Công tác quản lý nợ và xếp hạng tín dụng khách hàng vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 84 - 85)

3.2. Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại VietBank

3.2.5. Công tác quản lý nợ và xếp hạng tín dụng khách hàng vay tiêu dùng

Công tác quản lý nợ:

Hiện tỷ lệ nợ xấu TDTD của VietBank chiếm khoảng 1,5% trong tổng dư nợ, tỷ lệ này tuy ở mức có thể chấp nhận được nhưng cần phải thực hiện tốt hơn công tác quản lý, thu hồi nợ để giảm tỷ lệ nợ quá hạn về mức thấp hơn nữa nhằm nâng cao lợi nhuận cho NH. Đối với những khoản nợ quá hạn mà KH còn khả năng và thiện chí trả nợ thì nên tạo điều kiện cơ cấu nợ cho KH, đối với những khoản nợ mà chắc chắn khơng có khả năng thu hồi thì nên dùng biện pháp có thể để xử lý TSĐB thu hồi nợ và tuyệt đối khơng vì che giấu nợ xấu mà cơ cấu nợ tùy tiện cho KH. Đồng thời phải thường xuyên theo dõi và nhắc nhở KH thanh tốn nợ vay đúng hạn

vì trong thực tế các KH cá nhân nhiều lúc không chú ý đến hạn thanh tốn dẫn đến việc trả nợ vay khơng đúng hạn làm phát sinh thêm phí phạt trễ hạn ngồi ý muốn.

Để làm tốt việc nhắc nợ thì Phịng Phân tích và quản lý tín dụng của

VietBank phải thường xuyên cập nhật danh sách những khoản vay bị trễ hạn và có nguy cơ bị chuyển nhóm nợ vào hàng tháng để đốc thúc nhân viên nhắc nợ, nhân

viên tín dụng phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc xử lý nợ và hàng tuần phải báo cáo kết quả xử lý nợ cũng như tình hình của KH về Hội sở để có hướng xử lý kịp thời.

Cơng tác xử lý và thu hồi nợ tại VietBank hiện đang do chính nhân viên tín dụng quản lý khoản vay thực hiện, nếu có một khoản nợ xấu phát sinh thì nhân viên tín dụng phải mất nhiều thời gian để xử lý làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh phát triển KH mới của nhân viên đó. Do vậy VietBank cần thành lập một bộ phận

chuyên trách về xử lý nợ và nhân viên tín dụng sẽ hỗ trợ bộ phận này khi có yêu cầu, điều này sẽ giúp tiết kiệm được thời gian cũng như đẩy nhanh quá trình xử lý

nợ tại VietBank.

Xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân:

Chương trình xếp hạng tín dụng cá nhân chỉ được VietBank triển khai vào

năm 2012, việc xếp loại KH vay tiêu dùng dựa vào 2 nhóm chỉ tiêu: chỉ tiêu về nhân thân chiếm 30%, chỉ tiêu về khả năng trả nợ (gồm khả năng tài chính của người vay liên quan đến khoản vay và mối quan hệ của người vay với VietBank và các TCTD khác) chiếm 70%. Việc đánh giá của nhân viên tín dụng cũng chưa thật sự chính

xác, các tiêu chí mang tính định tính lại phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của nhân viên tín dụng, chẳng hạn như các tiêu chí về thiện chí trả nợ, mức độ rủi ro trong nghề nghiệp của KH. Do đó phải nhắc nhở các nhân viên tín dụng cần khách quan khi chấm điểm tín dụng nhằm phân loại đúng nhóm nợ của KH để hạn chế rủi ro

cho VietBank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)