3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ Ngành liên quan
Ổn định kinh tế vĩ mơ
- Chính phủ cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế một cách ổn định, lâu dài, đúng hướng. Các mục tiêu như tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, duy trì
tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý và việc làm cho người dân cần được phối hợp một cách hài hòa. Trong điều kiện lạm phát tăng cao thì người dân sẽ hạn chế chi tiêu làm
giảm nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa dịch vụ dẫn đến nhu cầu vay vốn NH cũng
giảm theo. Ngoài ra để kìm chế lạm phát thì NHNN cũng siết chặt tín dụng hơn đặc biệt là TDTD nên các NH sẽ khó khăn hơn trong việc cho vay do mặt bằng lãi suất tăng cao. Do đó chính phủ cần phải có chính sách ổn định kinh tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng nói riêng, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, khi điều kiện sống được cải thiện, khả năng tích luỹ tăng lên sẽ thúc
đẩy mạnh mẽ nhu cầu tiêu dùng của người dân tạo điều kiện cho các NHTM phát
triển hoạt động TDTD.
- Chính phủ cần đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng tăng giá ảo đối với nhà đất do hoạt động đầu cơ đã gây ra khơng ít khó khăn cho những người có nhu cầu nhà ở thực sự đồng thời cũng gây khó khăn cho NH trong định giá nhà, đất thế chấp của KH như định giá TSĐB cao so với giá trị thực hay rủi ro giá trị TSĐB bị giảm giá trong tương lai gây ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ vay của NH.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật hỗ trợ hoạt động tín dụng
Xây dựng hành lang pháp lý an toàn về luật nhà ở, luật dân sự,... nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi cho NH và người đi vay. Đặc biệt là công tác công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ
NH xác minh hành vi thế chấp, cầm cố tài sản và là cơ sở pháp lý cho việc tranh chấp xảy ra nếu có. Mặt khác, các cơ quan công chứng và đăng ký giao dịch đảm
bảo còn giúp cho NH xác minh giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp, cầm cố có đang bị tranh chấp, thế chấp, cho thuê hoặc bị hạn chế quyền chuyển nhượng trong giao dịch mua bán hay không,... đồng thời giúp NH nhận biết giấy tờ sở hữu là thật hay giả, tránh tình trạng KH mang giấy tờ giả hoặc hạn chế quyền chuyển nhượng đi
vay mượn tại NH.
Các vướng mắc trong khâu thi hành án gây mất nhiều thời gian, TSĐB
ra ở hầu hết các NH thì hồ sơ bán đấu giá TSĐB để thu hồi nợ xấu thường kéo dài từ 3 đến 4 năm có khi đến 10 năm, khi phát mại tài sản, nếu tài sản khơng bán được thì việc NH muốn thu hồi tài sản cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó các cơ quan ban ngành có liên quan cần nghiên cứu cho ra quy trình xử lý tài sản thế chấp một cách nhanh chóng hơn nhằm giúp NHTM trong việc thu hồi nợ tồn đọng.
Đơn giản các thủ tục hành chính trong việc cấp giấy chứng nhận về
sở hữu nhà đất cho người dân
Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đẩy nhanh tiến
độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất để thuận tiện cho
người dân trong việc sử dụng tài sản để thế chấp, bảo lãnh vay vốn tại NH, xây
dựng đơn giá đất một cách hợp lý, giảm bớt chênh lệch so với giá thị trường nhằm giúp cho NH có cơ sở để cấp tín dụng với hạn mức cao hơn cho KH, công bố công khai các khu quy hoạch tạo thuận lợi cho NH định giá các TSĐB là bất động sản.
Các cơ quan quản lý nhà đất các cấp phải niêm yết công khai mọi thủ tục và những giấy tờ cần thiết về việc xin cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, nghiêm túc xử phạt các hành vi của cán bộ cố tình làm chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận cho người dân.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Nâng cao hệ thống thơng tin tín dụng hỗ trợ các tổ chức tín dụng
Cách thức mà các TCTD tra cứu thông tin nợ vay và TSĐB của KH là gửi yêu cầu tra cứu thơng tin lên Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) của NHNN. Chất lượng thơng tin càng cao thì sẽ giúp các NH nắm rõ hơn về lịch sử vay nợ của KH, hạn chế rủi ro khi cấp tín dụng cho những KH có lịch sử tín dụng khơng tốt. Vì vậy, việc hồn thiện hơn nữa hoạt động của CIC là rất cần thiết đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động TDTD nói riêng.
Do số lượng KH vay tiêu dùng tại các TCTD là khá lớn nên thông tin do CIC cung cấp nhiều lúc chưa đáp ứng kịp thời các yêu cầu gửi về cũng như chưa cập
nhập được một cách chính xác tình hình dư nợ hiện tại của KH dẫn đến trường hợp KH phát sinh dư nợ tại nhiều TCTD mà NH không nắm được dẫn đến rủi ro cấp
hạn mức tín dụng khơng phù hợp với khả năng trả nợ của KH. Do đó, NHNN cần chú trọng tới việc nâng cao tính hiệu quả của CIC từ khâu cập nhật dữ liệu đến việc cung cấp số liệu một cách chính xác, kịp thời để tăng khả năng thẩm định, giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng, đảm bảo tăng cường lượng thông tin hai chiều giữa CIC và các TCTD.
Các TCTD cung cấp thông tin về nợ vay và TSĐB của KH vay nhiều lúc còn chậm gây khó khăn cho CIC trong việc tổng hợp và cung cấp thơng tin một cách chính xác. Vì vậy NHNN nên có những biện pháp để các TCTD báo cáo đầy đủ và chính xác các thơng tin về tình hình dư nợ, nhóm nợ và TSĐB cho CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro cho hoạt động của chính các TCTD. NHNN nên kiểm tra việc báo cáo thông tin của các TCTD đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời
đối với những TCTD vi phạm chế độ báo cáo như báo cáo thiếu, báo cáo thông tin
sai lệch, chấm dứt và xử lý kịp thời các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, che dấu thông tin gây rủi ro cho hoạt động tín dụng của tồn hệ thống NH.
Cơng tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng tiêu dùng
Ngân hàng nhà nước nên có kế hoạch thanh tra, kiểm sốt dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện những hành vi tiêu cực của các TCTD nhằm đưa
hoạt động TDTD đi theo đúng quy định của pháp luật và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD. Chẳng hạn như kiểm tra việc niêm yết lãi suất cho vay tiêu dùng, mục đích sử dụng vốn, chứng từ chứng minh hay việc cơ cấu nợ có rõ ràng
theo đúng quy đinh của NHNN hay không, phải xử lý thật nghiêm khi phát hiện ra các sai phạm để đảm bảo không tái phạm gây rủi ro cho hoạt động tín dụng của cả hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng nhà nước cần phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay tiêu
dùng vì hiện nay nhiều NH đã hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, thậm chí cịn cạnh tranh với các NH khác bằng việc mua lại nợ để thu hút KH về NH mình. Bên cạnh đó, để có thể tăng trưởng tín dụng thì các NH đã triển khai rầm rộ những chương trình cho vay tiêu dùng với những điều kiện vay đơn giản hơn cũng đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng tín dụng của tồn hệ thống, NHNN có thể điều chỉnh mục tiêu
tăng trưởng tín dụng hợp lý để các NH có thể đạt được kỳ vọng với chất lượng tín dụng ngày càng cao, hạn chế rủi ro cho hoạt động của cả hệ thống NH.
Vạch ra chiến lược cho việc phát triển tín dụng tiêu dùng
Ngân hàng nhà nước cần đóng vai trị quan trọng trong việc định hướng
chiến lược phát triển hoạt động TDTD nhằm tạo ra sự thống nhất trong việc tuân thủ quy định tại các TCTD. Do hoạt động TDTD mới được phát triển rộng trong
những năm gần đây nên có rất nhiều vấn đề cần quan tâm đòi hỏi NHNN phải có
những biện pháp chấn chỉnh kịp thời để hoạt động này đi vào khuôn khổ.
Ngân hàng nhà nước nên có những quy định nhằm hạn chế việc chạy đua
phát triển mạng lưới của các NH vì điều này sẽ gây rủi ro cho chính các NH và cho toàn hệ thống. Việc thành lập các phịng giao dịch, quỹ tiết kiệm rất tốn chi phí, từ các chi phí đầu tư ban đầu rất lớn cho đến chi phí hoạt động hàng tháng, thông
thường một điểm giao dịch mới thì NH chấp nhận lỗ ít nhất là 12 đến 18 tháng
nhưng thực tế có có nhiều điểm giao dịch lỗ quá thời hạn cho phép nhưng vẫn tiếp tục duy trì hoạt động vì việc xin phép thành lập các điểm giao dịch mới của một NH là rất khó. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của chính NH và gây rủi ro cho cả hệ thống nếu không sớm được khắc phục.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã nêu lên sự cần thiết của tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam hiện
nay và định hướng hoạt động tín dụng tiêu dùng của VietBank trong thời gian tới.
Cùng với việc phân tích thực trạng phát triển tín dụng tiêu dùng của VietBank với những ưu điểm và hạn chế được trình bày trong chương 2, chương 3 cũng đã đi vào
đề xuất các giải pháp để góp phần phát triển tín dụng tiêu dùng tại VietBank như
giải pháp về chính sách, quy trình tín dụng tiêu dùng, nhân sự, sản phẩm dịch vụ, mạng lưới hoạt động,… Đồng thời chương 3 cũng nêu lên một số kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan và đối với Ngân hàng Nhà nước với mong
muốn có thể góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng tại các tổ
KẾT LUẬN
Tuy hoạt động cho vay tiêu dùng chỉ mới phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây nhưng nó đã trở thành mục tiêu chiến lược mang tầm quan trọng giúp khơi thông nguồn vốn, mở rộng đầu ra cho các NHTM tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng và giúp các nhà sản xuất kinh doanh gia tăng sản xuất, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
Qua nghiên cứu lý luận về hoạt động TDTD tại các NHTM và phân tích thực trạng hoạt động TDTD tại VietBank cũng như khảo sát ý kiến của các đối tượng
thẩm định và phê duyệt tín dụng, luận văn đã nêu ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân tồn tại. Trên cơ sơ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa hoạt động TDTD nhằm giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của VietBank trong thời gian tới. Có thể những giải pháp đưa ra có thể chưa thực sự là tối ưu nhất nhưng tác giả mong muốn những đề xuất này có thể được tham khảo và vận dụng, đóng góp vào sự phát triển của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt
động TDTD nói riêng tại VietBank.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để có thể đạt được những kết quả nghiên cứu
như đã trình bày, song do cịn hạn chế về nhiều mặt như thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo và tiếp xúc thực tế nên luận văn khơng thể tránh khỏi những sai sót, nhiều vấn đề cần phải đi sâu phân tích và xem xét lại cũng như những vấn đề mới còn chưa được đề cập đến trong luận văn này… Do vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp và bổ sung của Quý thầy cô, các anh chị đồng nghiệp đang công
tác tại VietBank, những người có quan tâm đến hoạt động tín dụng tiêu dùng để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành với sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của Tiến sỹ Lại Tiến Dĩnh. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến các anh chị đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình
Thương Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ/NHNN ngày
22/04/2005 về việc ban hành Quy đinh về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Hà
Nội, tháng 4 năm 2005.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày
25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005. Hà
Nội, tháng 4 năm 2007.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012. Quyết định số 780/2012/QĐ-NHNN ngày
23/04/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Hà Nội, tháng 04 năm 2012.
5. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, 2009, 2010, 2011, 2012. Báo cáo thường niên VietBank năm 2009, 2010, 2011, 2012. Sóc Trăng, tháng 12 năm
2009/2010/2011/2012.
6. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, 2009, 2010, 2011, 2012. Báo cáo kinh doanh VietBank năm 2009, 2010, 2011, 2012. Sóc Trăng, tháng 12 năm
2009/2010/2011/2012.
7. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, 2010. Quy trình cho vay số QT- 01/PT&QLTD ngày 18/09/2010. Sóc Trăng, tháng 09 năm 2010.
8. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, 2010. Quyết định số 82/NVQĐ-
KHCN.10 ngày 31/07/2010 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Việt Nam Thương Tín về việc Ban hành quy định về cho vay mua nhà đất. Sóc Trăng, tháng 07 năm 2010.
9. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, 2010. Quyết định số 83/NVQĐ-
về việc Ban hành quy định về cho vay xây dựng, sửa chữa nhà. Sóc Trăng, tháng 07
năm 2010.
10. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, 2010. Tài liệu hội nhập mơi trường
làm việc tại VietBank. Sóc Trăng, tháng 07 năm 2010.
11. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, 2010. Quyết định số 81/NVQĐ-
KHCN.10 ngày 31/07/2010 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Việt Nam Thương Tín về việc Ban hành quy định về cho vay sinh hoạt tiêu dùng. Sóc Trăng, tháng 07 năm
2010.
12. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, 2010. Quyết định số 77/NVQĐ-
KHCN.10 ngày 31/07/2010 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Việt Nam Thương Tín về việc Ban hành quy định về cho vay mua xe ơtơ thế chấp bằng chính xe mua. Sóc
Trăng, tháng 07 năm 2010.
13. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, 2010. Quyết định số 75/NVQĐ-
KHCN.10 ngày 31/07/2010 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Việt Nam Thương Tín về việc Ban hành quy định về cho vay du học. Sóc Trăng, tháng 07 năm 2010.
14. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, 2010. Quyết định số 76/NVQĐ-
KHCN.10 ngày 31/07/2010 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thương Tín về việc Ban hành quy định về cho vay cán bộ nhân viên VietBank. Sóc Trăng, tháng
07 năm 2010.
15. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, 2010. Quyết định số 79/NVQĐ-
KHCN.10 ngày 31/07/2010 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thương Tín