.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro do thất thoát vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 27 - 38)

Để hiểu rõ hơn, chúng ta tiến hành phân tích chi tiết một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.

1.2.6. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:

Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay. Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng.

Mất khả năng cân đối vốn Chất lƣợng tín dụng ngân hàng kém Rủi ro lớn do tập trung quá nhiều vốn vào cho vay vào/hay

đối với Một thành phần kinh tế Một ngành nghề Một khách hàng Một khu vực địa lý Ngƣời vay có liên quan

1.2.6.1. Ngun nhân từ phía khách hàng (người vay):

- Tiềm lực tài chính khơng mạnh:

Năng lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tổng thể của khách hàng. Khơng có giao dịch nào là phi rủi ro, nếu khách hàng có tiềm lực tài chính thì việc một giao dịch không thành công sẽ không làm khách hàng mất đi khả năng trả nợ, cịn nếu điều kiện tài chính suy yếu sẽ có ảnh hưởng tới tất cả các giao dịch, khi một giao dịch khơng thành cơng, lập tức nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

- Đạo đức, uy tín và năng lực của người vay:

Đây là một trong những yếu tố tác động đến khả năng hoàn trả nợ vay. Khi một người có đạo đức, uy tín thì sẽ có nhiều thuận lợi trong kinh doanh, ngay cả khi họ gặp khó khăn về tài chính thì sẽ được nhiều người sẵn lòng giúp đỡ. Ngược lại, một người khơng có đạo đức, uy tín thì khơng chỉ khơng thuận lợi trong làm ăn mà ngay cả khi có tiền, đôi lúc họ cũng không trả nợ cho ngân hàng. Mặc dù vậy, yếu tố này không dễ đánh giá, do nguồn cung cấp thông tin ở Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế và hầu hết là phi chính thức.

Bên cạnh vấn đề đạo đức, uy tín thì năng lực quản trị, làm ăn và kinh nghiệm của người vay cũng rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện dự án, phương án kinh doanh một cách hiệu quả để lấy tiền trả nợ vay cho ngân hàng. Ngoài ra, việc khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro của món vay.

1.2.6.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

- Các ngân hàng khơng có được một chính sách quản trị tín dụng hợp lý: Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng, do vậy một chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, nguồn nhân lực, mạng lưới, khả năng quản trị rủi ro,…. sẽ giúp hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao hơn. Một chính sách tín dụng tốt phải là một ứng dụng thông minh của những nguyên tắc tín dụng thích hợp với những thay đổi của các nhân tố và môi trường kinh tế. Các ngân hàng cần phải làm tốt công tác dự báo và định hướng cho các đơn vị trực

thuộc của mình trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. Nếu khơng thực hiện tốt thì những khuyến cáo về ngành hàng nào không nên hoặc hạn chế cho vay thường chỉ được đưa ra khi rủi ro tín dụng đã phát sinh ở một số chi nhánh khác hay tín dụng đã tăng trưởng đến mức nóng.

Chính sách tín dụng của Hội sở chính là rất cần thiết nhưng chưa đủ, bản thân mỗi đơn vị thành viên cũng phải đề ra được một chính sách tín dụng phù hợp với địa bàn hoạt động và khai thác tốt nhất năng lực cốt lõi của mình.

Tầm nhìn khơng tốt của các ngân hàng cũng là nguyên nhân của tình trạng cạnh tranh thu hút khách hàng bằng cách giảm tiêu chuẩn xét duyệt cho vay dẫn đến rủi ro tín dụng.

- Quy trình cấp tín dụng và mơ hình quản trị rủi ro chưa phù hợp:

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mơ tả các bước cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Nếu quy trình tín dụng khơng chặt chẽ thì rất dễ dẫn đến tình trạng cán bộ sẽ khơng thực hiện đầy đủ các bước và những thủ tục cần thiết khi quyết định cho vay và như vậy các khoản vay sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao. Bên cạnh đó, việc để một bộ phận thậm chí một cán bộ thực hiện toàn bộ chức năng thẩm định, cho vay, thu nợ và quản lý rủi ro cũng sẽ làm quá tải và tăng nguy cơ xảy ra rủi ro đạo đức ở cán bộ làm cơng tác tín dụng.

- Năng lực của cán bộ tín dụng cịn yếu:

Nếu cán bộ tín dụng khơng có được năng lực dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, phát hiện và xử lý các khoản vay có vấn đề thì sẽ dẫn đến việc nhiều quyết định cho vay mang tính cảm tính, được đưa ra trên cơ sở thông tin không được cân nhắc đầy đủ hoặc phiến diện như chỉ dựa vào tài sản thế chấp hay bản thân phương án kinh doanh mà bỏ qua năng lực tài chính của doanh nghiệp, sẽ dẫn đến rủi ro.

Cán bộ tín dụng cần phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề để có biện pháp can thiệp kịp thời, không thể để khi phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn rồi mới đề ra các

biện pháp xử lý. Cán bộ tín dụng cũng cần phải tư vấn, hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn.

Kỹ năng thương lượng với khách hàng, tính chủ động trong cơng việc, khả năng kiểm soát chứng từ vay, kiến thức pháp luật của cán bộ tín dụng yếu sẽ dẫn đến việc máy móc, áp đặt loại sản phẩm tín dụng và kỳ hạn nợ cho khách hàng mà khơng tìm hiểu nhu cầu thực tế của hoạt động của khách hàng để từ đó tư vấn cho khách hàng. Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ không phù hợp với chu kỳ kinh doanh thực tế, với dòng tiền của khách hàng, dù lỏng hay chặt hơn, đều là nguyên nhân gây ra các khoản nợ có vấn đề.

Yếu tố con người có thể coi là yếu tố có tác động lớn nhất về phía ngân hàng đến tính rủi ro của hoạt động tín dụng.

- Giám sát, kiểm tra sau khi cho vay không chặt chẽ:

Cơng tác giám sát món vay, đánh giá lại định kỳ về khách hàng, khoản vay và tài sản thế chấp bị buông lỏng, đặc biệt đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài, cán bộ tín dụng thường có tâm lý cả nể, tin khách hàng và bỏ qua chế độ kiểm tra định kỳ, phương pháp kiểm tra không khoa học, không phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của khách hàng.

- Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng:

Việc định giá khoản vay không đúng mức độ rủi ro của khách hàng làm thiếu hụt nguồn bù đắp rủi ro của ngân hàng và làm tăng mức độ rủi ro tín dụng từ cả hai phía ngân hàng và khách hàng. Chính sách lãi suất không khoa học đã để ngân hàng ở hai thái cực: (1) cho vay dễ dãi với lãi suất thấp, không đủ nguồn bù đắp rủi ro mà phải từ 7 đến 10 năm sau mới bộc lộ, (2) đến khi hết nguồn thì yêu cầu lãi suất cho vay cao cộng với điều kiện khắt khe dẫn đến mất dự án có độ an tồn và chấp nhận khách hàng có độ rủi ro cao.

- Tâm lý ỷ lại tài sản thế chấp:

Liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay, rủi ro thường xảy ra ở các tình huống: (i) khơng có tài sản đảm bảo, (ii) ỷ lại tài sản thế chấp một cách thái quá và (iii) nhận tài sản thế chấp không đủ điều kiện và tính pháp lý của quyền sở hữu, tính

thanh khoản và u cầu khơng tranh chấp. Tài sản đảm bảo nợ vay là phương án dự phòng khi dự án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro, dịng tiền khơng như dự kiến. Song tâm lý ỷ lại tài sản đảm bảo cũng là một yếu tố gây ra rủi ro, do các khoản vay cần được trả bằng tiền chứ không phải bằng tài sản.

- Khơng đa dạng hóa danh mục đầu tư:

Các ngân hàng khơng có bộ phận quản lý rủi ro cho toàn bộ danh mục để tính tốn tỷ trọng đầu tư đối với từng ngành hàng, loại cho vay phân theo thời hạn và loại tiền để có rủi ro thấp nhất, phù hợp với chiến lược, cơ cấu nguồn vốn và năng lực bản thân ngân hàng. Việc các ngân hàng cho vay quá nhiều vào một ngành nghề hay một nhóm đối tượng khách hàng như doanh nghiệp nhà nước sẽ rất dễ dẫn đến rủi ro.

- Rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng:

Bộ phận tín dụng là nơi trực tiếp thẩm định dự án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng cũng như trực tiếp kiểm tra kho hàng, tài sản thế chấp, giám sát giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, là đầu mối tiếp xúc với khách hàng nên nếu đạo đức nghề nghiệp không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món vay và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

- Chính sách quản trị nguồn nhân lực:

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào sản phẩm có tính rủi ro nhất trong hoạt động ngân hàng. Chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt cán bộ tín dụng ở các ngân hàng có tác động trực tiếp đến hiệu quả thực thi chiến lựợc, chính sách tín dụng của ngân hàng. Một chiến lược, chính sách quản trị tín dụng tốt mà khơng đi kèm chính sách đúng đắn về nguồn nhân lực sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn và gián tiếp tăng nguy cơ rủi ro đạo đức ở cán bộ tín dụng.

1.2.6.3. Nguyên nhân từ thị trường:

- Chu kỳ kinh tế:

Sự tăng trưởng kinh tế có tính chu kỳ do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của người đi vay tốt hay xấu phụ thuộc rất lớn vào từng giai đoạn phát triển kinh tế. Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngành nói chung đều kinh doanh thuận lợi

hơn, tỷ lệ thu hồi nợ tăng đồng thời dư nợ đối với nền kinh tế cũng tăng làm giảm tỷ lệ các khoản nợ xấu. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái, các ngành kinh doanh, đặc biệt kinh doanh bất động sản…sẽ gặp khó khăn hơn, các món vay, đặc biệt là trung, dài hạn được quyết định dễ dãi trong thời kỳ tăng trưởng sẽ trở thành nợ khó địi vài năm sau đó. Các ngân hàng cần lưu ý yếu tố này trước khi quyết định cho vay.

- Lãi suất, lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc:

Lãi suất cơ bản cao phản ánh chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung ương khi lạm phát vượt qua mức độ nào đó. Khi lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, nguồn vốn của các ngân hàng sẽ khan hiếm hơn đồng thời hoạt động tín dụng cũng phải đối mặt với rủi ro cao hơn. Khi lãi suất cao buộc người vay phải thực hiện các phương án kinh doanh mạo hiểm hơn hoặc khuyến khích những khách hàng có độ rủi ro cao hơn vay vốn ngân hàng.

- Thị trường bất động sản:

Rất nhiều khoản vay của cá nhân có mục đích mua nhà, đất, được đảm bảo bằng bất động sản, nguồn trả nợ cũng từ kinh doanh bất động sản chứ khơng phải từ dịng tiền thường xuyên, ổn định. Các khoản nợ này có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất cao do thị trường bất động sản có tính bất ổn cao và những thay đổi do chính sách của Nhà nước sẽ rất khó dự đốn.

- Rủi ro chính sách:

Đây là một loại rủi ro xảy ra phổ biến ở những nước có chính sách quản lý kinh tế không ổn định. Những thay đổi thường xuyên trong chính sách thuế, các quy định về kinh doanh bất động sản….sẽ khiến các doanh nghiệp khó có thể chủ động trong chiến lược kinh doanh của mình. Mơi trường kinh doanh không ổn định sẽ gián tiếp làm suy yếu khả năng tài chính của người vay.

Ở góc độ địa phương, mơi trường kinh tế của tỉnh cũng có tác động rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng. Chính sách năng động của tỉnh sẽ đem lại nhiều cơ hội lựa chọn khách hàng cho ngân hàng. Ngược lại, nếu địa phương không năng động, cơ hội lựa chọn của các ngân hàng sẽ bị hạn chế. Yếu tố này cũng góp phần tác động đến rủi ro của hoạt động tín dụng.

1.2.6.4. Các nguyên nhân khác:

- Tính chính xác và sẵn có của thơng tin:

Nếu ngân hàng được cung cấp thông tin về người vay một cách đầy đủ và chính xác thì sẽ rất thuận lợi cho việc ra quyết định cho vay hay từ chối, nhất là những thơng tin về tình hình tài chính, q trinh vay vốn của khách hàng trong hiện tại và quá khứ, từ đó rủi ro sẽ giảm đi rất nhiều. Ngược lại, đôi khi ngân hàng ra quyết định cho vay dựa trên cảm tính hoặc những thơng tin thiếu chính xác, từ đó rủi ro sẽ cao.

- Vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà nước:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, nếu nhận dạng và đưa ra được những đánh giá độc lập về chiến lược, chính sách, quy trình cấp tín dụng và quản trị danh mục của các NHTM thì sẽ có tác dụng giúp các NHTM hạn chế rủi ro tín dụng.

1.3. Lƣợc khảo các nghiên cứu có liên quan:

Như đã trình bày, tín dụng là hoạt động chủ yếu của các NHTM Việt Nam hiện nay, nó mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Tuy nhiên, bản thân tín dụng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro nên các ngân hàng ln tìm cách nhằm kiểm soát và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng. Đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này, chúng tơi xin trình bày một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Trần Quang Thắng (2000) dựa vào số liệu thứ cấp, ý kiến cán bộ ngân hàng và những thơng tin từ báo chí, từ đó đề tài đã nêu ra một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của các NHTM quốc doanh tại khu vực TPHCM là: Ngân hàng chủ quan trong cho vay, cán bộ tín dụng thiếu thơng tin và năng lực phân tích thơng tin, do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp thiên tai...Đề tài cũng đã đề ra một số biện pháp nhằm kiểm sốt rủi ro tín dụng của các NHTM quốc doanh tại khu vực TPHCM.

Vũ Hoàng Nguyên (2002) đã nêu ra một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với các NHTM trên địa bàn TPHCM là: Công tác quản lý của ngân hàng yếu, ngân hàng thiếu thông tin về khách hàng, ngân hàng thực hiện khơng nghiêm quy chế tín dụng...Trên cơ sở phân tích, đánh giá đề tài cũng đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Trương Anh Minh (2005) cho rằng một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là: Sự thay đổi của môi trường pháp lý, thông tin chưa đầy đủ, tâm lý chỉ cho vay doanh nghiệp Nhà nước, quyết định cho vay chưa chặt chẽ...Đề tài cũng đề ra một số giải pháp phòng ngừa.

Trương Đông Lộc (2010) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Sử dụng mơ hình logit, kết quả phân tích cho thấy rủi ro tín dụng sẽ tăng khi tỷ lệ số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo tăng. Tương tự, rủi ro tín dụng cũng tăng khi mục đích của người đi vay là ni trồng thuỷ sản và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng có mối tương quan nghịch với các yếu tố: khả năng tài chính của người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 27 - 38)