Giải pháp trong sử dụng và đào tạo NNL tại các đơn vị sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2020 (Trang 79)

3.1.1 .Quan điểm phát triển nguồn nhân lực

5/ Chương trình đào tạo NNL cho hệ thống chính trị TP

3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Tp.HCM giai đoạn 2012-2020

3.3.2. Giải pháp trong sử dụng và đào tạo NNL tại các đơn vị sử dụng

Nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề, tính kỷ luật, phẩm chất đạo đức của người lao động, trước hết tại các khu cơng nghiệp tập trung, các doanh nghiệp có nhiều lao động, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, tăng năng suất lao động, tương ứng tăng thu nhập, ổn định việc làm và khả năng phát triển. Thông qua các Đồn thể, tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cơng nhân, người lao động. Có chế độ khuyến khích tự học, tự nâng cao trình độ, tun dương, tơn vinh thợ giỏi, lao động kỹ thuật giỏi.

Chú trọng hệ thống trường, lớp đào tạo nghề của các tổng công ty và doanh nghiệp vì nó có vị trí quan trọng trong cung cấp lao động chuyên môn kỹ thuật không những cho các doanh nghiệp trong tổng công ty mà cho cả nền kinh tế cũng như cho xuất khẩu lao động. Ngồi ra các trường này cịn thực hiện chức năng đào tạo lại, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động trong điều kiện cơng nghệ và tổ chức sản xuất có sự biến động thường xuyên. Hệ thống các doanh nghiệp chuyên ngành sản xuất hướng vào xuất khẩu hoặc liên doanh với nước ngoài: may mặc, da giầy, điện tử, năng lượng điện, thủy tinh và gốm xây dựng, sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu…

chương trình đào tạo quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý nhân sự, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế chế tạo và chuyển giao công nghệ, thiết bị mới, hiện đại.

3.3.3. Giải pháp xây dựng, thu hút đội ngũ trí thức, nhân lực Khoa học – Công nghệ

Tiến hành thống kê tiềm lực KH – CN trên địa bàn TP; thường xuyên cập nhật thông tin và đánh giá thực trạng đội ngũ trí thức cũng như năng lực của các trường ĐH, CĐ, các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KH – CN. Xây dựng cơ sở dữ liệu tiềm lực KH – CN của TP, làm tiền đề cho đề án chiến lược tổng thể về đội ngũ trí thức.

Nghiên cứu đổi mới và hồn thiện cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng, trọng dụng và đãi ngộ trí thức trong và ngồi nước đảm bảo trí thức được hưởng đầy đủ lợi ích vật chất, tinh thần tương xứng với giá trị kết quả lao động của mình.

Dân chủ, tôn trọng và phát huy tính độc lập tự chủ, tự do trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì sự phát triển của đất nước; hình thành và vận hành tốt hệ thống đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động KH – CN, thực hiện nghiêm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ.

Ban hành chính sách và bố trí kinh phí thỏa đáng hỗ trợ nâng cao trình độ chun mơn cho trí thức nhất là đội ngũ trí thức trẻ như tham dự hội nghị khoa học ở nước ngoài, đăng báo khoa học, đăng ký bằng phát minh sang chế ở nước ngoài, mời các nhà khoa học tới TP giảng dạy ngắn hạn v.v…

Xây dựng và ban hành chính sách thu hút các nguồn lực từ nước ngoài cho đào tạo ĐH, sau ĐH, CĐ, TCCN và dạy nghề. Tạo ra cơ cấu lao động mới có trình độ tay nghề cao, có kỹ năng nghề nghiệp thành thạo và biết ngoại ngữ.

Lập quỹ nghiên cứu và phát triển từ huy động Nguồn nhân lực các doanh nghiệp để phát huy đội ngũ trí thức trong doanh nghiệp nhằm tạo sự gắn kết giữa

chế đặt hàng trong nghiên cứu khoa học của TP.

Thực hiện cơ chế đấu thầu rộng rãi các chương trình, đề tài nghiên cứu. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cán bộ chủ trì thực hiện các đề tài, cơng trình nghiên cứu KH – CN. Đặc biệt các cơ quan nghiên cứu triển khai phải thực hiện tự hạch toán, bắt buộc cơ quan này phải bám sát thực tiễn sản xuất, nhu cầu cuộc sống để tạo ra những sản phẩm hữu ích cho xã hội. Nhà nước xóa bỏ bao cấp cho các đề tài, song có cơ chế mua hoặc yêu cầu các doanh nghiệp phải mua các sản phẩm KH – CN có giá trị để áp dụng có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đưa lực lượng KH-CN của các trường ĐH tham gia vào thị trường KH-CN, đẩy mạnh công tác thông tin, quảng cáo giới thiệu năng lực và kết quả nghiên cứu của các trường. Các trường ĐH một mặt đầu tư thành lập các tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phù hợp với năng lực và sở trường của mình, mặt khác mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết với các trường ĐH khác, với các viện nghiên cứu và các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở đó để tăng các nguồn thu từ các hoạt động chuyển giao công nghệ, dịch vụ tư vấn, sản xuất, kinh doanh của các trường cho mục đích phát triển đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật.

Trẻ hóa đội ngũ cán bộ KH-CN, xóa bỏ quan niệm phải có thâm niên cơng tác mới được đề bạt các chức danh quan trọng. Đây đang là tư duy cản trở sự phát triển nhân lực KH-CN .

Tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng mơ hình đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng để phấn đấu đến năm 2020 có được đội ngũ cán bộ khoa học đạt trình độ cao. Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn giỏi, những văn nghệ tài ba, đội ngũ trí thức giỏi làm công tác quản lý, tham mưu, hoạch định chính sách.

Có chính sách thu hút nhân lực KH-CN từ nước ngoài: Trong thời điểm hiện nay, trước sức ép về NNL , để đáp ứng yêu cầu phát triển, Việt nam rất cần tận dụng tiềm năng to lớn của hơn 300.000 – 400.000 trí thức Việt kiều đang sinh sống ở nước ngồi. Thời gian vừa qua, chính sách thu hút nhân tài là Việt kiều đã được thực thi,

hơn như xóa bỏ định kiến, nguồn gốc xuất thân, chế độ lương và thu nhập, chế độ mua nhà hợp pháp, chế độ học tập và làm việc cho con cái…Ngoài ra, cũng cần mạnh dạn liên kết trong nghiên cứu, hợp tác đào tạo với các viện, các trường có tên tuổi của nước ngồi để từng bước nâng tầm KH-CN nước ta.

3.3.4. Giải pháp về chăm sóc y tế, sức khỏe cho nguồn nhân lực:

Tại Đại hội lần XI Đảng ta khẳng định: “Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam ” (Đảng Cộng sản Việt

Nam (2011), Văn Kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI). Trong đó, lĩnh vực y

tế đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Do vậy, tại kỳ Đại hội này, Đảng ta đã tập trung chỉ đạo sát sao và cụ thể hóa hơn hoạt động của lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt và cường độ lao động cao. Ngày 27/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1896/QĐ-TTg về việc thành lập Ban điều phối Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030, nhằm nâng tầm vóc, thể lực, sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam thanh niên Việt Nam so với một số nước ở khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Bảo đảm nâng cao dinh dưỡng cho lứa tuổi học đường, lứa tuổi phát triển mạnh nhất về thể lực.

Đẩy mạnh chương trình giáo dục thể chất trong lứa tuổi học đường, đến năm 2020 có 55% tổng số trường phổ thơng các cấp có câu lạc bộ thể dục thể thao, có hệ thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao... và tỷ lệ này tăng lên 90% vào năm 2030.

Tăng ngân sách nhà nước giành cho ngành y tế và mở rộng tầm bao phủ của phòng khám, bệnh viện vệ tinh tại quận, huyện; tăng bảo hiểm y tế toàn dân, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, tăng ngân

chính thức và các nguồn tài chính ổn định khác các mục tiêu này sẽ đem lại những cải thiện rõ nét về sức khoẻ, làm giảm sự bất bình đẳng, đồng thời sẽ đóng góp tích cực cho nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu phát triển sức khỏe của người lao động.

3.3.5. Giải pháp đảm báo cơ cấu, tỷ lệ nguồn nhân lực:

Để thực hiện các chỉ số về cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 (% trong GDP) mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ

IX năm 2011đã đề ra: dịch vụ: 57%, công nghiệp: 42%, nông nghiệp: 1% và tỉ lệ lao

động đã qua đào tạo nghề đạt 70% trên tổng số lao động làm việc thì cần có giải pháp bảo đảm cơ cấu, tỷ lệ về nguồn nhân lực cho phù hợp.

Tăng cường chính sách dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực theo các cơ cấu ngành nghề trong dài hạn, theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, cũng như nhu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động.

Kết hợp nhà trường phổ thơng, gia đình, trung tâm hướng nghiệp, các ban ngành đoàn thể… hỗ trợ hướng nghiệp các em học sinh lựa chọn ngành nghề sau khi học xong phổ thông theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thành phố trong giai đoạn mới; trong đó, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển thành phố, trong đó nguồn nhân lực cho các lĩnh vực, các ngành kinh tế mũi nhọn: công nghiệp điện tử, sản xuất phầm mềm, công nghiệp nội dung số, tin học và tư động hóa … mở rộng quy mơ, phương thức đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo công nhân tay nghề cao đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Các cơ sở đào tạo, cần điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo cho phù hợp với yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm giá trị sản phẩm và lao động

đẳng, đại học dưới nhiều hình thức (cơng lập, bán công, dân lập, liên kết trong nước và quốc tế…). Thực hiện phân luồng 10 - 12% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và 20 - 22% tốt nghiệp phổ thông vào học nghề, nhằm tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo. Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho các ngành nghề theo cơ cấu phát triển.

3.3.6. Giải pháp về công tác quản lý Nhà nước

Nâng cao vai trò của Trung tâm dự báo nhu cầu NNL TP, xây dựng cơ chế phối hợp giữa dự báo các kế hoạch kinh tế - xã hội với dự báo và phát triển NNL, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội phải kèm dự báo nhu cầu nhân lực, các dự án khi xin phép đầu tư, triển khai phải có kế hoạch và phương án về NNL.

Xây dựng quy chế tiếp xúc định kỳ và đối thoại giữa lãnh đạo TP với trí thức, tạo điều kiện để giới trí thức trao đổi thơng tin, góp ý kiến về việc xây dựng các chủ trương, quyết định và các biện pháp thực hiện những đề án ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích người dân và an sinh xã hội.

Thể chế hóa hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; xác định các định mức giá trị cơng trình, dự án bắt buộc phải được giám định xã hội hoặc các cơng trình, dự án quan trọng do Hội Đồng Nhân Dân TP xem xét cần tổ chức phản biện xã hội.

Củng cố và phát huy vai trò của hội đồng Đại học TP nhằm phối hợp trong công tác đào tạo NNL, nhân tài và khai thác, sử dụng cơ sở vật chất phịng thí nghiệm, tư liệu…có hiệu quả nhất.

Xây dựng quy hoạch tổng thể lâu dài đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức gắn với việc bố trí sử dụng, hạn chế và tiến tới chấm dứt bố trí khơng đúng ngành nghề đào tạo. Có chính sách thu hút chất xám vào hệ thống chính trị góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên môn và cán bộ khoa học đầu ngành.

lao động được thiết lập hợp lý; tạo động lực cho người lao động tự đổi mới mình và phát huy cao nhất trí tuệ, tài năng, năng lực tiềm ẩn; hạn chế “chảy máu chất xám” ra ngồi. Liên quan tới các cơ chế, chính sách này là việc tiếp tục quá trình cải cách giá cả, đột phá vào mắt xích cơ bản nhất, phức tạp và khó khăn nhất là giá cả sức lao động. Đây thực chất là tạo lập thị trường các yếu tố sản xuất.

Xây dựng danh mục chức danh nghề nghiệp và các tiêu chuẩn lao động, làm cơ sở cho tuyển dụng, thử việc người lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp thuộc khu CNC, ngành kinh tế mũi nhọn.

- Cần tạo cho được một lực lượng tiến bộ, tiên phong, nòng cốt, biết hợp tác hành động, phối hợp giữa các cá nhân và giữa các cộng đồng, biết phát huy được nhân tố cá nhân và tập thể một cách hiệu quả.

3.3.7. Giải pháp về chính sách đãi ngộ

Chính sách đãi ngộ bao gồm cả đãi ngộ về vật chất và tinh thần: tiền lương, thưởng; phụ cấp chức vụ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, bảo hiểm các loại, nhà công vụ và các dịch vụ xã hội được bao cấp một phần hoặc toàn bộ; lương hưu, nghỉ ốm, nghỉ phép hàng năm, tham quan du lịch; sự tôn vinh qua các danh hiệu của cơ quan, ngành và Nhà nước trao tặng.

Trong hệ thống chính sách đãi ngộ nêu trên, lợi ích vật chất là cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lợi ích vật chất và tinh thần đan xen với nhau, trong vật chất có tinh thần, ngay cả mức lương cũng chứa đựng sự đánh giá của xã hội đối với những cống hiến của cá nhân. Cũng có trường hợp đặc biệt, lợi ích về tinh thần còn quan trọng hơn cả về lợi ích vật chất.

Cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, tinh giản bộ máy hành chính gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công

chức - điều kiện tiên quyết nhất của cải cách tiền lương.

Phải cơ cấu lại bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả: đội ngũ cán bộ, công chức trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, từng chức danh cán bộ,

xơi nước”, làm việc cầm chừng mà vẫn hưởng lương. Kiên quyết bố trí cơng việc khác đối với người dơi dư, tiến tới lượng hố chức việc hành chính và trả lương đúng với hiệu quả thực hiện nhiệm vụ mà ngạch, bậc đã được quy định đối với từng chức danh cán bộ, công chức.

Thứ hai, thực hiện trả lương theo nguyên tắc: tiền tệ hóa đầy đủ tiền lương, chống bình quân, cào bằng, đồng thời chống đặc quyền, đặc lợi về thu nhập dưới mọi hình thức.

Khi trả lương theo chức việc, bản thân cán bộ phải đáp ứng yêu cầu công vụ mới có thể đảm trách được số lượng, chất lượng cơng việc được giao. Mỗi chức việc đều có thể lượng hố được những nhu cầu về tài chính, cơ sở vật chất cho các hoạt động công vụ. Trong điều kiện hiện nay, khi các thành phần kinh tế phát triển, nhiều việc mà lâu nay nhà nước đảm trách nay đã có các hoạt động dịch vụ rất thuận lợi và hiệu quả. Việc tính tốn để tiền tệ hố tiền lương đối với các hoạt động cơng vụ mà có thể sử dụng dịch vụ đó trong điều kiện khả thi, chắc chắn sẽ tiết kiệm được nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2020 (Trang 79)