09 ngành dịch vụ, 04 ngành công nghiệp chủ lực: Cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa; Điện tử và Công nghệ thông tin; Chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế; Hóa chất – Hóa dược và mỹ phẩm.

Với kết quả khảo sát về nhu cầu nhân lực liên tục trong 2 năm 2010- 2011 Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động trực thuộc Sở LĐTBXH TP.HCM thị trường lao động trên địa bàn thành phố

giai đoạn 2011-2015, nhu cầu nhân lực là 280.000 – 300.000 chỗ làm việc/năm và nhận định 10 nhóm ngành nghề có nhu cầu cao nhân lực hàng năm tại TP giai đoạn 2011-2015:

Nguồn: Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TPHCM thuộc Sở LĐTBXH TP.HCM

Sơ đồ 3.1:

Nguồn: Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TPHCM thuộc Sở LĐTBXH TP.HCM

STT NGÀNH Tỉ trọng (%) Năm 2011 Năm 2013 Năm 2015

1 Hóa- Hóa chất – Y, Dược, Mỹ phẩm; 2,5 2,8 3,0

2 Cơ khí – Luyện kim – Cơng nghệ ơ tơ xe máy; 2,0 2,5 3,0

3 Quản lý – Hành chính văn phịng; 6,0 6,5 7,0

4 Markerting – Nhân viên kinh doanh – Bán hàng; 2,5 2,7 3,0 5 Dệt – May – Giày da – Thủ công mỹ nghệ. 45,0 40,0 35,0 6 Công nghệ thông tin – Điện – Điện tử - Viễn thông; 3,0 3,5 4,0 7 Xây dựng – Kiến trúc – Giao thông vận tải; 11,0 11,0 11,0 8 Tài chính – Ngân hàng – Kế tốn – Bảo hiểm; 10,0 10,5 11,0 9 Dịch vụ - Phục vụ - Du lịch – Giải trí – Nhà hàng – Khách sạn; 7,0 8,0 10,0 10 Ngành nghề khác: Y tế, Giáo dục 12,0 12,5 13,0

như: dệt may, điện tử, chế biến thủy sản…tuy vẩn ở mức cao nhưng đã giảm so với hiện tại do sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hiện đại để gia tăng năng lực cạnh tranh, các ngành này sẽ cần nhiều lao động chất lượng như kỹ sư chế biến, thiết kế thời trang, thiết kế vi mạch…Bên cạnh đó, các ngành nghề cơng nghệ cao như cơ khí, dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, giáo dục, du lịch, nhà hàng, khách sạn…phát triển nên nhu cầu về nhân lực cho các ngành này gia tăng nhanh chóng, đây là những ngành nghề địi hỏi lao động trình độ cao.

3.1.3.2. Theo trình độ đào tạo

Theo Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TPHCM thuộc Sở LĐTBXH TP.HCM, trong năm 2011 và các năm sau, nhu cầu của tuyển dụng mới của một số DN trên địa bàn thành phố phân theo trình độ như sau:

Bảng 3.2: Nhu cầu tuyển dụng lao động theo trình độ tại thành phố giai đoạn 2011 - 2015 STT Ngành Tỷ trọng (%) Năm 2011 Năm 2013 Năm 2015

1 Lao động chưa qua đào tạo 38,0 27,0 17,0 2 Sơ cấp nghề 13,0 11,0 16,0 3 Công nhân kỹ thuật lành nghề 19,0 20,5 22,0

4 Trung cấp (CN-TCN) 11,0 11,0 11,5

5 Cao đẳng (CN-CĐN) 8,0 10,0 11,5 6 Đại học 10,5 13,0 14,0 7 Trên đại học 0,5 3,5 8,0

Tổng số 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TPHCM thuộc Sở LĐTBXH thành phố Hồ Chí Minh

Thống kê ước lượng trên cũng cho thấy trong những năm sắp tới, nhu cầu về lao động có trình độ CĐ, ĐH trở lên tăng nhanh, lao động chưa qua đào tạo giảm rõ rệt còn 17% so với 38% năm 2011, nhu cầu lao động trình độ CNKT (cả có bằng và khơng bằng) thì chiếm tỉ trọng cao nhất 67% so với năm 2011 là 49%, cho thấy rằng, trong quá trình phát triển, nhu cầu về những người “thợ” vẫn là nhu cầu lớn, song song đó, thì nhu cầu lao động chưa qua đào tạo giảm nhanh.

ảnh hưởng đến cơ cấu và chất lượng NNL. Đó là một trong những vấn đề cốt lõi nhất mà trong chiến lược phát triển NNL thành phố cần phải nhanh chóng giải quyết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO. Sự hội nhập làm bùng nổ những ngành, lĩnh vực đòi hỏi nhiều lao động có trình độ cao từ CĐ, ĐH trở lên, những người “thầy” giỏi, nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện thêm rất nhiều ngành và lĩnh vực mà ở đó, yêu cầu về đội ngũ lao động được đào tạo nghề là rất lớn. TP.HCM là một trong những nơi tập trung các KCN, KCX nhiều nhất, cũng là một trong những địa điểm gia công hàng đầu của Việt Nam và có uy tín so với một số vùng, lãnh thổ trong khu vực. Tình hình này càng gia tăng khi Việt Nam hội nhập và mở cửa theo lộ trình gia nhập WTO, do vậy, nhu cầu về một đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Đó cũng là một u cầu khơng thể thiếu trong việc thực hiện quy trình “đào tạo theo nhu cầu xã hội” mà chúng ta đã đề cập nhiều trong những năm gần đây.

Trong khi nguồn nhân lực lao động phổ thơng thiếu thì nguồn lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học trong một số ngành nghề lại thừa và chưa đáp ứng số lượng, chất lượng so với nguồn cầu như: quản lý điều hành, tin học, kế tốn, quản lý nhân sự - hành chính văn phịng… Do đó vẫn có hiện tượng thừa lao động có trình độ nhưng chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng nghề (chưa toàn diện kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, ngoại ngữ).

Xuất phát từ thực tiễn, nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật nghiệp vụ trung cấp phải đạt đến nữa triệu người trong năm 2020. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phải đạt 70% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 trong đó lao động ở 04 ngành cơng nghiệp và 09 ngành dịch vụ trọng điểm phải đạt 100%.

Nhu cầu nhân lực với đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chun gia có nghiệp vụ chun mơn kinh tế, ngoại thương… sẽ nhiều hơn khi có nhiều doanh nghiệp ra đời và phải thay thế những người đến tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo các trình độ hiện nay cần nâng cao trình độ kỹ năng làm việc nhiều hơn là nắm nguyên lý, lý thuyết chung chung. Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TP

từ 15% đến 20% cho nhóm tuổi thanh niên từ 18 tuổi đến 23 tuổi. Mục tiêu đào tạo sau đại học mỗi năm dự kiến có khoảng 2.500 học viên.

Tất cả yêu cầu trên đòi hỏi phải có quy hoạch lại hệ thống Giáo dục & Đào tạo ngay trên địa bàn TP.HCM. Theo đó cần có phân luồng học sinh phổ thông, quy hoạch phát triển cân đối giữa các ngành học, các bậc học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển NNL thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, phát triển nền kinh tế tri thức.

Theo cơ cấu trình độ lao động sản xuất thường áp dụng ở các nước tiên tiến và định hướng phát triển lao động qua đào tạo của TP, theo Đề án “Đào tạo nguồn nhân

lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội Tp.HCM đến năm 2015 của Ủy ban nhân dân Tp.HCM (2009) và Trung tâm dự báo và phát triển nguồn nhân lực trực thuộc Sở LĐTBXH Thành phố Hồ Chí Minh nhu cầu NNL theo cơ cấu trình độ đào tạo đến năm 2015 như sau:

­ Chuyên gia, kỹ sư, cử nhân: từ 45.000 đến 75.000 người (mỗi năm đào tạo thêm 9.000 đến 15.000 người)

­ Kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật: 1.000.000 đến 1.120.000 người (bình quân mỗi năm đào tạo thêm 200.000 người)

TP là nơi tập trung khoảng 1/3 NNL của cả nước nên có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các ngành dịch vụ cao cấp và công nghệ kỹ thuật cao. Dự báo TP sẽ tiếp tục thiếu NNL khi đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang dịch vụ cao cấp và công nghệ kỹ thuật cao. Trong thực tế nếu nhìn cục bộ và theo dự báo thì TP sẽ thiếu hụt NNL trong tương lai, nhưng khơng phải là điều đáng lo ngại. Theo tình hình chung hiện nay, có thể thấy yêu cầu này hồn tồn có khả năng đáp ứng được. Vấn đề là TP cần quan tâm chăm lo phát triển hơn nữa hệ thống đào tạo, để đảm bảo đủ lao động theo cơ cấu ngành nghề chuyển dịch kinh tế đặt ra trong tương lai; đồng thời có những giải pháp tổng hợp để phát triển đội ngũ trí thức hạt giống đầu đàn của TP.

CNH, HĐH đến năm 2020

3.2.1. Mục tiêu, chương trình tổng quát

Để quá trình phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững thì nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản quyết định, vì vậy TP ln đặt con người vào vị trí trung tâm, tạo điều kiện khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của cá nhân cho công cuộc xây dựng TP. Phát triển NNL chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực của con người vì sự tiến bộ kinh tế và xã hội. Để phát triển NNL bền vững phải gắn bó với phát triển GD & ĐT và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động.

Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, hướng phát triển NNL của TP là phải đáp ứng được yêu cầu của tiến trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế, NNL phải bảo đảm về cả số lượng và chất lượng trên các mặt cơ bản về trí lực, thể lực, kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, phẩm chất đạo đức cũng như sự hiểu biết về luật pháp.

Mục tiêu phát triển NNL của TP là nhằm bảo đảm cung ứng đầy đủ NNL đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các đơn vị sử dụng lao động trên cơ sở xây dựng hệ thống dự báo NNL nói chung, đồng thời qui hoạch hệ thống các cơ sở đào tạo lại cho hợp lý qua đó tăng cường đầu tư tập trung, khai thác, tận dụng tối đa khả năng của các cơ sở đào tạo (cả các cơ sở đào tạo của TW trên địa bàn TP) nhằm phát triển tiềm năng NNL trẻ đáp ứng nhu cầu nhân lực của TP, qua đó góp phần tích cực thu hút đầu tư nước ngồi và nhanh chóng phát triển TP theo kế hoạch đã đề ra.

Xuất phát từ yêu cầu của tình hình thực tế TP, chương trình nâng cao chất lượng NNL của TP bao gồm 5 chương trình như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2020 (Trang 68 - 73)