Tổng nguồn vốn huy động qua các năm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 45 - 46)

Hình 2 .1 Cơ cấu tổ chức của Agribank Phú Nhuận

2.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng:

2.3.1.1. Tổng nguồn vốn huy động qua các năm:

Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh từ 2009-2011có nhiều biến động. Năm 2009 giảm 16%, từ năm 2008 đến nay bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng. Tuy nhiên, so với quy mô tăng trưởng của địa bàn, kết quả đạt được của Chi nhánh chưa xứng tầm. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn huy động 03 năm (2009-2011)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm KKH Có kỳ hạn Tổng % tăng trƣởng

2009 231 1.537 757 15

2010 333 1.217 800 6

2011 331 899 931 16

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh, Agribank Phú Nhuận

Năm 2009, Nguồn vốn huy động của Agribank Phú Nhuận tăng 15% (địa bàn tăng 27%), năm 2010 tăng 6 % (địa bàn tăng 6%). Sang năm 2011 tốc độ tăng trưởng đạt 16%. Thị phần huy động vốn chiếm tỷ trọng thấp, từ 1% - 2% và đứng thứ 16 trên địa bàn.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến họat động huy động vốn tại Agribank Phú Nhuận là do:

- Trên địa bàn TPHCM môi trường họat động kinh doanh có gần 50 Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp cấp I cùng hệ thống và hàng trăm Ngân hàng khác cà trong nước và quốc tế là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đặc biệt là các Ngân hàng có nhiều sản phẩm huy động, linh hoạt như: HSBC, ANZ, Ngân hàng TMCP Ngoại thương, Công thương, Đầu tư và Phát triển Viêt Nam, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Xuất nhập khẩu, Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Sài Gịn,….

- Các Ngân hàng Quốc doanh luôn tuân thủ những qui định của Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng về thỏa thuận lãi suất huy động, trong khi các

chương trình khuyến mại tặng lãi suất, hoặc thỏa thuận trực tiếp với khách hàng cộng thêm lãi suất theo tỷ lệ % tăng thêm và được thanh toán ngay trong khi những phương pháp này thì khơng thể thực hiện ở những Ngân hàng thương mại Nhà nước.

- Cơ chế điều hành vốn tập trung của AGRIBANK, đặc biệt là lãi suất điều chuyển vốn chưa thật sự linh động và sát với diễn biến của thị trường nhất là giai đọan lãi suất tăng ồ ạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)