Biến cổ tức:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động lợi nhuận và cổ tức lên giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45 - 49)

2.3. Nghiên cứu thực tiễn tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam tác động của lợi nhuận

2.3.3.2. Biến cổ tức:

Xét về mặt định tính chính sách cổ tức có tác động đến giá trị doanh nghiệp và điều đó thể hiện rõ nét tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Cổ tức là phần lãi, kết quả đầu tƣ mà nhà đầu tƣ muốn nhận đƣợc sau khi góp vốn vào doanh nghiệp. Do vậy nhà đầu tƣ sẵn sàng mua cổ phiếu có mức cổ tức hấp dẫn. Cùng với chính sách thuế thu nhập ban hành năm 2010 thuế suất đánh trên cổ tức tiền mặt (5%) và lãi vốn của nhà đầu tƣ (20% trên năm) nên các nhà đầu tƣ sẽ để quan tâm nhiều hơn tới chính sách chia cổ tức của doanh nghiệp. Và trƣớc những quyết định chính sách của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp đồng thời cũng là cổ đơng thì các nhà cổ đơng khác sẽ phản ánh sự hài lòng hoặc phản đối bằng cách nắm giữ hay bán cổ phiếu khi nghe thông tin chia cổ tức. Nếu ban lãnh đạo có hiệu quả làm sinh lời cho doanh nghiệp sẽ thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ. Các nhà đầu tƣ xem trọng chính sách cổ tức nhƣ là một công cụ cung cấp thông tin cho họ về doanh nghiệp. Bởi vậy, chính sách cổ tức đã tác động nhiều đến sự biến động của giá trị cổ phiếu trên thị trƣờng trong thời gian qua là do tác động phát tín hiệu của chính sách cổ tức là khơng thể chối bỏ.

Bảng 2. 14:Biến động giá EIB với thông tin chia cổ tức

Chính sách cổ tức mỗi doanh nghiệp cơng bố là thể hiện định hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tƣ dài hạn cổ tức bằng tiền mặt đã đảm bảo dòng tiền trong tƣơng lai. Tuy nhiên vào thời điểm khó khăn cổ tức bằng tiền mặt khơng đƣợc doanh nghiệp ƣa chọn. Do vậy những doanh nghiệp ổn định chính sách cổ tức ln ổn định sẽ giúp nâng cao hình ảnh doanh nghiệp thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ. Việc huy động vốn cũng đƣợc thực hiện nhanh chóng hơn do nhà đầu tƣ thấy đƣợc phần lãi họ sẽ nhận đƣợc. Phần lớn những doanh nghiệp lựa chọn chia cổ tức bằng cổ phiếu trong giai đoạn khó khăn của thị trƣờng sẽ không thu hút đƣợc nhà đầu tƣ mới bởi số tiền mặt thực nhận đƣợc vẫn là phần lãi dễ thấy hơn là kinh doanh chênh lệch giá.

Khi doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng chậm lại, giá cổ phiếu giảm đi lúc đó chia cổ tức cao để bù đắp phần sụt giảm đó sẽ kéo theo giá cổ phiếu giai đoạn sau thời gian dự kiến chia cổ tức tăng lên. Trong thời kỳ lợi nhuận ổn định chi trả cổ tức cao là tín hiệu doanh nghiệp muốn thông báo là công ty đang ở trong giai đoạn sung mãn, dự án đầu tƣ tạo tăng tƣởng đáng kể để giá cổ phiếu trở về mức hợp lý. Vào giai đoạn tăng truởng doanh nghiệp tạo môi trƣờng gặp gỡ của 2 dạng nhà đầu tƣ nhà đầu tƣ tăng trƣởng (kỳ vọng vào bán đƣợc giá cao) nhƣng nhà đầu giá trị (kỳ vọng vào cổ tức). Nhà đầu tƣ tăng trƣởng không còn thấy hƣớng phát triển của

Cổ tức bằng tiền 14% Cổ tức bằng tiền mặt 8%

doanh nghiệp sẽ đồng loạt bán kéo theo giá giảm xuống nên cần có cổ tức cao mới kéo nhà đầu tƣ giá trị mua.

Những vấn đề tồn tại: Quan sát một số biểu đồ giá của các mã cổ phiếu

niêm yết ta nhận thấy rằng vào những thời gian trƣớc hoặc sau thời điểm một doanh nghiệp công bố thơng tin chi trả cổ tức trong kỳ, thì giá cổ phiếu của cơng ty thƣờng biến động mạnh hơn các thời điểm khác, những biến động này là do hiện tƣợng rị rỉ thơng tin đƣợc các nhà đầu cơ làm giá thao túng. Điều này khiến việc đánh giá tác động của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu khơng cịn đƣợc chính xác. Hơn nữa, những thay đổi giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp trong ngắn hạn không thể phản ánh đƣợc những thay đổi trong giá trị thực của doanh nghiệp. Tuy rằng, vẫn còn nhiều hạn chế trong việc đánh giá giá trị doanh nghiệp thông qua thị trƣờng chứng khoán, nhƣng các thay đổi trong dài hạn của giá cổ phiếu sẽ phản ánh tốt hơn những thay đổi trong ngắn hạn.

Có những thời điểm chia cổ tức làm giá cổ phiếu giảm vì nhà đầu tƣ muốn bán cổ phiếu để kỳ vọng giá mua lại với giá thấp hơn khi chốt quyền đồng thời do tin tƣởng vào doanh nghiệp nhiều nhà đầu tƣ sẽ nhanh tay mua lại cổ phiếu lúc giá thấp từ đó sẽ có thêm khoản lời chênh lệch giá. Tại thị trƣờng Việt Nam tại thời kỳ thăng hoa cổ tức bằng tiền mặt không hấp dẫn nhà đầu tƣ, họ sẵn sàng bán đi sau đó mua lại vì lúc đó chênh lệch giá cịn nhiều hơn tiền cổ tức đƣợc nhận. Có một số ví dụ thực tế:

- CTCP Chứng khốn Sài Gịn (SSI) quyết định trả tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2007. Theo đó, mức cổ tức đƣợc tạm ứng là 10% mệnh giá, trả bằng tiền mặt. Ngày chốt danh sách cổ đông đƣợc nhận cổ tức: 25/4/2007. Ngày 24/4, giá cổ phiếu của SSI chỉ còn 213.000 đồng/CP, trong khi trƣớc đó khoảng gần 1 tháng, đỉnh giá của SSI lên đến 255.000 đồng/CP (ngày 21/3).

- CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (Savicơ ) chốt ngày hƣởng cổ tức là 30/5 thì trong khoảng 2 tƣần trƣớc thời gian chốt quyền, giá cổ phiếu này chỉ dao động từ 107-112.000 đồng/CP, mặc dù trƣớc đó đã có lúc lên đến 168.000 đồng/CP.

Nhà đầu tƣ phải đối diện với rủi ro giá xuống trƣớc những biến động khó luờng của thị trƣờng. Do vậy khơng ít ngƣời quyết định bán ra trƣớc khi chia tách và mua lại sau đó. Với ứng xử này, nhà đầu tƣ sẽ có một lƣợng tiền mặt cần thiết cho việc đầu tƣ cơ ngắn hạn. Nhƣ trƣờng hợp ngày chốt quyền KLS là 8/3/2010 nhận cổ tức với tỷ lệ 3,5%, tƣơng đƣơng 350 đồng một cổ phiếu và thực hiện quyền mua phát hành thêm với tỷ lệ 1:1. Trƣớc ngày này, KLS đứng giá trƣớc áp lực xả hàng mạnh, đẩy khối lƣợng khớp lệnh lên mức cao nhất cao nhất kể từ đầu tháng, 6 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, ngay trong ngày 8/3 khi giá tham chiếu xuống 22.000 đồng (giảm hơn 30% so với giá đóng cửa hơm 7/3), giới đầu tƣ phát sốt khi dƣ mua trần kỷ lục với trên 20 triệu.

Với thị trƣờng chứng khốn nhƣ Việt Nam chƣa có sự giám sát sát sao của cơ quan nhà nuớc nên doanh nghiệp rất chậm trễ thực hiện nghĩa vụ trả cổ tức cho nhà đầu tƣ. Nếu giữ cổ phiếu để rồi giá cổ phiếu bị điều chỉnh giá vào ngày chốt quyền và sau đó phải đợi nhận tiền cổ tức mà khơng biết ngày chính xác. Giải pháp lựa chọn là bán cổ phiếu và mua lại sau ngày chốt quyền, lƣợng cung quá lớn nên giá cổ phiếu sẽ càng giảm nhiều hơn tránh đóng băng dịng vốn.

Do thị trƣờng Việt Nam xu hƣớng chia cổ tức bằng cổ phiếu nhiều hơn nên biến cổ tức có sai số lớn. Có những năm chia cổ tức bằng cổ phiếu nên dữ liệu lợi nhuận năm đó cung đƣợc bỏ qua. Qua kết quả mơ hình ta thấy cổ tức bằng tiền mặt tại Việt Nam chƣa thể hiện đƣợc vai trị cung cấp tín hiệu cho nhà đầu tƣ về hoạt động doanh nghiệp nên chƣa khuyến khích nhà đầu tƣ giữ cổ phiếu lâu dài. Thực ra có những trƣờng hợp tiêu chí cổ tức trở nên kém quan trọng và ít ảnh hƣởng giá. Trên thực tế, khi một cơng ty nào đó trả cổ tức càng cao thì khả năng cơng ty đó bị suy yếu đi càng lớn bởi vì cơng ty phải trả lãi suất đi vay cao để bù đắp lại cho ngân quỹ đã bị hao hụt do việc trả cổ tức. Hơn nữa, chỉ cần thị giá cổ phiếu đó bị sụt trong 1 đến 2 ngày cũng có thể làm cho nhà đầu tƣ mất một khoản tiền tƣơng đƣơng số cổ tức mà mình mới đƣợc chia. Bài học rút ra từ sai lầm này là cổ tức không phải là yếu tố quan trọng trong mỗi quyết định đầu tƣ. Nhà đầu tƣ hãy cân nhắc nhiều yếu tố khác nhƣ tỷ số P/E, tình hình tài chính, khả năng duy trì hoạt động hay phụ thuộc

vào hành vi đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động lợi nhuận và cổ tức lên giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)