Nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm và quảng bá thương hiệu của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 87 - 89)

3.2. Giải pháp phát triển tín dụng tiêu dùng tại VietBank

3.2.7. Nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm và quảng bá thương hiệu của

tới VietBank cần tiếp tục hoàn thiện phần mềm TCBS, nâng cao tốc độ đường

truyền để cho việc quản lý tài khoản vay được dễ dàng và giúp cho việc giải ngân, thanh toán thực hiện nhanh chóng hơn.

3.2.7. Nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm và quảng bá thương hiệu của VietBank của VietBank

- VietBank nên thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu về nhu cầu tiêu dùng của KH để hoàn thiện những sản phẩm hiện có và phát triển các sản phẩm mới phù hợp hơn với nhu cầu của KH, nghiên cứu các biến động của mơi trường kinh tế có tác động tới hoạt động TDTD của NH để có những hướng giải pháp kịp thời:

+ Thực hiện các cuộc điều tra, phỏng vấn bằng các bảng câu hỏi hay phỏng vấn trực tiếp để có thể biết được nhu cầu của KH. Trước hết có thể tìm hiểu phản

hồi của KH về các sản phẩm mà VietBank hiện đang cung cấp từ đó nghiên cứu, so sánh với sản phẩm của các NH khác để hoàn thiện sản phẩm cho tốt hơn. Những kết

quả nghiên cứu sẽ được kết hợp với sự phân tích chun mơn Bộ phận Phát triển kinh doanh để thiết kế và đưa ra các sản phẩm mới phù hợp hơn nhu cầu đa dạng của KH.

+ Nghiên cứu và dự đoán các thay đổi của môi trường tác động đến hoạt động TDTD như tỷ lệ lạm phát, chỉ số thu nhập của người dân, tình hình tăng

trưởng của các ngành nghề bán lẻ hay dịch vụ tiêu dùng, sự thay đổi về lãi suất huy

động và lãi suất cho vay từ NHNN, các quy định của pháp luật về đất đai hay các

thủ tục về công chứng và đăng ký tài sản thế chấp... để có sự chuẩn bị cũng như

những điều chỉnh về chính sách của NH cho phù hợp với tình hình thực tế.

- VietBank cũng nên đẩy mạnh quảng bá để KH biết đến hình ảnh thương

hiệu của mình nhằm tạo sự dễ dàng cho nhân viên khi tiếp thị các sản phẩm tín dụng thơng qua các hình thức như: quan hệ với cơ quan truyền thơng, báo chí, đài truyền hình…thơng qua các chương trình tự giới thiệu, phóng sự tài liệu, tham gia tài trợ các chương trình văn hố, thể thao, các hoạt động từ thiện, phúc lợi xã hội, nhân đạo hoặc thông qua đồng phục của nhân viên hay logo của VietBank trên các

tăng phẩm cho KH nhằm tạo sự thân thiết, quen thuộc của KH với thương hiệu VietBank.

- VietBank có thể nghiên cứu thành lập bộ phận tư vấn tài chính cá nhân, bộ phận này sẽ bao gồm các nhân viên am hiểu về các sản phẩm và dịch vụ tài chính cá nhân của NH, sẽ tư vấn và giới thiệu các sản phẩm dịch vụ đến với KH, tiếp nhận các yêu cầu và thông tin từ KH và chuyển sang cho các nhân viên tín dụng tiến hành thẩm định và trình xét cấp tín dụng. Điều này sẽ giúp cho việc tiếp thị sản

phẩm mang tính chun nghiệp hơn, hiệu quả cơng việc sẽ cao hơn so với việc nhân viên tín dụng phải vừa tiếp thị sản phẩm vừa thẩm định KH, đồng thời cũng giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn cho KH.

- Tiếp thị các sản phẩm cho vay tiêu dùng thơng qua các hình thức:

+ Cung cấp thông tin và giới thiệu về các sản phẩm của VietBank thơng qua các chương trình quảng cáo trên truyền hình, báo chí, tạp chí, các tờ rơi giới thiệu tính năng từng sản phẩm, dịch vụ và những chỉ dẫn cần thiết cho KH, xây dựng cẩm

nang các sản phẩm dịch vụ nhằm giúp cho nhân viên hiểu rõ về sản phẩm để tiếp thị KH, tiếp thị qua điện thoại hoặc gửi thư ngỏ qua email cho KH.

+ Bán chéo sản phẩm: VietBank có thể bán chéo sản phẩm đối với các doanh nghiệp đang vay vốn tại VietBank như dịch vụ thanh toán lương qua NH hay các cầu vay vốn của chính chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của

doanh nghiệp đó. Chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo thơng thường là những người có thu nhập cao và thường quan tâm đến sản phẩm cho vay mua xe ôtô, cho vay mua nhà, cịn cán bộ nhân viên có thu nhập thấp hơn sẽ phù hợp với sản phẩm vay sinh hoạt tiêu dùng hay tiêu dùng tín chấp với số tiền nhỏ hơn.

- Tiếp thị gián tiếp thông qua các đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ như:

+ Đối với cho vay mua nhà: VietBank có thể kết hợp với chủ đầu tư các dự

án nhà ở, các sàn giao dịch bất động sản để cho vay đối với các KH có nhu cầu mua nhà với TSĐB có thể là chính căn nhà định mua. Các đối tác liên kết phải là các đơn vị có uy tín, có tiềm lực và hoạt động đúng quy định của pháp luật.

+ Đối với cho vay du học: đối tác liên kết đối là các cơng ty tư vấn du học,

VietBank có thể tiếp cận trực tiếp các đối tượng có nhu cầu vay du học thông qua buổi hội thảo du học của các công ty tư vấn du học. Để thực hiện tốt việc liên kết

này thì VietBank cần phải tổ chức các chương trình đào tạo dành cho nhân viên tư vấn của các đối tác về các nội dung sản phẩm cho vay du học của VietBank.

+ Đối với cho vay mua xe ơtơ trả góp: Việc kết hợp với các đại lý bán xe ôtô

để cho vay mua xe là hình thức nhiều cơng ty tài chính cũng như NHTM hiện nay đang áp dụng. Một trong những yếu tố để các đại lý bán xe lựa chọn NH hợp tác là

thời gian xử lý hồ sơ cho KH, do đó VietBank cần chú trọng và có những cam kết

đảm bảo thời gian xử lý hồ sơ vay được nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)