Giá trị của siêu âm Triplex ở toàn bộ chi dưới

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của siêu âm triplex trong chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới đối chiếu với chụp cắt lớp vi tính 64 dãy (Trang 64 - 83)

Tổng hợp các kết quả từ 3 đoạn trên, chúng tôi có sự phù hợp chẩn đoán giữa hai phương pháp siêu âm Triplex và chụp CLVT 64 dãy theo như ở bảng 3.14 (Kappa = 0,59) là ở mức độ trung bình. Kết quả này cũng khác biệt nhất đinh so với nghiên cứu của Lê Văn Hùng (Kappa = 0,64) [4] và Sensier (Kappa = 0,74) [41] khi so sánh siêu âm Triplex với chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), sự phù hợp này cũng chưa được tuyệt hảo do ảnh hưởng của kết quả của đoạn dưới khoeo.

Theo kết quả ở biểu đồ 3.4 chúng tôi thấy chụp CLVT 64 dãy phát hiện tổn thương tắc động mạch nhiều hơn so với siêu âm Triplex là 4,1%, tuy nhiên phát hiện tổn thương hẹp có ý nghĩa huyết động thì sự khác biệt này là không nhiều. Mặt khác, theo kết quả từ bảng 3.14 cũng cho thấy chụp CLVT 64 dãy ở toàn bộ chi dưới phát hiện tổn thương nhiều hơn là siêu âm Triplex: 375/323 đoạn tổn thương có ý nghĩa thống kê trong tổng số 1215 đoạn, nhiều hơn 4,3%. Kết quả này cũng gần giống kết quả nghiên cứu của Kayhan là 5,7% [28].

Với những kết quả thu nhận được như trên, chúng tôi thấy rằng siêu âm Triplex là một phương pháp chẩn đoán không xâm phạm, kinh tế hơn rất nhiều (giá thành bằng khoảng 1/10 lần so với chụp CLVT 64 dãy), bệnh nhân không phải chịu một liều lượng tia X.Quang và lượng thuốc cản quang nhất định, có thể triển khai được ở những tuyến cơ sở, và điều quan trọng là đáng tin cậy trong việc sàng lọc cũng như chẩn đoán các tổn thương hẹp, tắc động mạch chi dưới đặc biệt là đoạn chủ chậu và đoạn đùi khoeo. Nó giúp cho các

nhà lâm sàng có thể theo dõi diễn biến và điều trị một cách thích hợp vì có thể kiềm tra lại nhiều lần. Tuy nhiên như chúng ta cũng đã biết là kết quả siêu âm phụ thuộc vào kinh nghiệm của người làm siêu âm rất nhiều nên việc đào tạo một cách bài bản cho tuyến cơ sở là điều hết sức cần thiết, khi mà chụp CLVT đa dãy đầu dò chưa triển khai được đến các tuyến cơ sơ.

KẾT LUẬN

Qua thăm khám trên 45 bệnh nhân bị hẹp, tắc động mạch chi dưới mạn tính với tổng cộng 1215 đoạn động mạch được thăm khám, được tiến hành đồng thời bằng cả hai phương pháp là siêu âm Triplex đối chiếu với chụp CLVT 64 dãy đầu dò, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

1. Về đặc điểm hình ảnh của siêu âm Triplex ở bệnh nhân hẹp, tắc động mạch chi dưới:

Tỷ lệ tổn thương thành mạch rất cao, 95,6% có tổn thương xơ vữa hoặc vôi hóa thành mạch (43/45 bệnh nhân).

Chúng tôi quan sát thấy tỷ lệ đoạn động mạch bị hẹp có ý nghĩa huyết động chiếm tỷ lệ 16,9%, và tỷ lệ tắc là 9,7%.

Về vị trí tổn thương động mạch thường gặp nhiều hơn ở các động mạch nhỏ và nhỡ ở ngoại vi hơn là các động mạch lớn: Tỷ lệ tổn thương có ý nghĩa huyết động ở đoạn chủ chậu là 10,7%, ở đoạn đùi khoeo là 20,7% và ở đoạn dưới khoeo là 37,8%.

Phân bố mảng xơ vữa ở các động mạch lớn và nhỡ thì chủ yếu gặp ở động mạch đùi nông (chiếm 47,9%). Và các mảng xơ vữa chủ yếu là xơ vữa cứng chiếm 76,9%.

2. Giá trị của siêu âm Triplex đối chiếu với chụp CLVT 64 dãy

Ở đoạn chủ chậu, sự phù hợp chẩn đoán chung giữa hai phương pháp siêu âm Triplex và chụp CLVT 64 dãy là tốt với Kappa = 0,64. Trong đó sự phù hợp của hai phương pháp tại động mạch đùi chung và đùi nông với Kappa = 0,77 và 0,68. Tuy nhiên sự phù hợp tại động mạch chủ dưới động mạch thận chỉ ở mức độ chung bình với Kappa = 0,48.

Ở đoạn đùi khoeo chúng tôi có sự phù hợp của hai phương pháp trên ở động mạch đùi nông là rất tốt với Kappa = 0,83, và tốt ở động mạch đùi chung và động mạch khoeo với Kappa = 0,64 và 0,62. Tuy nhiên sự phù hợp này ở động mạch đùi sâu là kém với Kappa = 0,23.

Ở đoạn dưới khoeo, sự phù hợp chẩn đoán chung giữa hai phương pháp siêu âm Triplex và chụp CLVT 64 dãy ở mức độ trung bình (Kappa = 0,55). Ở đoạn này sự phù hợp của hai phương pháp là tốt với động mạch chày trước với Kappa = 0,64. Các động mạch còn lại chỉ ở mức độ trung bình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bùi Văn Giang. (1997), Bước đầu nghiên cứu các thông số siêu âm Doppler của động mạch thận ở người bình thường 20-40 tuổi, Luận

văn Thạc sỹ chuyên nghành CĐHA. Đại Học Y Hà Nội.

2. Dương Đức Hoàng. (1996), Nghiên cứu một số bệnh động mạch chi dưới bằng phương pháp Siêu âm Doppler màu ở người bình thường và bệnh nhân tắc nghẽn động mạch chi dưới, Luận văn Thạc sỹ y học

chuyên nghành CĐHA. Đại Học Y Hà Nội.

3. Dương Đức Hoàng. (2006), Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler ở bệnh nhân động mạch chi dưới mạn tính, Luận án Tiến

sỹ y học. Đai học Y Hà Nội.

4. Lê Văn Hùng. (2001), Nghiên cứu giá trị của siêu âm Triplex đối chiếu với chụp mạch trong chẩn đoán hẹp tắc động mạch chi dưới,

Luận văn Thạc sỹ Y học chuyên nghành CĐHA. Đại Học Y Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Huy. (2003), “Bài giảng Giải phẫu học cơ thể người”,

tập I. Nhà xuất bản Y học.

6. Nguyễn Văn Huy. (2011), “Giải phẫu người”. Tập I. Nhà xuất bản Y học.

7. Phạm Khuê, Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt. (2000), “Vữa xơ động mạch, Bài giảng bệnh học nội khoa tập II”. Nhà xuất bản Y học.

8. Hoàng Đức Kiệt. (2002), “Dự án tăng cường năng lực bệnh viện Bạch Mai - JICA”. Bệnh viện Bạch Mai.

9. Hoàng Kỷ, Phạm Minh Thông, Bùi Văn Giang. (1999), Vai trò siêu âm

Doppler và chụp mạch trong chẩn đoán bệnh lý mạch máu chi dưới. Tạp

10. Trịnh Văn Minh. (2011), “Giải phẫu học người”. Tập I. Nhà xuất bản

Y học.

11. Nguyễn Phước Bảo Quân. (2002), “Siêu âm bụng tổng quát”. Nhà Xuất Bản Y Học.

12. Nguyễn Quang Quyền. (2011), “Bài giảng Giải phẫu học”. Tập I.

Nhà xuất bản Y học.

13. Phạm Thắng. (1999), “Bệnh động mạch chi dưới”. Nhà xuất bản Y học.

14. Phạm Minh Thông, Nguyễn Duy Huề. (2010), “Bài giảng chẩn đoán hình ảnh”, Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học.

15. Phạm Minh Thông, Phạm Mạnh Cường, Đào Danh Vĩnh. (2012),

“Siêu âm Doppler màu trong thăm khám mạch máu tạng và mạch ngoại biên”, trang 101-121. Nhà xuất bản Y học.

16. Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Quang Tuấn, Ngô Quý Châu. (2012),

“Bệnh học nội khoa, viêm tắc động mạch chi dưới”, tập I. Nhà xuất bản

Y học. Trang 125-130.

17. Nguyễn Anh Vũ. (2010), “Siêu âm tim mạch cập nhật chẩn đoán”. Đại

cương về siêu âm tim mạch. NXB Bệnh viện Đại học Y Dược Huế.

TIẾNG ANH

18. Adriaensen, M.E., et al .(2004), Peripheral arterial disease: therapeutic confidence of CT versus digital subtraction angiography and effects on additional imaging recommendations. Radiology,

233(2): p. 385-91.

19. Allard, L., et al. (1994), Limitations of ultrasonic duplex scanning for

diagnosing lower limb arterial stenoses in the presence of adjacent segment disease. J Vasc Surg. 19(4): p. 650-7.

20. B D Lewis, et al. (1992), Current applications of color Doppler imaging in the abdomen and extremities. radiographics.

21. Bergamini, T.M., et al. (1995), Effect of multilevel sequential stenosis on

lower extremity arterial duplex scanning. Am J Surg,. 169(6): p. 564-6.

22. Catalano, et al. (2004), Infrarenal aortic and lower-extremity arterial disease: diagnostic performance of multi-detector row CT angiography. Radiology. 231(2): p. 555-63.

23. Heijenbrok-Kal, M.H., M.C. Kock, M.G. Hunink. (2007), Lower extremity arterial disease: multidetector CT angiography meta- analysis. Radiology. 245(2): p. 433-9.

24. Hiatt, W.R. (2001), Medical treatment of peripheral arterial disease and claudication. N Engl J Med,. 344(21): p. 1608-21.

25. Hideki Ota, et al. (2005), Quantitative Vascular Measurements in Arterial Occlusive Disease. radiographics. doi: 10.1148/rg.255055014

September 2005.

26. Hodgson, K.J, D.S. Sumner. (1988), Noninvasive assessment of lower

extremity arterial disease. Ann Vasc Surg. 2(2): p. 174-84.

27. Iezzi, R., et al. (2012), Low-dose multidetector CT angiography in the evaluation of infrarenal aorta and peripheral arterial occlusive disease. Radiology. 263(1): p. 287-98.

28. Kayhan, A., et al. (2012), Multidetector CT angiography versus arterial duplex USG in diagnosis of mild lower extremity peripheral arterial disease: is multidetector CT a valuable screening tool? Eur J

Radiol. 81(3): p. 542-6.

29. Koelemay, M.J., et al. (1996), Diagnosis of arterial disease of the lower extremities with duplex ultrasonography. Br J Surg. 83(3): p.

30. Kohler, T.R., et al. (1987), Duplex scanning for diagnosis of aortoiliac and femoropopliteal disease: a prospective study.

Circulation. 76(5): p. 1074-80.

31. Kreitner, K.F., et al. (2000), Diabetes and peripheral arterial occlusive disease: prospective comparison of contrast-enhanced three- dimensional MR angiography with conventional digital subtraction angiography. AJR Am J Roentgenol. 174(1): p. 171-9.

32. Lars Norgen and William R.Hiatt (2000), Inter-Society consensus for

the management of peripheral arterial disease (TASC II). Vol. 31. J

Vasc Surg. S1-S287.

33. Lau, J.F., M.D. Weinberg, J.W. Olin. (2011), Peripheral artery disease. Part 1: clinical evaluation and noninvasive diagnosis. Nat Rev

Cardiol. 8(7): p. 405-18.

34. Napoli, A., et al. (2011), Peripheral arterial occlusive disease: diagnostic performance and effect on therapeutic management of 64- section CT angiography. Radiology. 261(3): p. 976-86.

35. Neil M. Rofsky, Mark A. Adelman. (2000), MR Angiography in the Evaluation of Atherosclerotic Peripheral Vascular Disease. Radiology.

February 2000 Radiology.: p. 214, 325-338.

36. Ota, H., et al. (2005), Quantitative vascular measurements in arterial occlusive disease. radiographics. 25(5): p. 1141-58.

37. Ouwendijk, R., et al. (2006), Vessel wall calcifications at multi- detector row CT angiography in patients with peripheral arterial disease: effect on clinical utility and clinical predictors. Radiology.

241(2): p. 603-8.

38. Pemberton, M. N.J. London. (1997), Colour flow duplex imaging of occlusive arterial disease of the lower limb. Br J Surg. 84(7): p. 912-9.

39. R A Knighton, et al. (1990), Techniques for color flow sonography of

the lower extremity. radiographics.

40. Rubin, G.D., et al. (2001), Multi-detector row CT angiography of lower extremity arterial inflow and runoff: initial experience.

Radiology. 221(1): p. 146-58.

41. Sensier, Y., P.R. Bell, N.J. London. (1998), The ability of qualitative assessment of the common femoral Doppler waveform to screen for significant aortoiliac disease. Eur J Vasc Endovasc Surg. 15(4): p. 357-64.

42. Sensier, Y., et al. (1998), A comparison between colour duplex ultrasonography and arteriography for imaging infrapopliteal arterial lesions. Eur J Vasc Endovasc Surg. 15(1): p. 44-50.

43. Sunil Kulkarni, et al. (2011), Management of thromboangiitis obliterans using distraction osteogenesis: A retrospective study. IJO

indian journal of Orthopaedics. Indian J Orthop. 2011 Sep-Oct; (45(5): p. 459-464.

44. Selvin. E, T.P. Erlinger. (2004), Prevalence of and risk factors for peripheral arterial disease in the United States: results from the National Health and Nutrition Examination Survey, 1999-2000.

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành bằng sự nỗ lực của tôi cùng với sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cám ơn tới:

- Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học trường

Đại học Y Hà Nội

- Ban Giám đốc - Bệnh viện Bạch Mai

- Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh trường Đại học Y Hà Nội

- Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai

- Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Việt Đức

- Phòng KHTH, tổ lưu trữ hồ sơ - Bệnh viện Bạch Mai

Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

PGS.TS.Nguyễn Duy Huề, chủ nhiệm Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh - Trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Việt Đức. Thầy là một trong những người dìu dắt tôi rất nhiều trong chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh. Thầy cũng đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi để hoàn thành tốt luận văn này.

PGS.TS. Phạm Minh Thông, Phó chủ nhiệm bộ môn Chẩn đoán hình ảnh - trường Đại Học Y Hà Nội, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Trưởng khoa CĐHA Bệnh viện Bạch Mai, Thầy là người trực tiếp chỉ bảo và dìu dắt tôi rất tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong hội đồng chấm luận văn, những người đã đánh giá công trình nghiên cứu của tôi một cách công minh. Các ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô sẽ là bài học cho tôi trên con đường nghiên cứu khoa học.

Tôi xin chân thành cám ơn tập thể Bác sỹ,Y tá và KTV của Khoa CĐHA Bệnh viện Bạch Mai, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng tập thể Bác sỹ - điều dưỡng và các nhân viên bệnh viện GTVT Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa học này.

Cuối cùng, từ trái tim mình tôi gửi lời biết ơn tới cha mẹ tôi, vợ, hai con và bạn bè thân thiết - những người đã luôn ở bên cạnh tôi, chăm sóc, giúp đỡ về mặt tình thần để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ khoa học của mình.

Hà nội, ngày 10 tháng 10 năm 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của siêu âm Triplex trong chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới so sánh với chụp CLVT 64 dãy” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả

trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin đảm bảo tính khách quan và trung thực của các số liệu và kết quả xử lý số liệu trong nghiên cứu này.

Hà nội, ngày 10 tháng 10 năm 2012

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SA: Siêu âm

SADL: Siêu âm Doppler

CM: Chụp mạch

CLVT: Cắt lớp vi tính

CHT: Cộng hưởng từ

DSA: Chụp mạch số hóa xóa nền TCLS: Triệu chứng lâm sàng

ĐM: Động mạch

TM: Tĩnh mạch

TTĐM: Tổn thương động mạch

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ... 1

Chương I. TỔNG QUAN... 3

1.1. Sơ lược giải phẫu ứng dụng động mạch chi dưới:... 3

1.1.1. Vùng chậu ... 4

1.1.2. Vùng đùi... 5

1.1.3. Vùng dưới khoeo... 7

1.2. Triệu chứng lâm sàng và các nguyên nhân gây hẹp, tắc ĐM chi dưới ... 8

1.2.1. Triệu chứng lâm sàng của hẹp tắc động mạch chi dưới... 8

1.2.2. Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây hẹp, tắc động mạch chi dưới . 9 1.3. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh áp dụng trong chẩn đoán, đánh giá tình trạng hẹp, tắc động mạch và nguyên nhân ... 13

1.3.1. Chụp mạch bằng cộng hưởng từ... 13

1.3.2. Chụp động mạch chi dưới... 14

1.3.3. Phương pháp xạ hình động mạch (Scintigraphy) ... 15

1.3.4. Chụp CLVT 64 dãy động mạch chi dưới ... 15

1.3.5. Siêu âm Triplex trong chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới .... 20

1.4. Tình hình nghiên cứu hẹp, tắc động mạch chi dưới trong và ngoài nước .... 24

1.4.1. Các nghiên cứu trong nước ... 24

1.4.2. Các nghiên cứu nước ngoài... 25

Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 27

2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 27

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân... 27

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ... 27

2.2. Địa điểm nghiên cứu... 27

2.3.1. Thiết kết nghiên cứu... 27

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu... 28

2.4 Phương tiện nghiên cứu ... 28

2.5. Các biến số nghiên cứu... 28

2.5.1. Đặc điểm chung ... 28

2.5.2. Đặc điểm tổn thương trên siêu âm Triplex ... 29

2.5.3. Đặc điểm tổn thương trên chụp CLVT 64 dãy... 30

2.6. Thu thập thông tin, phân tích vả xử lý số liệu ... 31

2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ... 32

Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU... 33

3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ... 33

3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ... 33

3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính... 34

3.1.3. Nguyên nhân gây bệnh và yếu tố nguy cơ... 34

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của siêu âm triplex trong chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới đối chiếu với chụp cắt lớp vi tính 64 dãy (Trang 64 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)