Đặc điểm tổn thương trên chụp CLVT 64 dãy

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của siêu âm triplex trong chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới đối chiếu với chụp cắt lớp vi tính 64 dãy (Trang 30 - 32)

2.5.3.1 Các bước tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân tại phòng chụp

Bệnh nhân và người nhà được giải thích về thủ thuật, những tai biến, rủi ro có thể xảy ra để phối hợp tốt với bác sỹ.

Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, chân đưa vào trước. Loại bỏ các vật dụng kim loại khỏi cơ thể bệnh nhân từ bụng trở xuống. Không kê gối hay vật kê dưới chân.

Đặt một đường truyền tĩnh mạch, truyền qua bơm tiêm điện

Thuốc cản quang đường tĩnh mạch: Xenetic lọ 100ml, hàm lượng 350mg Iod/ml.

Liều lượng: Từ 2-2,5ml/kg. Thông thường 125ml thuốc (2,5 lọ) + 50ml nước muối sinh lý

Bước 2: Đặt thông số chụp

Hằng số chụp thông thường: 120Kv, 110 mAs, vòng quay 0,33s, bước chuyển bàn (Pitch) 0,8 và thời gian cắt 20-25s

Chụp 5mm, tái tạo lại 0,75mm Tốc độ bơm thuốc 4ml/s

Bước 3:Tiến hành chụp

Chụp Topogram lấy từ động mạch chủ bụng xuống đến hết chân

Test bolus: Cắt một lát cắt qua ĐMC, đánh dấu HU vào điểm giữa ĐMC (100-130) và đặt chế độ tự động chụp

Tiến hành chụp cây động mạch với lớp cắt dày 1mm từ động mạch chủ bụng dưới động mạch thận xuống đến hết bàn chân

Bước 4: Tái tạo hình ảnh và đánh giá

Tái tạo lại lớp cắt 0,75mm

Dựng hình ảnh động mạch trên MIP và VRT

2.5.3.2 Các thông số đo đạc và thu nhận kết quả

Đo đạc, đánh giá tổn thương, bao gồm vị trí hẹp, tắc động mạch, các mức độ hẹp, tắc. Chúng tôi chia ra các mức độ hẹp, tắc động mạch thành 3 mức độ:

Độ 1: Không hẹp hoặc hẹp nhẹ dưới 50% đường kính lòng mạch (tương ứng hẹp không có ý nghĩa huyết động trên siêu âm Triplex)

Độ 2: Hẹp trên 50% đường kính lòng mạch (Bao gồm các mức độ hẹp có ý nghĩa huyết động trên siêu âm Triplex)

Độ 3: Tắc hoàn toàn

2.6.Thu thập thông tin, phân tích vả xử lý số liệu

Thu thập số liệu: Theo phiếu thu thập số liệu thiết kết sẵn về siêu âm Triplex và chụp CLVT 64 dãy đầu dò

Số liệu sau đó được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS 1.6 và các phần mềm tính toán khác.

Các thuật toán áp dụng:

Thuật toán Kappa: Là khả năng phù hợp chẩn đoán. Đây là một số đo lượng hóa khả năng phù hợp (cũng như khả năng không phù hợp-về phía ngược lại) trong thống nhất chẩn đoán giữa hai phương pháp khác nhau.

Công thức: Kappa = Phù hợp thực tại/ Phù hợp tiềm ẩn

Trong đó: Phù hợp thực tại = Phù hợp quan sát - phù hợp ngẫu nhiên Phù hợp tiềm ẩn = Phù hợp hoàn toàn - phù hợp ngẫu nhiên

K = 0,0 - 0,2 Độ phù hợp quá ít K = 0,2 - 0,4 Độ phù hợp thấp K = 0,4 - 0,6 Độ phù hợp trung bình K = 0,6 - 0,8 Độ phù hợp tốt

K = 0,8 - 1,0 Độ phù hợp rất tốt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khai thác bài toán χ2 cho bảng 2 hàng hai cột: Tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính: Sử dụng thuật toán trong Crosstabs của SPSS 1.6

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của siêu âm triplex trong chẩn đoán hẹp, tắc động mạch chi dưới đối chiếu với chụp cắt lớp vi tính 64 dãy (Trang 30 - 32)