Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sản phẩm cho vay Triệu
đồng Tỷ trọng Triệu đồng Tỷ trọng Triệu đồng Tỷ trọng Triệu đồng Tỷ trọng
Xây dựng sửa chữa nhà 21.481 13,76% 186.313 31,01% 164.870 35,96% 123.515 38,00%
Mua nhà, đất 90.886 58,20% 126.412 21,04% 100.312 21,88% 65.564 20,17%
Trả góp sinh hoạt tiêu dùng 24.753 15,85% 207.138 34,48% 130.759 28,52% 86.498 26,61% Mua xe ôtô thế chấp bằng chính xe mua 8.534 5,46% 38.450 6,40% 38.476 8,39% 25.048 7,71% Cho vay CBNV 6.746 4,32% 39.433 6,56% 22.897 4,99% 21.931 6,75% Du học 3.749 2,40% 2.659 0,44% 897 0,20% 2.216 0,68% khác 10 0,01% 371 0,06% 214 0,05% 283 0,09% Dư nợ tín dụng tiêu dùng 156.159 600.775 458.425 325.055
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh VietBank các năm 2009-2012)
- Cho vay mua nhà đất: năm 2009 và 2010 do nhu cầu về nhà ở của người
dân tăng lên, đặc biệt là tại các đô thị lớn như TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội đã tạo điều kiện để VietBank đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Dư nợ cho vay mua nhà đất tại
VietBank luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm, năm 2009 dư nợ đạt 90.866 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong các sản phẩm vay tiêu dùng là 58,20%. Năm
2010 dư nợ tăng lên 39,09% so với năm 2009, đạt 126.412 triệu đồng và chỉ chiếm tỷ trọng 21,04% do tốc độ tăng trưởng của mục đích vay mua nhà đất thấp hơn tốc
độ tăng trưởng chung của TDTD (284,72%). Năm 2011 dư nợ giảm xuống 21% so
với năm 2010 và đạt giá trị là 100.312 triệu đồng sau đó tiếp tục giảm xuống 35% vào năm 2012 với giá trị đạt được là 65.564 triệu đồng, tỷ trọng dư nợ mua nhà đất trong năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 21,88% và 20,17%.
- Cho vay xây dựng, sửa chữa: cùng với nhu cầu mua nhà đất tăng cao thì
nhu cầu về vốn để xây dựng, sửa chữa nhà cũng tăng lên. Năm 2010 dư nợ tăng
mạnh đạt 186.313 triệu đồng, tăng 763,33 % so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng
31,01% trong dư nợ TDTD. Cũng giống như cho vay mua nhà đất, dư nợ cho vay
xây dựng, sửa chữa nhà cũng giảm xuống 12% vào năm 2011; 25% vào năm 2012 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong dư nợ TDTD là 35,96% năm 2011 và 38% năm 2012.
- Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng: cùng với sản phẩm mua nhà đất và xây dựng sửa chữa nhà thì đây là sản phẩm luôn chiếm tỷ trọng cao và là sản phẩm
truyền thống đã được VietBank triển khai và phát triển mạnh ngay từ đầu. Năm
2010 với việc triển khai hai chương trình cho vay ưu đãi đã làm cho dư nợ của sản phẩm này tăng đến 736,8 % so với năm 2009, đạt 207.138 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng cao nhất là 34,48%. Sau đó dư nợ đã giảm xuống cịn 130.759 triệu đồng vào năm 2011 và 86.498 triệu đồng vào năm 2012 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau sản phẩm cho vay xây dựng và chữa nhà.
- Cho vay mua xe ơ tơ thế chấp bằng chính xe mua: có dư nợ thấp, biến động khơng đáng kể qua các năm và chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ TDTD, chiếm 8,39% năm 2011 và giảm xuống chỉ chiếm 7,71% vào năm 2012. Nguyên nhân một phần là do chính sách của VietBank đối với sản phẩm này là khá chặt chẽ mặc dù đây là thị trường cho vay đầy tiềm năng, một phần là do VietBank chưa có những
chương trình tiếp thị hiệu quả để giới thiệu sản phẩm này đến với KH.
- Cho vay cán bộ công nhân viên: là sản phẩm cho vay tín chấp đối với cán bộ nhân viên VietBank và ngoài VietBank, đối với nhân viên VietBank sản phẩm
này nhằm ưu đãi lãi suất cho nhân viên để họ có động lực đóng góp hơn cho NH.
Dư nợ cho vay cán bộ nhân viên chiếm 4,32% trong tổng dư nợ TDTD vào năm 2009 và tăng nhẹ trong năm 2010, sau đó giảm xuống vào hai năm sau đó.
- Cho vay du học và các mục đích khác như cho vay học tập, cưới hỏi, du lịch,… chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ TDTD của VietBank.
Biểu đồ 2.10: Dư nợ TDTD VietBank theo sản phẩm giai đoạn 2009-2012
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh VietBank giai đoạn 2009-2012)
Cơ cấu dư nợ TDTD theo tài sản đảm bảo