Giải pháp đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 68 - 73)

Hình 2 .1 Cơ cấu tổ chức của Agribank Phú Nhuận

4.1. Giải pháp đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam - Chi nhánh Phú Nhuận

Như đã phân tích ở trên, nhằm đạt được cả hai mục tiêu tăng trưởng tín dụng và kiểm sốt được rủi ro tín dụng đòi hỏi AGRIBANK Chi nhánh Phú Nhuận nên thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

4.1.1. Định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp:

Hàng năm xây dựng kế họach kinh doanh Ngân hàng phải có chiến lược cụ thể theo từng quý về tăng trưởng dư nợ theo ngành nghề phù hợp với chủ trương, chính sách của nhà nước và của địa phương, đảm bảo khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của vùng. Sau mỗi quý, Ngân hàng phải đánh giá lại những khỏan vay đang đầu tư xem danh mục nào đầu tư hiệu quả cần phải đầu tư thêm và danh mục không hiệu quả cần chấn chỉnh kịp thời để hạn chế rủi ro xảy ra, tránh xảy ra tình trạng khủng hoảng thừa về đầu tư vào ngành, như trường hợp nuôi cá tra trong thời gian vừa qua.

4.1.2. Chấp hành nghiêm quy chế tín dụng, quy trình cho vay:

Qua phân tích, một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng là việc khơng tn thủ đúng quy trình tín dụng như hạ thấp một số chỉ tiêu cho vay,

xét duyệt một khoản vay khơng theo đúng trình tự, khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích, kiểm tra giám sát sau cho vay không chặt chẽ. Mặc khác, từ kết quả thống kê mẫu có rủi ro (được trình bày ở phần phụ lục) cho thấy, trong 72 trường hợp kiểm tra giám sát hai lần trở xuống có 28 khoản vay bị nợ xấu, chiếm 70% trên tổng số nghiên cứu có rủi ro và trong 60 trường hợp sử dụng vốn sai mục đích thì cả 60 khoản vay bị rủi ro. Vì vậy, để thực hiện tốt giải pháp này Ngân hàng cần thực hiện rõ ràng, cụ thể các bước sau:

Thứ nhất, lựa chọn đối tượng đúng quy định từ đó đưa ra thời gian cho vay phù hợp với khả năng, chu kỳ trả nợ.

Thứ hai, báo cáo thẩm định phải đạt yêu cầu về chất lượng, xét duyệt cho vay đúng hạn mức qui định.

Thứ ba, kiểm tra chặt chẽ hồ sơ pháp lý và chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn trước khi giải ngân

Thứ tư, cán bộ tin dụng phải thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra sau cho vay. Số lần kiểm tra món vay phải đảm bảo phù hợp với thời gian vay vốn, trung binh khoảng 3 lần đối với kỳ hạn vay 6 tháng vì xác suất xảy ra rủi ro đối với lần kiểm tra từ 3 trở lên chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 10%). Việc kiểm tra này nhằm đánh giá việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay khơng để có thể phát hiện kịp thời những sai lầm trong đạo đức của người vay, từ đó có biện pháp ngăn chặn kịp thời, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích phải bao cáo ngay với lãnh đạo phịng để có giải pháp phù hợp, tuyệt đối khơng che dấu dẫn đến sai phạm và hậu quả là không thu hồi được nợ.

4.1.3. Yêu cầu một tỷ lệ vốn tự có phù hợp với từng ngành nghề:

Kết quả phân tích mơ hình xác suất cho thấy, khả năng tài chính của người vay có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. Vì vậy để giảm thiểu rủi ro tín dụng Ngân hàng nên qui định cụ thể về tỷ lệ vốn tự có áp dụng cho từng khỏan vay khác nhau dựa trên mức độ rủi ro của khoản vay, theo lĩnh vực, ngành nghề nào có độ rủi ro cao hơn thì phải địi hỏi tỷ lệ vốn tự có của người vay cao

hơn, không nên áp dụng một tỷ lệ vốn tự có tổi thiểu so với tổng nhu cầu vốn của dự án giống nhau đối với tất cả các đối tượng vay vốn như hiện nay.

4.1.4. Giải pháp về con người:

4.1.4.1. Nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ:

Con người là gốc của mọi vấn đề, chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng. Muốn hạn chế rủi ro AGRIBANK Chi nhánh Phú Nhuận phải thực sự chú trọng đến đội ngũ cán bộ làm cơng tác tín dụng, đội ngũ cán bộ này ngồi u cầu chung là phải có trình độ nghiệp vụ giỏi cịn địi hỏi có phẩm chất đạo đức tốt. Để đạt được điều này AGRIBANK Chi nhánh Phú Nhuận cần:

- Thực hiện việc trả lương theo kết quả công việc mà họ mang lại theo nguyên tắc lương của cán bộ trực tiếp làm cơng tác tín dụng phải cao hơn lương của những cán bộ làm công việc khác. Tuy nhiên, cần phải gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với chất lượng khoản vay nhằm nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của họ trong công việc. Trong quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ phải chú trọng đến năng lực và phẩm chất đạo đức, không nên làm theo cách cũ là “sống lâu nên lão làng”.

- Triển khai và áp dụng triệt để các biện pháp chế tài trong họat động tín dụng,thực hiện cơng khai, minh bạchvà không che dấu tội phạm.

- Thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực trong mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ giúp cho cán bộ có nhiều kỹ năng trong việc xử lý công việc.

- Ngân hàng thực hiện công khai, minh bạch lãi suất và điều kiện vay vốn để tránh trường hợp cán bộ vòi vĩnh với khách hàng.

Thực hiện đồng bộ những giải pháp trên sẽ giúp AGRIBANK Chi nhánh Phú Nhuận có một đội ngũ nhân viên với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng tốt nhu cầu công việc.

4.1.4.2 Nâng cao năng lực chuyên môn đối với lãnh đạo và cán bộ làm cơng tác tín dụng: tác tín dụng:

Để có thể đào tạo được cán bộ giỏi và đáp ứng được u cầu cơng việc thì lãnh đạo nghiệp vụ tín dụng phải là những người có năng lực, năng động, nhạy bén, am hiểu thị trường và có khả năng phân tích, dự báo tốt. Thực tế từ kinh nghiệm của các chuyên gia quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh cho thấycơng tác đạo tạo cán bộ tại phòng quan hệ khách hàng chưa đạt yêu cầu, việc triển khai và áp dụng các văn bản chỉ đạo từ cấp trên cịn chậm và khơng đồng nhất. Một số nội dung trong giải pháp này là:

- Bố trí và phân cơng cơng việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải, cán bộ không đảm hết được công việc. Điều này sẽ giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát món vay một cách có hiệu quả.

- Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại theo hình thức định kỳ hoặc thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong công tác thẩm định và quản lý rủi ro. Chương trình đào tạo phải đúng định hướng và cụ thể theo các chuyên đề phục vụ công việc hàng ngày. Đối với cán bộ chủ chốt cần phải được đào tạo nâng cao để xây dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và vững chắc sau này.

4.1.4.3. Phát huy vai trò của cán bộ Quan hệ khách hàng:

Từ cuối năm 2010, AGRIBANK Chi nhánh Phú Nhuận đã áp dụng dự án hiện đại hoá giai đoạn 2, theo đó qui trình cấp tín dụng được thực hiện qua 03 khâu: Quan hệ khách hàng, quản trị tín dụng vàquản lý rủi ro nhằm giảm thiểu rủi ro khi cho vay. Tuy nhiên, các bộ quan hệ khách hàng chưa phát huy hết chức năng, nhiệm vụ của mình, cần phải quan tâm đến việc cải tiến lề lối, tác phong làm việc cho phù hợp với môi trường kinh doanh hiện nay. Phải chủ động tìm kiếm những khách hàng tốt, những dự án hiệu quả để đầu tư chứ không nên ngồi chờ khách hàng đến như vẫn làm lâu nay. Có như thế, AGRIBANK Chi nhánh Phú Nhuận mới có được khách hàng tốt, khách hàng tiềm năng.

Thực tế cho thấy trong thời gian qua AGRIBANK Chi nhánh Phú Nhuận có thành lập các đồn kiểm tra chéo lẫn nhau, tuy nhiên nội dung kiểm tra chưa đạt yêu cầu, chỉ thực hiện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ tín dụng. Vì vậy để nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro cần tăng cường hơn nữa công tác tự kiểm tra, thành lập nhiều đoàn kiểm tra thực tế, kiểm tra chéo việc quản lý và đôn đốc thu nợ đến hạn của cán bộ tín dụng cũng như việc sử dụng tiền vay của khách hàng nhằm phát hiện và chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai sót, sơ hở đe doạ an tồn tín dụng.

4.1.6. Khơng nên quá coi trọng tài sản đảm bảo nợ vay:

Thực tế hiện nay có rất nhiều Ngân hàngcho vay chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp mà không tâm đến việc đánh giá hiệu quả của dự án. Nếu dự án khơngthành cơng thì khách hàng khơng có khả năng trả nợ cho Ngân hàng, lúc đó Ngân hàng sẽ dùng tài sản thế chấp để phát mãi và thu hồi nợ, tuy nhiên trên thực tế việc phát mại tài sản phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: từ người vay, các ban ngành có liên quan…thơng thường xử lý một món vay bằng tài sản thế chấp phải mất thời gian ít nhất là 2 năm kể từ khi phát sinh rủi ro.

Mặc khác, từ kết quả phân tích cho thấy, tài sản đảm bảo nợ vay không ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh, tài sản là điều kiện cần chứ chưa đủ. Vì vậy Ngân hàng khơng thể q coi trọng tài sản đảm bảo mà quên đi yếu tố chính là hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, khi nhận tài sản đảm bảo thì các ngân hàng cũng cần phải chắc chắn rằng tài sản đó là hợp pháp của người vay hoặc bên thứ ba và có tính khả mại.

4.1.7. Sử dụng các cơng cụ bảo hiểm:

Rủi ro tín dụng xuất phát từ những nguyên rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó Ngân hàng khơng thể lường trước được. Vì vậy, sử dụng các công cụ bảo hiểm để hạn chế tổn thất do rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng. Để thực hiện giải pháp này Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng, bảo hiểm cơng trình, bảo hiểm hàng hố và bảo hiểm tài sản,…Thực tế trong thời gian qua nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai

hoặc hoả hoạn gây ra được Cơng ty Bảo hiểm thanh tốn, giảm thiểu đáng kể những tổn thất.

4.1.8. Giải pháp về xử lý rủi ro tín dụng:

Đối với các khoản nợxấu dây dưa, Ngân hàng cần phải phân tích nguyên nhân phát sinh và khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý phù hợp. Để làm được điều này, địi hỏi ngân hàng phải nắm thật rõ hồn cảnh của khách hàng, từ đó việc xử lý mới có hiệu quả. Bên cạnh, việc xử lý nợ xấu phải tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Thực tế cho thấy rằng, các buổi làm việc giữa ngân hàng và khách hàng mà có sự tham gia của chính quyền địa phương thì bao giờ cũng đạt hiệu quả cao hơn. Các Ngân hàng thương mại Nhà nước thực hiện nhiệm vụ chính trị, đầu tư vốn cho phát triển kinh tế của địa phương, nên thường được địa phương quan tâm hỗ trợ hơn khối Ngân hàng thương mại Cổ phần, tuy vậy các Ngân hàng thương mại Nhà nước cũng nên ký hợp đồng dịch vụ với Ủy ban Nhân dâncấp xã, phường trong việc xử lý nợ vay và chi khoản hoa hồng phù hợp theo quy định của Bộ Tài chính.

4.1.9. Nâng cao chất lượng thăm dị ý kiến khách hàng:

AGRIBANK Chi nhánh Phú Nhuậnđã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng từ năm 2006 nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Mặc dù, định kỳ hai năm được tổ chức đánh giá lại và được cơng nhận duy trì tuy nhiên qua kết luận các biên bản kiểm tra cho thấymột số quy trình chưa thực hiện nghiêm túc, trong đó có quy trình đo lường và đánh giá sự hài lòng của khách hàng. Do vậy, để góp phần hỗ trợ chức năng kiểm soát rủi ro, Ban lãnh đạo cần phải quan tâm hơn đến chất lượng cơng tác thăm dị ý kiến khách hàng về sản phẩm tín dụng, nội dung phiếu thăm dị nên được cải tiến phù hợp với tình hình thực tế, ý kiến của khách hàng phải được giải đáp bằng văn bản hoặc trực tiếp. Điều này sẽ giúp lãnh đạo Chi nhánh nắm được yều cầu, thái độ của khách hàng để có những điều chỉnh cho phù hợp, đồng thời nó có tác dụng ngăn ngừa sự nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)