.6 Dư nợ phân theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 50)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

S T T

Ngành kinh tế

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dƣ nợ (%) Dƣ nợ (%) Dƣ nợ (%)

1 Xây dựng 48 5 55 4 31 3

2 Công nghiệp chế biến, chế tạo 305 23 325 24 279 23 3 Hoạt động xuất, nhập khẩu 215 18 201 15 175 15 4 Thương nghiệp, dịch vụ 199 16 217 16 187 16

5 Khai khoáng 81 7 87 6 84 7

6 Kinh doanh bất động sản 241 20 257 19 254 21

5 Khác 136 11 213 16 180 15

Cộng 1.225 100 1.355 100 1.190 100

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank Phú Nhuận

2.3.2.5. Dư nợ phân theo nhóm nợ

Năm 2009, nợ xấu chiếm 4,4% trên tổng dư nợ, cao hơn so với kế hoạch 1,4%. Nợ xấu tăng là do giá vàng biến động mạnh. Các trường hợp cho vay kinh doanh, buôn bán do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Ngân hàng. Nợ nhóm II chiếm tỷ trọng tương đối cao trên 13% trên tổng dư nợ. Đây là những khoản nợ tiềm ẩn rủi ro nếu khơng có giải pháp tốt sẽ có nguy cơ chuyển sang nợ xấu.

Năm 2010, nợ nhóm II giảm xuống cịn 10,2% do Chi nhánh đã giải quyết tốt các khoản nợ nhóm II có nguy cơ chuyển nợ xấu. Nợ xấu năm 2010 chiếm 47 tỷ tập

trung một số khách hàng: Công ty TNHH xây dựng thương mại Phanxipăng (27 tỷ) thuộc ngành xây dựng cơng trình, DNTN Nhựa Khánh Hùng (3,5 tỷ) thuộc ngành sản xuất nhựa plastic, Cơng ty TNHH Hồng Diệp Gia (2 tỷ), Nguyễn Phi Cường (6 tỷ), Nguyễn Thị Hồng Diệp (2,6 tỷ), Nguyễn Trọng Hùng (300 lượng), Trần Thị Gái (72 lượng), Lê Quang Định (70 lượng), và một số khách hàng nhỏ lẻ khác ... Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả này một phần là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, chính sách thắt chặt tín dụng nhằm mục đích kiềm chế lạm phát của Chính Phủ buộc các Ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay làm cho chi phí lãi vay của các doanh nghiệp tăng lên, mặc khác do giá cả trong nước leo thang theo ảnh hưởng của kinh tế thế giới làm cho chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng lên đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản trầm lắng, giá vàng tăng phi mã đã ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng trả nợ vay Ngân hàng của khách hàng. Kết quả được trình bày ở bảng 2.9 Bảng 2.7: Dư nợ phân theo nhóm nợ:

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Dƣ nợ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1/ Phân theo nhóm 1.225 100,0 1.355 100,0 1.190 100,0 - Nhóm I 1.004 81,9 1.170 86,3 1.034 86,9 - Nhóm II 166 13,6 138 10,2 101 8,5 - Nhóm III 4 0,4 2 0,2 1 0,1 - Nhóm IV 20 1,6 16 1,2 21 1,8 - Nhóm V 31 2,5 29 2,1 33 2,7 2/ Dƣ nợ xấu 55 47 55 3/ Tỷ lệ nợ xấu (%) 4,5 3,4 4,6

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank Phú Nhuận

Tổng nợ xấu đến 31/12/2011 là 55 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,6% trên tổng dư nợ (nợ xấu các ngân hàng nông nghiệp khu vực TPHCM là 18,19% và nợ xấu tồn

chuyển sang nợ nhóm nợ xấu. Một số khoản nợ xấu khách hàng đã tự nguyện giao tài sản cho Ngân hàng bán trả nợ nhưng vẫn không bán tài sản được do thị trường bất động sản đóng băng. Ngồi ra, trong năm 2011 do chính sách của NHNH là thắt chặt các khoản giải ngân vào mục đích kinh doanh bất động sản nên đã ảnh hưởng đến tình hình nợ xấu của ngân hàng. Qua năm 2012 khi mà chính sách tín dụng được mở rộng, lãi suất hạ nhiệt, thị trường bất động sản dần tan băng thì Chi nhánh cần phải có những giải pháp tích cực hơn trong việc cải thiện và xử lý nợ tồn đọng nhằm nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh của Chi nhánh.

2.3.3. Kết quả hoạt động qua 3 năm 2009-2011:

Qua bảng số liệu 2.8 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng có sự biến động cả về thu nhập, chi phí và lợi nhuận. Cụ thể như sau:

2.3.3.1. Về thu nhập:

Thu nhập của Chi nhánh AGRIBANK Phú Nhuận bao gồm: thu nhập từ lãi như tiền lãi từ cho vay khách hàng, lãi từ tiền gửi tại các tổ chức kinh tế…và thu nhập phi lãi như: kinh doanh dịch vụ thẻ, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu, thanh tóan trong nước, thu khác…Ta thấy tại năm 2010 thu nhập của ngân hàng là 191 tỷ đồng tăng 19 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 11%) so với năm 2009. Sự gia tăng này là do trong năm 2010 sự tăng trưởng tín dụng đã tạo ra nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng nhiều cho ngân hàng với 176 tỷ đồng chiếm 92%tổng thu nhập. Bên cạnh đó, nguồn thu từ họat động dịch vụ cũng gia tăng đang kể, tăng 2 tỷ so với năm 2009. Đây là nguồn thu nhập mang lại giá trị gia tăng lớn trong thu nhập cho ngân hàng nhưng phát sinh ít rủi ro hơn so với hoạt động tín dụng nhờ Chi nhánh đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng như: SMS Banking, dịch vụ thẻ ATM, bảo lãnh ngân hàng, các dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ...

Bước sang năm 2011 với chính sách thắt chặt tín dụng, kiềm chế lạm phát cùng những dư âm của khủng hoảng và suy thối kinh tế trong nước, thế giới và khó khăn chung của nền kinh tế, thu nhập của AGRIBANK Phú Nhuận giảm 2 tỷ đồng. Thực tế thì thu nhập từ lãi của AGRIBANK Phú Nhuận giảm 8 tỷ do dư nợ giảm,

nợ xấu tăng lên dẫn đến lãi chưa thu tăng. Mặt khác do thấy trước được tình hình khó khăn nên các cấp lãnh đạo Chi nhánh đã có những chính sách đúng đắn khi tăng mạnh nguồn thu nhập từ các sản phẩm dịch vụ mới như Internet Banking, dịch vụ thu hộ (Prudential, điện, nước, điện thoại), trả lương qua thẻ, đại lý bán vé máy bay của VN Airlines,…Kết quả đạt được là rất khả quan, nguồn thu ngồi tín dụng tăng 6 tỷ, tỷ lệ tăng 15% chiếm tỷ trọng 11% so với tổng thu nhập Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả này là do trong năm 2009 Ngân hàng Nhà nước đã khống chế lãi suất cho vay đã ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập từ lãi cho vay khách hàng..

2.3.3.2. Về chi phí:

Tương tự, chi phí của ngân hàng cũng bao gồm 2 phần đó là chi phí lãi gồm: các khoản chi trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay, trả lãi trái phiếu, kỳ phiếu…và các khoản chi phí phi lãi: chi hoạt động kinh doanh dịch vụ như kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thanh tốn…; chi dự phịng rủi ro, tiền lương, chi hoạt động, chi khác…

Từ bảng số liệu trên ta thấy, chi phí có sự biến động qua các năm. Trong đó chi phí trong năm 2010 có sự tăng lên đáng kể tăng 16 tỷ đồng từ mức 163 tỷ đồng năm 2009 lên 179 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lãi tăng 15 tỷ, tỷ lệ tăng 9%. Sự gia tăng này là do, chi phí trả lãi tăng, đầu năm tỷ lệ lạm phát khá cao nên các ngân hàng phải đối mặt với chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước, mặt khác, để đảm bảo thanh khoản, ngân hàng đã tăng lãi suất huy động, thực hiện nhiều hình thức huy động vốn nên chi phí tăng lên. Chi phí ngịai lãi cũng có sự gia tăng nhưng thấp hơn so với chi phí lãi, tăng 1 tỷ, tương đương 7%. Đến năm 2011 chi phí của ngân hàng tăng chậm lại, tăng 2 tỷ (tương đương 1%). Nguyên nhân là do lãi suất huy động vốn đã giảm, mặt khác ngân hàng đã tìm được nhừng nguồn vốn rẻ hơn như BHXH, Cơng ty Phân bón Bình Điền, cụ thể chi phí lãi tăng 3 tỷ, chi phí ngồi lãi giảm 1 tỷ đồng.

2.3.3.3 Về lợi nhuận:

Nhìn trên số liệu cân đối kết toán, họat động của Chi nhánh AGRIBANK Phú Nhuận ln có lãi mặc dù không cao. Nguyên nhân là do lãi tồn đọng chưa thu

của khách hàng cịn cao. Thu nhập ngồi tín dụng cịn chiếm tỷ trọng thấp nên khi thu nhập từ cho vay giảm sẽ kéo theo sự sụt giảm về tổng thu nhập của Chi nhánh.

Trong những năm gần đây hoạt động tín dụng của Chi nhánh bộc lộ nhiều yếu kém, nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ xấu ngày càng tăng dẫn đến lãi tồn đọng tăng, kết quả là chênh lệch thu chi giảm, năng lực tài chính của Chi nhánh chưa đủ để trích dự phịng rủi ro theo qui định, Chi phí trích dự phịng rủi ro được trích hàng năm thể hiện trên cân đối chỉ thể hiện một phần nhằm đảm bảo thu nhập hàng năm của Chi nhánh, phần cịn lại Chi nhánh nhờ Trung Ương trích hộ.

Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm (2009-2011)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền (%) Số tiền (%) 1.Thu nhập 172 191 189 19 11 (2) (1) - Thu nhập từ lãi 159 176 168 17 10 (8) (4)

- Thu nhập ngoài lãi 13 15 21 2 15 6 40

2.Chi phí 163 179 181 16 10 2 1

- Chi phí lãi 148 163 166 15 9 3 2

- Chi phí ngồi lãi 15 16 15 1 7 (1) (6)

3.Lợi nhuận 9 12 8 3 33 (4) (33)

4. Lãi tồn chƣa thu 20 22 24 2 10 2 9

5. DPRR phải trích 5 8 6

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank Phú Nhuận

2.4. Kết luận:

Là một Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất cả nước có nhiều lợi thế, tuy nhiên do mới tách ra từ Chi nhánh Sài Gịn địa bàn hoạt động có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nên qui mô hoạt động chưa xứng với tiềm lực và vị trí trên địa bàn và khu vực.

Về huy động vốn, số liệu cho thấy nguồn vốn huy động tăng hàng năm nhưng chủ yếu vẫn là tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và cũng chỉ mới đáp ứng được khoảng 70% dư nợ cho vay, phần vốn còn lại phải nhận vốn điều chuyển nội bộ từ Hội sở chính..

Dư nợ tín dụng tồn Chi nhánh ở mức tương đối so với các Chi nhánh Agribank trong khu vực và các Chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn, nợ xấu luôn ở trong khoảng từ 3-4%. Để tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Agribank Phú Nhuận, chúng ta cùng xem kết quả thu được từ phân tích mơ hình hồi quy, tham vấn các chuyên gia và khảo sát thực tế được trình bày ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN

3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu:

3.1.1. Cơ cấu mẫu phân theo loại hình kinh tế :

Trong 120 trường hợp được nghiên cứu thì đối tượng cá nhân chiếm đa số 87 mẫu tương đương 72,5%, kế đến là công ty TNHH, Công ty Cổ Phần là 22 mẫu chiếm 18,3%, doanh nghiệp tư nhân là 8 mẫu chiếm 6.7%, doanh nghiệp nhà nước có mẫu thấp nhất với 3 mẫu chiếm 2,5%.

Bảng 3.1. Cơ cấu mẫu phân theo loại hình kinh tế

Loại hình Số quan sát Tỷ lệ (%)

Doanh nghiệp nhà nước 3 2,5

Công ty TNHH, Công ty cổ phần 22 18,3

Doanh nghiệp tư nhân 8 6,7

Cá nhân 87 72,5

Tổng 120 100,0

Nguồn: Dữ liệu điều tra năm 2011

3.1.2. Cơ cấu mẫu theo thời hạn vay

Theo quy định, các khoản cho vay của ngân hàng theo tiêu chí thời gian được chia làm 3 loại là ngắn hạn (đến 12 tháng), trung hạn (từ trên12 tháng đến 60 tháng) và dài hạn (trên 60 tháng). Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo cách phân loại này được thể hiện ở bảng 3.2

Bảng 3.2: Cơ cấu mẫu chia theo thời gian cho vay Thời hạn Số quan sát Tỷ lệ (%) Thời hạn Số quan sát Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 10 8,3 Trung hạn 103 85,8 Dài hạn 7 5,9 Tổng 120 100,0

Nguồn: Dữ liệu điều tra năm 2011

3.2. Tình hình sử dụng vốn vay:

Theo nguyên tắc, ngân hàng đồng ý cấp tín dụng dựa vào phương án, dự án kinh doanh khả thi và hiệu quả của khách hàng. Mỗi phương án, dự án kinh doanh đều có một mục đích sử dụng vốn khác nhau. Nếu sau giải ngân khách hàng sử dụng nguồn tiền vay không đúng như nêu trong phương án, dự án vay thì cách sử dụng vốn của khách hàng này khơng đúng mục đích. Tại bảng 3.3 ta thấy trong cơ cấu mẫu phân tích có 60 mẫu sử dụng vốn khơng đúng mục đích, chiếm 50% trên tổng số mẫu.

Bảng 3.3: Cơ cấu mẫu chia theo mục đích sử dụng vốn

Cách sử dụng vốn Số quan sát Tỷ lệ (%)

Đúng mục đích 60 50

Khơng đúng mục đích 60 50

Tổng 120 100,0

Nguồn: Dữ liệu điều tra năm 2011

3.3. Tình hình kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay

Đây là một điều kiện bắt buộc phải thực hiện trong quy trình tín dụng của ngân hàng. Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng có nhiệm vụ lên kế hoạch kiểm tra khách hàng vay theo định kỳ.

Bảng 3.4: Cơ cấu mẫu chia theo số lần kiểm tra

Số lần kiểm tra Số quan sát Tỷ lệ (%)

Không kiểm tra 0 0,0

Một lần 44 36,7 Hai lần 28 23,3 Ba lần 24 20,0 Bốn lần 8 6,7 Trên năm lần 16 13,3 Tổng 120 100,0

Nguồn: Dữ liệu điều tra năm 2011

Qua phân tích tần số tại bảng 3.4 cho thấy, trong 120 mẫu nghiên cứu thì tất cả các mẫu đều được kiểm tra ít nhất là 1 lần trong đó có 44 mẫu là kiểm tra 1 lần chiếm 36,7%, 28 mẫu kiểm tra 2 lần chiếm 23.3% và phần còn lại là kiểm tra một, ba hoặc bốn lần. Đặc biệt có tới 16 mẫu có số lần kiểm tra trên 5 lần chiếm tới 13,3% đây là một con số không nhỏ chứng tỏ rằng các ngân hàng ngày càng quan tâm nhiều hơn tới số lần kiểm tra giám sát trong bối cảnh nợ xấu ngày càng báo động. Qua kết quả nghiên cứu cơ cấu mẫu theo thời gian cho thấy Agribank chi nhánh Phú Nhuận chủ yếu là cho vay trung hạn với thời gian cho mỗi phương án vay từ 12 đến 60 tháng. Nên việc kiểm tra 1, 2 lần trong một năm là ít (chiếm 60%) ngân hàng khó có thể kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng.

3.4. Một số đặc điểm khác của mẫu nghiên cứu:

Qua kết quả xử lý thống kê trình bày ở bảng 3.5 cho thấy:

- Tỷ lệ vốn tự có của khách hàng tham gia trong phương án, dự án vay vốn so với tổng nhu cầu vốn của cả phương án, dự án với mức thấp nhất là 30%, mức cao nhất là 75% và trung bình là 62%. Điều này cho thấy khả năng tự tài trợ vốn của các khách hàng vay là rất tốt. Độ lệch chuẩn là 9%.

- Tỷ lệ số tiền vay trên tài sản đảm bảo cao nhất là 69%, tỷ lệ trung bình ở mức 39%. Độ lệch chuẩn là 10%.

- Số năm làm việc của cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay các mẫu được khảo sát với số năm cao nhất là 7 năm, thấp nhất là 1 năm và trung bình là 3,89 năm.

Bảng 3.5: Một số đặc điểm khác của mẫu nghiên cứu.

Chỉ tiêu ĐVT Số quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tỷ lệ VTC trong dự án % 120 0,30 0,75 0,62 0,09 Tỷ lệ số tiền vay/TSĐB % 120 0,30 0,69 0,39 0,10 Kinh nghiệm của CBTD Năm 120 1,00 7,00 3,89 2,11 Kinh nghiệm của người vay Năm 120 0,00 7,00 3,16 2,55 Nguồn: Dữ liệu điều tra năm 2011

3.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng của Agribank Phú Nhuận: Kết quả phân tích bằng mơ hình probit quả phân tích bằng mơ hình probit

Như đã trình bày ở phần mở đầu, đề tài này sử dụng mơ hình probit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Agribank Phú Nhuận. Biến phụ thuộc là xác xuất xảy ra rủi ro và 6 biến giải thích là: Kinh nghiệm của khách hàng đi vay (X1); Khả năng tài chính của khách hàng vay (X2); Tỷ lệ tài sản đảm bảo (X3); Sử dụng vốn vay (X4); Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (X5) và Kiểm tra,

giám sát khoản vay (X6). Với cỡ mẫu là 120, sử dụng phần mềm Eviews7, kết quả phân tích mơ hình xác suất thu được thể hiện ở bảng 3.6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 50)