Tình hình hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VietBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 43)

2.3.1. Các sản phẩm tín dụng tiêu dùng của VietBank

Cho vay sinh hoạt tiêu dùng

Nhằm đáp ứng nhu cầu cho KH vay sinh hoạt tiêu dùng với thời hạn vay vốn đến 60 tháng, hạn mức cho vay lên đến 500 triệu đồng. Phương thức trả nợ linh hoạt, lãi trả hàng tháng theo dư nợ thực tế, gốc trả hàng tháng/hàng quý hoặc trả gốc vào cuối kỳ đối với khoản vay ngắn hạn và trả đều định kỳ hàng tháng/quý hoặc

Cho vay mua nhà đất

Khách hàng sử dụng sản phẩm này để mua nhà đất có TSĐB, hạn mức cho vay lên đến 100% giá trị nhà đất mua. Thời hạn vay vốn tối đa 15 năm và nguồn thu nhập trả nợ tối thiểu là 5 triệu đồng, phương thức trả nợ linh hoạt, lãi trả hàng tháng theo dư nợ thực tế, gốc trả đều hàng tháng/hàng quý hoặc tăng dần hàng tháng/quý.

Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà

Với mục đích hỗ trợ cho KH xây dựng, sữa chữa nhà, có TSĐB thuộc sở hữu của chính người vay hoặc được nhân thân có tài sản thế chấp bảo lãnh. Thời hạn

vay vốn lên đến 15 năm, hạn mức cho vay lên đến 100% tổng chi phí dự tốn cơng trình xây dựng, sữa chữa nhà. Phương thức trả nợ linh hoạt, lãi trả hàng tháng theo dư nợ thực tế, gốc trả đều hàng tháng/quý hoặc tăng dần hàng tháng/hàng quý.

Cho vay du học

Nhằm phục vụ nhu cầu chứng minh tài chính, thanh tốn các chi phí phát sinh trong q trình học tập tại nước ngồi với ba hình thức: cho vay ký quỹ du học, cấp hạn mức tín dụng du học và cho vay thanh tốn chi phí du học, TSĐB là sổ tiết kiệm hoặc chứng từ có giá, bất động sản thuộc sở hữu của người đi vay.

Cho vay mua xe ơ tơ thế chấp bằng chính xe mua

Khách hàng có thể vay mua ơ tơ mới 100% có nguồn gốc hợp pháp, giấy tờ hợp lệ và được mua tại các đại lý chính thức của các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu xe tại Việt Nam. Hạn mức cho vay là 70% giá trị chiếc xe và 90% nếu KH sở hữu ít nhất một bất động sản và tổng chi phí mua xe từ 1 tỷ đồng trở xuống. Thời gian vay vốn tối đa 5 năm, phương thức trả nợ linh hoạt, gốc trả hàng tháng hoặc hàng quý, lãi trả hàng tháng tính theo dư nợ thực tế.

Cho vay tiêu dùng tín chấp cán bộ, nhân viên

Nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng nhanh chóng, thuận tiện thơng qua khoản vay do VietBank cung cấp mà khơng cần có TSĐB:

- Đối với nhân viên VietBank thì hạn mức cho vay tối đa là 10 lần lương,

thời hạn vay vốn tối đa là 36 tháng nếu nhân viên làm việc tối thiểu 12 tháng và 60 tháng nếu nhân viên làm việc tối thiểu 24 tháng.

- Đối với nhân viên ngoài VietBank: thời hạn vay tối đa là 36 tháng, hạn mức vay tối thiểu 20 triệu đồng, tối đa 12 tháng lương và không quá 300 triệu đồng.

Cho vay tiêu dùng khác

Hạn mức cho vay xác định trên cơ sở nguồn trả nợ chứng minh được và

không vượt quá giá trị TSĐB. Thời hạn vay và phương thức trả nợ tùy thuộc vào nguồn trả nợ của NH.

So sánh các sản phẩm TDTD của VietBank với các NHTM khác:

Các sản phẩm TDTD của VietBank hiện nay vẫn là các sản phẩm khá phổ biến giống như các NH khác trên thị trường, các sản phẩm cũng khơng có nhiều cải tiến và chưa có sự đột phá để thu hút KH, hình thức cho vay thấu chi KH cá nhân vẫn chưa áp dụng trong khi sản phẩm này đã được các NH triển khai từ rất sớm. Đặc biệt là với nhu cầu về thẻ tín dụng ngày càng tăng lên trong những năm gần đây

thì việc chưa có sản phẩm cho vay phát hành thẻ tín dụng là vấn đề mà VietBank cần phải quan tâm phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Tiêu biểu về thẻ tín dụng hiện nay thì có thẻ tín dụng của Ngân hàng TNHH MTV HSBC với hạn mức rất lớn: thẻ Premier MasterCard và thẻ Visa Bạch Kim hạn mức lên đến 1 tỷ đồng, KH khi sử dụng thẻ của HSBC thường được ưu đãi chiết khấu thanh toán khi mua hàng

ở những điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ này, ngồi ra thì tại hầu hết các NH

khác trên thị trường cũng đều có sản phẩm thẻ tín dụng.

Như vậy có thể thấy rằng các NH đang chạy đua nhau trong việc tung ra các sản phẩm TDTD phù hợp với nhiều đối tượng KH. Vì vậy việc nghiên cứu cải tiến sản phẩm hiện có cũng như cho ra đời các sản phẩm mới là hết sức cần thiết góp

phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho VietBank trong giai đoạn hiện nay.

2.3.2. Quy trình tín dụng tiêu dùng tại VietBank

Bước 1: Hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ KH

Nhân viên tín dụng (A/O) và/hoặc Nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR) có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ, chi tiết các thủ tục, điều kiện và giấy tờ cần thiết về việc vay vốn cho KH.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình. Ngay sau khi nhận được hồ

sơ vay vốn từ KH, A/O sẽ tiến hành:

- Gửi hồ sơ TSĐB cho bộ phận thẩm định tài sản để định giá.

- Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc (đối với khoản vay ngắn hạn) hoặc 10 ngày (đối với khoản vay trung dài hạn) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, A/O phải lập tờ trình thẩm định KH để trình cấp thẩm quyền xét duyệt.

- Trên cơ sở kết quả thẩm định tín dụng và tài sản đảm bảo, A/O sẽ đề xuất cho vay/từ chối cho vay đối với KH và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 3: Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho KH

- A/O trình các cấp để xét duyệt hồ sơ vay. Hiện tại, các cấp xét duyệt tín dụng tại VietBank bao gồm:

+ Hội đồng tín dụng và Ban Tín Dụng Hội sở.

+ Ban Tín Dụng chi nhánh/SGD và các cá nhân được giao hạn mức phê

duyệt là các giám đốc tại một số phòng giao dịch.

- Trong vòng 1 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định đồng ý hay không đồng ý cho vay, A/O phải thông báo kết quả cho KH.

Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lý về TSĐB nợ vay

Nhân viên Loan CSR soạn thảo hợp đồng tín dụng và các văn bản cam kết

liên quan đến khoản vay theo phê duyệt, đồng thời chuyển hồ sơ cho nhân viên

pháp lý chứng từ để thực hiện thủ tục thế chấp/cầm cố theo quy định.

Bước 5: Lưu trữ hồ sơ, giải ngân, kiểm tra, theo dõi khoản vay, thu nợ và

xử lý các vấn đề phát sinh

- Loan SCR lưu trữ hồ sơ vay vốn, khi KH có nhu cầu giải ngân thì A/O sẽ lập tờ trình giải ngân và chuyển cho nhân viên giao dịch giải ngân cho KH.

- Sau khi giải ngân, A/O phải thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ của KH, thường xuyên nhắc nhở KH thanh toán khi đến hạn, tiến hành kiểm tra, giám sát vốn vay theo định kỳ hoặc theo phê duyệt của các cấp thẩm quyền và phải định giá lại TSĐB cho nợ vay định kỳ 12 tháng/lần đối với bất động sản và 06 tháng/lần

Bước 6: Thanh lý/tất toán khoản vay

Khi KH tất toán nợ vay, Loan CSR tiến hành kiểm tra, xác nhận dư nợ của KH, nghĩa vụ đảm bảo của tài sản thế chấp, cầm cố, tiến hành thủ tục giải chấp tài sản và bàn giao lại cho KH đồng thời lưu lại hồ sơ thanh lý để giải quyết khiếu nại của KH nếu có.

Nhận xét: Quy trình tín dụng của VietBank tương đối chặt chẽ, có sự phân

công rõ ràng, mỗi bộ phận sẽ đảm nhận một công việc chuyên môn nên một nhân viên không phải cùng một lúc thực hiệu nhiều công việc như soạn thảo hợp đồng tín dụng hay các thủ tục pháp lý về TSĐB và điều này đã góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay. Tuy nhiên hạn mức phê duyệt tín dụng của Ban tín dụng chi nhánh hay các cá nhân được giao hạn mức phê duyệt cịn thấp, các khoản vay có số tiền khơng quá lớn hay khoản vay thuộc quyền phê duyệt của các cấp này có phương thức trả nợ linh hoạt như trả theo tỷ lệ tăng dần hay hàng tháng, hàng q,… cũng phải trình lên Ban tín dụng hay Hội đồng tín dụng Hội sở đã làm mất nhiều thời gian xử lý hồ sơ cho KH, các khoản vay bắt buộc qua tái thẩm định cũng mất nhiều thời gian hơn do phải phối hợp làm việc với Bộ phận Tái thẩm định, nếu thiếu sự phối hợp từ phía nào cũng sẽ ảnh hưởng đến q trình xử lý hồ sơ vay vốn của KH.

2.3.3. Thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại VietBank 2.3.3.1. Qui mơ tín dụng tiêu dùng 2.3.3.1. Qui mơ tín dụng tiêu dùng

Bảng 2.5: Dư nợ TDTD tại VietBank giai đoạn 2009-2012

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu Triệu đồng Triệu đồng +/- so với 2009 Triệu đồng +/- so với 2010 Triệu đồng +/- so với 2011 Dư nợ TDTD 156.159 600.775 284,72% 458.425 -23,69% 325.055 -29,09% Tổng dư nợ KHCN 1.356.038 2.310.289 70,37% 2.156.102 -6,67% 2.928.130 35,8% Dư nợ TDTD/Dư nợ KHCN 11,52% 26,0% 21,26% 11,10%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh VietBank các năm 2009-2012)

Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ TDTD năm 2009 chỉ đạt 156.159 triệu

chưa được KH biết đến nhiều. Năm năm 2010 VietBank đã triển khai nhiều hình

thức tiếp thị sản phẩm cho vay, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu cho nhiều đối tượng KH, đặc biệt là vào quý II/2010

VietBank đã triển khai hai chương trình cho vay ưu đãi là “Cho vay ưu đãi nhà

giáo” và “Cho vay thầy thuốc tận tâm” dành cho hai đối tượng KH là những người

đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và y tế với nhiều ưu đãi về lãi suất, số tiền

vay cùng với việc đơn giản các thủ tục vay vốn và ưu tiên phê duyệt, giải ngân hay cho vay không cần TSĐB đã thu hút được đông đảo KH tham gia, số lượng KH từ hai chương trình này tính đến tháng 10/2010 là hơn 3.000 hồ sơ với tổng số tiền giải ngân là hơn 200.000 triệu đồng. Điều này đã dẫn đến dư nợ TDTD năm 2010 tăng mạnh, đạt 600.775 triệu đồng, tăng 284,72% so với năm 2009, cùng với đó là số

lượng KH cũng tăng lên 4.830 người, tương ứng tăng 503,75% so với năm 2009.

Bảng 2.6: Số lượng KH vay tiêu dùng tại VietBank giai đoạn 2009-2012

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số lượng KH vay tiêu dùng (người) 800 4.830 4.800 4.400 Tốc độ tăng trưởng KH tiêu dùng 503,75% -0,62% -8,33% Số lượng KH cá nhân (người) 1.930 8.300 12.740 15.600

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh VietBank các năm 2009-2012)

Năm 2011 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và mục đích ổn định vĩ mơ, kiềm chế lạm phát của Chính phủ, NHNN đã giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín

dụng xuống mức 20%, kiểm sốt chặt chẽ hoạt động cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất chỉ còn 16% nên cũng đã ảnh hưởng đến hoat động TDTD của VietBank, dư nợ TDTD chỉ đạt 458.425 triệu đồng, giảm 23,69% so với năm 2010, cùng với

đó là số lượng KH cũng giảm xuống nhưng khơng đáng kể là 0,62%.

Năm 2012 NHNN tiếp tục kiểm soát chặt lĩnh vực cho vay phi sản xuất cùng với chính sách cho vay thận trọng của VietBank đối với các khoản vay tiêu dùng

mới, tập trung thu hồi các khoản nợ xấu và ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh nên dư nợ TDTD năm 2012 tiếp tục giảm xuống, đạt 325.055 triệu đồng, giảm 29,09% so với năm 2011, số lượng KH vay tiêu dùng cũng giảm xuống 8,33%.

Tỷ trọng dư nợ TDTD trên tổng dư nợ KH cá nhân còn thấp, tỷ trọng này tăng từ 11,52% năm 2009 lên 26% năm 2010, sau đó giảm cịn 21,26% vào năm

2011 và 11,10% vào năm 2012. Điều này cho thấy TDTD còn chiếm vai trị thấp trong hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng và tín dụng của VietBank nói chung.

Bảng 2.7: Dư nợ TDTD trên tổng dư nợ VietBank giai đoạn 2009-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ tiêu dùng 156.159 600.775 458.425 325.055 Tổng dư nợ 3.782.645 7.196.835 8.219.432 7.040.448 Dư nợ TDTD/Tổng dư nợ 4,13% 8,35% 5,58% 4,62%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh VietBank các năm 2009-2012)

Tổng dư nợ của VietBank tăng vào năm 2009- 2011 sau đó giảm xuống vào năm 2012, trong khi đó dư nợ TDTD và tỷ trọng dư nợ TDTD/Tổng dư nợ có xu hướng giảm từ năm 2011 đến năm 2012. Điều này cho thấy hoạt động TDTD ngày càng bị thu hẹp lại về mặt giá trị và có đóng góp rất thấp vào hoạt động tín dụng của VietBank. Tuy nhiên sự sụt giảm này cũng cho thấy rằng VietBank ngày càng thận trọng hơn trong cho vay KH mới, tập trung vào cơng tác xử lý nợ, góp phần nâng cao chất lượng cho các khoản vay mới và thu hồi được các khoản nợ đã quá hạn.

3,782,645 7,196,835 8,219,432 7,040,348 156,159 600,775 458,425 325,055 - 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 9,000,000 Triệu đồng 2009 2010 2011 2012 Dư nợ TDTD Tổng dư nợ

Biểu đồ 2.8: Dư nợ TDTD VietBank giai đoạn 2009-2012

2.3.3.2. Cơ cấu dư nợ TDTD của VietBank

Cơ cấu dư nợ tiêu dùng theo kỳ hạn vay

Bảng 2.8: Dư nợ TDTD VietBank theo kỳ hạn vay giai đoạn 2009-2012

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu Triệu đồng Tỷ trọng Triệu đồng Tỷ trọng Triệu đồng Tỷ trọng Triệu đồng Tỷ trọng Dư nợ TDTD 156.159 600.775 458.425 325.055 Ngắn hạn 45.611 29,21% 162.590 27,06% 128.203 27,97% 94.431 29,05% Trung dài hạn 110.548 70,79% 438.185 72,94% 330.222 72,03% 230.624 70,95%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh VietBank các năm 2009-2012)

Dư nợ TDTD trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ TDTD. Nguyên nhân là do các khoản vay mua nhà đất, xây dựng sửa chữa nhà có số tiền

vay lớn, thời gian trả nợ dài nên thời gian vay của KH cũng thường dài hơn. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn luôn ở mức cao trên 70% và có xu hướng tăng nhẹ từ

70,79% năm 2009 lên 72,94% năm 2010 do tỷ trọng các khoản vay mua nhà đất,

xây dựng sửa chữa nhà năm 2010 khơng có sự biến động nhiều so với năm 2009. Năm 2011 tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giảm xuống còn 70,03% và 70.95% vào năm 2012 do các khoản vay mua nhà đất, xây dựng sửa chữa nhà và sinh hoạt tiêu dùng đều giảm xuống trong giai đoạn này.

45,611 110,548 162,590 438,185 128,203 330,222 94,431 230,624 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 2009 2010 2011 2012 Triệu đồng

Dư nợ TDTD ngắn hạn Dư nợ TDTD trung dài hạn

Biểu đồ 2.9: Dư nợ TDTD theo kỳ hạn vay giai đoạn 2009-2012

Dư nợ TDTD ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, tỷ trọng giảm xuống vào năm 2010, chiếm 27,06% sau đó tăng lên 27,97% vào năm 2011 và 29,05% vào

năm 2012, nguyên nhân là trong giai đoạn này VietBank cho vay đối với những đối tượng KH có thu nhập ổn định, các khoản vay có giá trị nhỏ, ngắn hạn tăng lên nên

đã làm gia tăng tỷ trọng của các khoản vay ngắn hạn.

Cơ cấu dư nợ TDTD theo sản phẩm

Bảng 2.9: Dư nợ TDTD VietBank theo sản phẩm giai đoạn 2009-2012

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sản phẩm cho vay Triệu

đồng Tỷ trọng Triệu đồng Tỷ trọng Triệu đồng Tỷ trọng Triệu đồng Tỷ trọng

Xây dựng sửa chữa nhà 21.481 13,76% 186.313 31,01% 164.870 35,96% 123.515 38,00%

Mua nhà, đất 90.886 58,20% 126.412 21,04% 100.312 21,88% 65.564 20,17%

Trả góp sinh hoạt tiêu dùng 24.753 15,85% 207.138 34,48% 130.759 28,52% 86.498 26,61% Mua xe ôtô thế chấp bằng chính xe mua 8.534 5,46% 38.450 6,40% 38.476 8,39% 25.048 7,71% Cho vay CBNV 6.746 4,32% 39.433 6,56% 22.897 4,99% 21.931 6,75%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)