Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của AGRIBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 42)

Hình 2 .1 Cơ cấu tổ chức của Agribank Phú Nhuận

2.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam xây dựng hệ thống chấm cho 2 loại khách hàng là: Tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và cá nhân.

2.2.1. Đối với khách hàng là Doanh nghiệp 2.2.1.1. Thu thập thông tin:

Các tài liệu sử dụng trong q trình thu thập thơng tin để phân loại bao gồm: - Bảng cân đối kế toán 2 năm gần nhất liền kề.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm gần nhất liền kề.

- Tình hình quan hệ tín dụng tại các Tổ chức tín dụng thời điểm gần nhất. - Các thông tin liên quan khác.

2.2.1.2. Các chỉ tiêu phân loại: Căn cứ tình hình tài chính và kết quả SXKD. SXKD.

Chỉ tiêu 1: Lợi nhuận

+ Lợi nhuận dương, bằng hoặc cao hơn năm trước: A

+ Lợi nhuận dương, thấp hơn năm trước: B

+ Lợi nhuận âm: C

Đối với khách hàng bị lỗ kế hoạch: thực hiện SXKD theo chỉ đạo của Chính

phủ, có cơ chế tài chính xử lý số lỗ bằng nguồn vốn ngân sách theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính hoặc bị lỗ khi mới thành lập (theo dự án được phê duyệt) thì được tạm phân loại B.

Chỉ tiêu 2: Tỷ suất tài trợ:

Nguồn vốn chủ sở hữu (Loại B, Nguồn vốn)

+ Tỷ suất tài trợ từ 8% trở lên: A

+ Tỷ suất tài trợ từ 3% đến dưới 8%: B

+ Tỷ suất tài trợ nhỏ hơn 3%: C

Chỉ tiêu 3: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn

Tổng giá trị TSLĐ và đầu tư ngắn hạn =

Tổng số nợ ngắn hạn (Tiết 1 Mục A phần Nguồn vốn) + Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ 1 trở lên: A.

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ 0,5 đến dưới 1: B. + Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhỏ hơn 0,5: C.

Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nợ xấu tại NHNo Việt Nam

+ Có nợ thuộc nhóm 1,2: A.

+ Có nợ thuộc nhóm 3,4: B.

+ Có nợ thuộc nhóm 5: C.

Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu, thì chi nhánh có thể căn cứ kết quả quan hệ tín dụng tại các TCTD khác trước đó (nếu có) để xếp loại theo quy định trên.

Chỉ tiêu 5: Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành:

+ Doanh nghiệp khơng có vi phạm các quy định của pháp luật hiện

hành. A

+ Doanh nghiệp có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành nhưng chưa đến mức xử phạt

hành chính B

+ Doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật hoặc người quản lý điều hành doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của doanh nghiệp đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự

2.2.1.3. Xếp loại khách hàng là doanh nghiệp:

Căn cứ kết quả phân loại cho từng chỉ tiêu quy định tại điểm 1.2 để phân loại cho từng khách hàng như sau:

Khách hàng loại A: Tất cả chỉ tiêu đạt A.

Khách hàng loại B: Không thuộc phân loại A và C. Khách hàng loại C: Có chỉ tiêu C.

2.2.2. Khách hàng là hộ gia đình, chủ trang trại 2.2.2.1. Thu thập thông tin: 2.2.2.1. Thu thập thông tin:

Các chỉ tiêu thông tin thu thập để phân loại khách hàng là tình hình quan hệ tín dụng trong 2 năm gần nhất liền kề.

2.2.2.2. Chấm điểm:

Căn cứ tình hình quan hệ tín dụng trong 2 năm liền kề của hộ gia đình, chủ trang trại để chấm điểm khách hàng như sau:

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nợ xấu tại NHNo

+ Có nợ thuộc nhóm 1,2: A

+ Có nợ thuộc nhóm 3,4: B

+ Có nợ thuộc nhóm 5: C

Chỉ tiêu 2: Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành:

+ Khơng có vi phạm pháp luật hiện hành. A

+ Vi phạm các quy định của pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

C

2.2.2.3 Xếp loại khách hàng:

Căn cứ kết quả phân loại cho từng chỉ tiêu quy định tại điểm 1.2 để phân loại cho từng khách hàng như sau:

Khách hàng loại A: Tất cả các chỉ tiêu đạt A.

Khách hàng loại B: Khách hàng không được loại A và C. Khách hàng loại C: Có 1 chỉ tiêu C

Tuỳ vào kết quả xếp loại của khách hàng mà AGRIBANK sẽ áp dụng chính sách riêng.

2.3.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng (2009-2011):

2.3.1.1. Tổng nguồn vốn huy động qua các năm:

Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh từ 2009-2011có nhiều biến động. Năm 2009 giảm 16%, từ năm 2008 đến nay bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng. Tuy nhiên, so với quy mô tăng trưởng của địa bàn, kết quả đạt được của Chi nhánh chưa xứng tầm. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn huy động 03 năm (2009-2011)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm KKH Có kỳ hạn Tổng % tăng trƣởng

2009 231 1.537 757 15

2010 333 1.217 800 6

2011 331 899 931 16

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh, Agribank Phú Nhuận

Năm 2009, Nguồn vốn huy động của Agribank Phú Nhuận tăng 15% (địa bàn tăng 27%), năm 2010 tăng 6 % (địa bàn tăng 6%). Sang năm 2011 tốc độ tăng trưởng đạt 16%. Thị phần huy động vốn chiếm tỷ trọng thấp, từ 1% - 2% và đứng thứ 16 trên địa bàn.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến họat động huy động vốn tại Agribank Phú Nhuận là do:

- Trên địa bàn TPHCM môi trường họat động kinh doanh có gần 50 Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp cấp I cùng hệ thống và hàng trăm Ngân hàng khác cà trong nước và quốc tế là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đặc biệt là các Ngân hàng có nhiều sản phẩm huy động, linh hoạt như: HSBC, ANZ, Ngân hàng TMCP Ngoại thương, Công thương, Đầu tư và Phát triển Viêt Nam, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Xuất nhập khẩu, Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Sài Gịn,….

- Các Ngân hàng Quốc doanh luôn tuân thủ những qui định của Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng về thỏa thuận lãi suất huy động, trong khi các

chương trình khuyến mại tặng lãi suất, hoặc thỏa thuận trực tiếp với khách hàng cộng thêm lãi suất theo tỷ lệ % tăng thêm và được thanh toán ngay trong khi những phương pháp này thì khơng thể thực hiện ở những Ngân hàng thương mại Nhà nước.

- Cơ chế điều hành vốn tập trung của AGRIBANK, đặc biệt là lãi suất điều chuyển vốn chưa thật sự linh động và sát với diễn biến của thị trường nhất là giai đọan lãi suất tăng ồ ạt.

2.3.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động 2009-2011:

Cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch đáng kể về lọai hình, lọai tiền và thời gian được trình bày ở bảng 2.4. Cụ thể :

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động 03 năm (2009-2011)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tiêu chí Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số dƣ % Số dƣ % Số dƣ %

(%)

1/ Phân theo loại hình - Tổ chức kinh tế - Dân cư 757 340 416 100 45 55 800 344 456 100 43 57 931 325 606 100 35 65

2/ Phân theo loại tiền - VND

- Ngoại tệ qui đổi

757 643 114 100 85 15 800 704 96 100 88 12 931 828 103 100 89 11

3/ Phân theo thời gian - Ngắn hạn - Trung dài hạn 757 537 220 100 71 29 800 576 224 100 72 28 931 614 317 100 66 34

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Phú Nhuận

- Theo đối tượng khách hàng: Tiền gửi dân cưổn định và chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn, trung bình khoảng 59%. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh

này sẽ làm tăng chi phí trả lãi cho khách hàng, tuy nhiên nguồn vốn dân cư chiếm tỷ trọng cao sẽ giúp cho Ngân hàng ổn định hơn trong việc cân đối nguồn vốn.

- Theo loại tiền: Nguồn vốn huy động chủ yếu bằng VND, chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 87% trên tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh. Nguồn này đã giảm qua từng năm do sự cạnh tranh khốc liệt của các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

- Theo kỳ hạn: Từ năm 2009 do lãi suất huy động không ổn định và thường có chiều hướng tăng, tâm lý khách hàng khơng thích gởi kỳ hạn dài, nên tỷ trọng HĐV TDH trên tổng huy động trung bình khoảng 30%.

2.3.2. Tình hình cho vay qua 3 năm 2009-2011

2.3.2.1. Tổng dư nợ tín dụng qua các năm

Nhìn chung qua 3 năm, quy mơ tín dụng của Chi nhánh có tăng trưởng nhưng với tốc độ rất thấp, dư nợ cuối kỳ tăng bình quân 15%. So với địa bàn và hệ thống AGRIBANK, tốc độ tăng trưởng của Chi nhánh còn nhiều hạn chế. Kết quả được trình bày ở bảng 2.5

Bảng 2.3: Tổng hợp dư nợ cho vay thời kỳ 2009 – 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Dƣ nợ Ngắn hạn Dƣ nợ Trung và dài hạn Tổng dƣ nợ % tăng trƣởng 2009 650 575 1.225 7 2010 689 666 1.355 10 2011 619 571 1.190 -12

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Phú Nhuận

Tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm từ 2009 đến 2010. Sang năm 2011 do nợ xấu Chi nhánh tăng nên chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ bị khống chế, mặt khác do ảnh hưởng chung từ khủng hoảng của nền kinh tế cơ chế điều hành thường xuyên thay đổi làm cho tiến trình tiếp cận khách hàng tốt của chi nhánh liên tục bị phá vỡ,

hơn nữa nguồn vốn huy động tăng trưởng chậm, không dạt chỉ tiêu kế hoạch được giao nên dư nợ khó giữ được tính ổn định cao.

2.3.2.2. Dư nợ phân theo thời hạn cho vay:

Qua bảng cơ cấu dư nợ tại bảng 2.6 cho thấy tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn tuy có cao hơn trung dài hạn nhưng rất ít, điều này gây ra một sự rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Tỷ trong cho vay trung dài hạn cao là do Chi nhánh đáp ứng các nhu cầu đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng tăng. Các món vay này đều có tài sản đảm bảo tốt nên sẽ đảm bảo sự ổn định dư nợ cho vay của Chi nhánh. Chi nhánh sẽ từng bước thay đổi danh mục đầu tư, ưu tiên cho vay ngắn hạn các nhu cầu vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng vì cho vay ngắn hạn có mức độ rủi ro thấp hơn so với cho vay trung dài hạn do thời gian cho vay ngắn dễ kiểm sóat, dự báo được các biến động bất thường của nền kinh tế.

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp dư nợ cho vay phân theo thời hạn cho vay

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tiêu chí Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dƣ nợ (%) Dƣ nợ (%) Dƣ nợ (%)

1/ Ngắn hạn 650 53 689 51 619 52

2/Trung và dài hạn 575 47 666 49 571 48

Tổng cộng 1.225 100 1.355 100 1.190 100

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribak Phú Nhuận

2.3.2.3. Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:

Qua bảng 2.7 ta thấy trong 4 thành phần được phân lọai thì Cơng ty Cổ phần, TNHH là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất (trung bình là 77%), dư nợ tập trung vào một số công ty sản xuất và xuất nhập khẩu, chiếm gần 2/3 dư nợ cho vay theo thành phần này; kế đến là doanh nghiệp Nhà nước trung bình 7%.

Thành phần chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có tốc độ tăng trưởng ổn định trong thời gian qua là cá nhân và hộ gia đình. Thành phần này năm 2009 chiếm tỷ trọng

15% và giữ ổn định qua các năm 2010, 2011 tập trung vào khách hàng vay với mục đích mua nhà ở, sữa chữa, xây mới nhà ở và các mục đích tiêu dùng khác.

Dư nợ đối với các thành phần kinh tế còn lại làDoanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng rất nhỏ chiếm từ 1 – 2%.

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng S T T Thành phần kinh tế

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ %

1 Doanh nghiệp nhà nước 73 6 60 4 108 9

2 Công ty Cổ Phần, TNHH 948 77 1.072 79 905 76

3 Doanh nghiệp tư nhân 25 2 15 1 13 1

4 Cá nhân, hộ gia đình 179 15 208 15 164 14

Tổng cộng 1.225 100 1.355 100 1.190 100

Nguồn: Phòng Kế họach kinh doanh Agribank Phú Nhuận.

2.3.2.4. Dư nợ phân theo ngành kinh tế

Qua phân lọai dư nợ theo ngành nghề từ 2009 đền 2011trình bày ở bảng 2.8 cho thấy dư nợ cho vay của Chi nhánh tập trung ở các ngành sau:

Mức dư nợ cao nhất chiếm 24% trên tổng số dư nợ tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chế tạo máy móc, thiết bị điện, sản suất phân bón, sản phẩm từ nhựa plastic,...) Sản phẩm chủ yếu đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Kế đến là ngành kinh doanh bất động sản chiếm trung bình khoảng20% đây là các dự án kinh doanh căn hộ chung cư cao cấp.

Ngành xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 16% trên tổng dư nợ bao gồm các hoạt động xuất nhập khẩu cao su và điều.. Nhóm ngành xây dựng chuyên thực hiện thi cơng các cơng trình dân dụng, dịch vụ tư vấn thiết kế, san lắp mặt bằng, các cơng trình xây dựng trong nước...

Xếp vị trí thứ tư với dư nợ đạt bình quân khoảng 200 tỷ đồng, chiếm 16% trên tổng dư nợ là nhóm ngành thương nghiệp và dịch vụ chuyên kinh doanh, mua bán các lọai thực phẩm, nguyên liệu, vật liệu ngành xây dựng, dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống…

Các nhóm ngành cịn lại bao gồm cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ cơng nhân viên góp phần đa dạng lĩnh vực đầu tư của Chi nhánh.

Bảng 2.6: Dư nợ phân theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

S T T

Ngành kinh tế

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dƣ nợ (%) Dƣ nợ (%) Dƣ nợ (%)

1 Xây dựng 48 5 55 4 31 3

2 Công nghiệp chế biến, chế tạo 305 23 325 24 279 23 3 Hoạt động xuất, nhập khẩu 215 18 201 15 175 15 4 Thương nghiệp, dịch vụ 199 16 217 16 187 16

5 Khai khoáng 81 7 87 6 84 7

6 Kinh doanh bất động sản 241 20 257 19 254 21

5 Khác 136 11 213 16 180 15

Cộng 1.225 100 1.355 100 1.190 100

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank Phú Nhuận

2.3.2.5. Dư nợ phân theo nhóm nợ

Năm 2009, nợ xấu chiếm 4,4% trên tổng dư nợ, cao hơn so với kế hoạch 1,4%. Nợ xấu tăng là do giá vàng biến động mạnh. Các trường hợp cho vay kinh doanh, buôn bán do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Ngân hàng. Nợ nhóm II chiếm tỷ trọng tương đối cao trên 13% trên tổng dư nợ. Đây là những khoản nợ tiềm ẩn rủi ro nếu khơng có giải pháp tốt sẽ có nguy cơ chuyển sang nợ xấu.

Năm 2010, nợ nhóm II giảm xuống cịn 10,2% do Chi nhánh đã giải quyết tốt các khoản nợ nhóm II có nguy cơ chuyển nợ xấu. Nợ xấu năm 2010 chiếm 47 tỷ tập

trung một số khách hàng: Công ty TNHH xây dựng thương mại Phanxipăng (27 tỷ) thuộc ngành xây dựng cơng trình, DNTN Nhựa Khánh Hùng (3,5 tỷ) thuộc ngành sản xuất nhựa plastic, Cơng ty TNHH Hồng Diệp Gia (2 tỷ), Nguyễn Phi Cường (6 tỷ), Nguyễn Thị Hồng Diệp (2,6 tỷ), Nguyễn Trọng Hùng (300 lượng), Trần Thị Gái (72 lượng), Lê Quang Định (70 lượng), và một số khách hàng nhỏ lẻ khác ... Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả này một phần là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, chính sách thắt chặt tín dụng nhằm mục đích kiềm chế lạm phát của Chính Phủ buộc các Ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay làm cho chi phí lãi vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 42)