1.2. Phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
1.2.4.3. Những nhân tố thuộc về môi trường kinh tế xã hội
- Mơi trường kinh tế, chính trị:
Sự ổn định của mơi trường chính trị có tác động đối với hoạt động của các
NH bởi một quốc gia có một nền chính trị ổn định sẽ thu hút các nguồn đầu tư từ nhiều hướng khác nhau giúp kinh tế phát triển bền vững, chất lượng cuộc sống của người dân sẽ được nâng cao.
Môi trường kinh tế thể hiện thông qua những biến số kinh tế như thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp... Khi kinh tế tăng trưởng và ổn định, nhu cầu chi
tiêu có xu hướng tăng lên do thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện, từ
đó sẽ khuyến khích hoạt động TDTD của NH và ngược lại.
- Môi trường cạnh tranh của ngân hàng:
Sự canh tranh ngày càng gay gắt của các NH dẫn đến thị trường TDTD bị chia nhỏ, do đó các NH phải tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và tạo được đặc điểm riêng của mình để khơng những giữ được KH cũ mà còn thu hút thêm được những KH
mới và giúp NH có các chiến lược kinh doanh hợp lý để có thể đứng vững và ngày càng phát triển cạnh tranh với các NH khác trên thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày những lý luân về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt
động tín dụng tiêu dùng của NHTM nói riêng như khái niệm, đặc điểm, các hình
thức của tín dụng tiêu dùng từ đó cho thấy được vai trò của nó đối với NHTM,
người tiêu dùng cũng như đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Ngoài ra chương 1 đã nêu lên khái niệm và những chỉ tiêu phản ánh sự phát triển tín dụng tiêu dùng cũng như những nhân tố ảnh hưởng sự phát triển tín dụng tiêu dùng tại các NHTM như chính sách tín dụng, tài sản đảm bảo, sảm phẩm dịch vụ, môi trường kinh tế xã hội, các nhân tố từ phía khách hàng,.... Những lý luận này
sẽ làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong những chương
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN (VIETBANK)