Nhóm giải pháp về chính sách tín dụng tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 74 - 78)

3.2. Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại VietBank

3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách tín dụng tiêu dùng

Chính sách tín dụng là nhân tố đầu tiên quyết định đến sự mở rộng hay thu

hẹp của một loại hình tín dụng. Để phát triển tín TDTD thì chính sách tín dụng của VietBank phải được thay đổi theo chiều hướng đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu của KH trên cơ sở đảm bảo rủi ro cho hoạt động tín dụng như: lãi suất cho vay ưu

đãi và mức phí thấp, thời hạn vay vốn linh hoạt, hạn mức cho vay phù hợp với nhu

cầu và khả năng trả nợ của KH, TSĐB và đối tượng KH. Các biện pháp mà

VietBank có thể áp dụng là:

Chính sách về đối tượng khách hàng của tín dụng tiêu dùng

VietBank cần mở rộng đối tượng KH để khai thác tốt hơn các KH tiềm năng là những người buôn bán nhỏ, những người làm việc tại các công ty tư nhân và nhà nước, cơng ty nước ngồi. Đây là những đối tượng KH khơng những có thu nhập ổn

định mà còn khá cao và họ hồn tồn có khả năng trả nợ đủ và đúng hạn cho NH.

VietBank có thể liên hệ với các doanh nghiệp để tổ chức các buổi gặp gỡ nhằm giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ đồng thời hướng dẫn các quy trình thủ tục vay vốn, các thắc mắc về lãi suất cho vay, thời gian và hạn mức cho vay tiêu dùng đến với

những nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp. Hoạt động này sẽ giúp VietBank

thu hút được sự chú ý của KH nhiều hơn, xoá bỏ được tâm lý e ngại khi vay vốn

của KH, từ đó khuyến khích KH sử dụng các dịch vụ của VietBank nói chung cũng như các sản phẩm cho vay tiêu dùng nói riêng.

Chính sách về hạn mức cho vay

Tùy theo nhu cầu và khả năng trả nợ của KH mà ấn định hạn mức cho vay phù hợp, VietBank nên xem xét linh hoạt về hạn mức cho vay với một số sản phẩm như:

- Cho vay tiêu dùng tín chấp: hiện VietBank đang áp dụng mức cho vay tối

đa là 12 lần thu nhập hàng tháng nhưng không quá 300 triệu đồng, mức cho vay này

là thấp so với nhu cầu vay để mua nhà đất, xây dựng sửa chữa nhà đối với những

KH có thu nhập trung bình và cũng thấp hơn so với các NH khác trên thị trường có hạn mức cho vay đến 15 -16 lần thu nhập và tối đa là 500 triệu đồng.

- Cho vay cán bộ nhân viên VietBank: đối với các nhân viên có TSĐB là bất

động sản thì VietBank nên áp dụng hạn mức cho vay cao hơn so với các nhân viên

vay tín chấp, điều này sẽ đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của nhân viên khi họ vừa

được vay với lãi suất ưu đãi lại vừa được cấp hạn mức cao hơn.

- Cho vay mua xe ô tơ thế chấp bằng chính xe mua: mức cho vay của sản phẩm này tại VietBank hiện nay chỉ là 70% giá trị xe hoặc 90% giá trị xe với điều kiện là KH sở hữu ít nhất một bất động sản và tổng chi phí mua xe từ 1 tỷ đồng trở xuống. Việc giới hạn chi phí của xe mua đã làm giảm khả năng cạnh tranh của

VietBank đối với sản phảm này so với các NH khác. Do đó VietBank nên nới rộng hơn giới hạn về chi phí mua xe và có thể xem xét tài trợ 100% giá trị xe mua đối với các KH có khả năng tài chính tốt.

- Đối với hình thức cho vay có tài sản đảm bảo: hiện nay VietBank áp dụng tỷ lệ cho vay trên TSĐB ngoại trừ giấy tờ có giá phổ biến ở mức 70%. Để tăng khả năng cạnh tranh trong thời gian tới VietBank cần nên xem xét tới tỷ lệ này, có thể thay đổi linh hoạt theo tùy đối tượng KH cũng như cần có sự tương xứng với mặt

KH có khả năng tài chính tốt và thế chấp bằng bất động sản có tính thanh khoản

cao.

Như vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh, VietBank nên linh hoạt về mức cho vay đối với từng đối tượng KH, nếu một KH có thu nhập cao và chứng minh được thì nên cho vay hạn mức cao hơn nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro.

Chính sách về thời hạn vay vốn

VietBank cần đa dạng các thời hạn cho vay nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc về khả năng hoàn trả và đúng mục đích sử dụng vốn. Các sản phẩm cho vay mua nhà đất và xây dựng sửa chữa nhà tại VietBank có thời hạn cho vay lên đến 15 năm nhưng thực tế thì KH rất khó để có thể tiếp cận được, nguyên nhân có thể là do thời hạn vay vốn dài thì NH sẽ phải đối mặt với những rủi ro khi khả năng trả nợ của

KH bị sụt giảm hay giá trị của TSĐB bị giảm gía do những ảnh hưởng của nền kinh tế. VietBank cần nới rộng thời hạn cho vay để phù hợp với nhu cầu và khả năng trả nợ của KH đồng thời cũng giúp VietBank nâng cao khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại tại các NH khác.

Bên cạnh đó thì việc cho vay tiêu dùng đối với các hộ gia đình sản xuất thì

VietBank cần xem xét định kỳ trả nợ gốc và lãi vay sao cho phù hợp với chu kỳ sản xuất và thu nhập trả nợ của KH, tránh trường hợp KH thực sự có khả năng thanh tốn nhưng vì chưa đến kỳ thu nhập dẫn đến việc chậm thanh tốn cho NH. Ngồi ra để đảm bảo nguồn vốn cho vay với thời hạn đa dạng như trên thì VietBank cũng cần có định hướng thu hút nguồn vốn trung dài hạn nhằm hạn chế rủi ro về vốn khi cho vay tiêu dùng.

Chính sách về lãi suất cho vay và phí trả nợ trước hạn

Để xây dựng được mức lãi suất vừa hấp dẫn, hợp lý lại vừa bù đắp được chi

phí và mang lại lợi nhuận thì VietBank nên linh hoạt áp dụng các mức lãi suất khác nhau giành cho các đối tượng KH nhằm tạo được sự hài hồ cân đối giữa lợi ích NH và KH. Chẳng hạn như để củng cố mối quan hệ lâu dài và thể hiện thiện chí với KH thì VietBank nên có những ưu đãi về lãi suất đối với các nhu cầu vay mới dành cho các KH đã và đang có quan hệ tín dụng tại VietBank như:

- Khách hàng có mục đích vay vốn rõ ràng, hợp lý và chứng minh được, mục

đích vay vốn thuộc nhóm khuyến khích cấp tín dụng theo định hướng hoạt động tín

dụng của VietBank như cho vay mua nhà, đất, cho vay xây dựng sửa chữa nhà có giấy phép xây dựng sửa chữa nhà, cho vay mua xe, cho vay du học.

- Khách hàng có nguồn thu nhập trả nợ từ lương hoặc từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Khách hàng có lịch sử trả nợ, uy tín thanh tốn tốt đối với các TCTD hoặc tại VietBank và khơng có phát sinh nợ nhóm 2 trở lên trong vịng 36 tháng tính tới thời điểm xét duyệt cấp tín dụng.

- KH đã và đang có quan hệ tín dụng với VietBank phải tn thủ đầy đủ các

điều kiện phê duyệt của VietBank trong q trình vay vốn.

- KH có TSĐB là bất động sản có tính thanh khoản tốt và thuộc sở hữu của

chính KH vay hoặc ba mẹ của KH.

VietBank cũng phải xem xét sao cho lãi suất cho vay không chỉ hợp lý trong thời gian đầu vay vốn mà phải hợp lý trong suốt thời gian vay, tránh trường hợp chỉ áp dụng mức lãi suất thấp ban đầu sau đó đến kỳ điều chỉnh lại tăng cao làm ảnh

hưởng đến khả năng thanh toán và gây ra tâm lý e dè của KH khi đến vay vốn tại NH. Ngồi ra thì biên độ điều chỉnh lãi suất tại VietBank hiện nay vẫn còn khá cao dẫn đến lãi suất cho vay sau khi điều chỉnh theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng lãi cuối kỳ là chênh lệch khá nhiều so với ban đầu, do đó VietBank cũng nên xem xét điều chỉnh lại các biên độ này theo từng kỳ hạn vay một cách hợp lý để không

ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của KH. Bên cạnh đó thì việc điều chỉnh lãi

suất cũng cần được thơng báo kịp thời để KH có thể chủ động trong việc thanh toán, khi lãi suất điều chỉnh quá cao có thể chủ động trình giảm lãi suất cho KH, điều này vừa giúp KH giảm bớt áp lực trong việc thanh toán nợ vay vừa giúp NH có thể tránh được các khoản nợ trễ hạn.

Ngoài ra việc VietBank áp dụng cách tính lãi theo dư nợ ban đầu đối với các KH vay tín chấp đã làm cho một số KH khơng hài lịng vì theo quan điểm của họ thì cách tính lãi này đã làm cho số tiền lãi phải trả hàng kỳ không thay đổi trong khi dự

nợ đã giảm xuống, do đó VietBank cũng nên xem xét áp dụng cách tính lãi theo dư nợ thực tế dành cho các KH này nhằm đáp ứng tối đa các yêu cầu của KH.

Bên cạnh đó VietBank cũng nên điều chỉnh mức phí phạt trả nợ trước hạn

một cách hợp lý. Mức phí phạt trả nợ trước hạn VietBank đang áp dụng đối với các khoản vay món có thế chấp và tín chấp tối đa là 5% trên số tiền trả nợ trước hạn là quá cao đối với các KH có nhu cầu trả nợ sớm, việc điều chỉnh này sẽ vừa hỗ trợ KH trong việc trả nợ vừa giúp VietBank quay vịng vốn tín dụng để cho vay lại các KH khác. Đặc việt là VietBank cũng nên xem xét điều chỉnh mức phí trả nợ trước hạn cho các KH đã và đang có quan hệ tín dụng tại VietBank có nhu cầu vay mới như áp dụng các mức phí giảm dần theo thời gian KH trả nợ.

Về tài sản đảm bảo

VietBank cần phải có quy định cụ thể hơn về việc định giá TSĐB, việc định giá hiện nay là quá an toàn, giá trị thấp hơn nhiều so với giá thị trường và tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản cũng thấp hơn các NHTM khác, điều này đã gây khó khăn

trong thu hút KH. VietBank nên thành lập bộ phận hoặc công ty định giá riêng trực thuộc Vietbank để tạo sự chủ động khi định giá góp phần đẩy nhanh thời gian xử lý hồ sơ vay cho KH. Nhân viên tín dụng cần phải thường xuyên theo dõi thực trạng TSĐB, nắm bắt thông tin về tính hiện hữu và giá thị trường của các tài sản đang thế chấp, nếu có biến động lớn thì cần xem xét định giá lại tài sản hoặc yêu cầu KH bổ sung thêm tài sản khi giá trị TSBĐ bị sụt giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)