Tổng quan về chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình SVAR trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại việt nam (Trang 36 - 39)

Giai đoạn 2007 – 2012 là một giai đoạn đầy biến động và nhiều thách thức với việc điều hành CSTT ở Việt Nam. Sau giai đoạn đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng từ năm 2004 đến năm 2007 nền kinh tế Việt Nam đã làm dấy lên quan ngại về một nền kinh tế tăng trưởng nóng: cung tiền vẫn tiếp tục tăng, đồng thời lạm phát tăng dần qua các năm. Lãi suất cho vay cũng tăng theo, tín dụng tiếp tục được mở rộng.

- 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 2007 Q1 2007 Q3 2008 Q1 2008 Q3 2009 Q1 2009 Q3 2010 Q1 2010 Q3 2011 Q1 2011 Q3 2012 Q1 2012 Q3

Lạm phát Lãi suất cho vay Cung tiền GDP Tín dụng

Biểu đồ 2.1: Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất cho vay, tăng trưởng tín dụng và GDP Việt Nam từ năm 2007 – 2012 (đơn vị tính: phần trăm).

“Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu của IMF – IFS”

Đầu năm 2007 cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, lượng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào làm cho cung tiền tăng mạnh, nền kinh tế tăng trưởng nóng, giá dầu thế giới tăng mạnh và động thái gỡ bỏ trợ cấp giá dầu của chính phủ đã đẩy lạm phát ở mức hai con số ở cuối năm 2007, tín dụng, tiền gửi đều tăng trưởng ở mức cao đẩy GDP cuối năm 2007 lên mức tăng trưởng 9.28% so với cùng kỳ năm trước.

Bước sang năm 2008 với những hệ luỵ của giai đoạn tăng trưởng nóng ở năm 2007 NHNN đã thực hiện quyết liệt CSTT thắt chặt và sử dụng hầu hết các công cụ CSTT. Với hàng loạt các động thái quyết liệt trên đã tạo ra một lực hút mạnh thu hút tiền từ lưu thông, M2 năm 2008 chỉ tăng 20.7% so với năm 2007, đồng thời làm giảm mạnh cấp tín dụng từ các NHTM ra thị trường. Kết quả là lạm phát đã bị chặn đứng và đẩy lùi từ đỉnh điểm 3,91%/tháng (tương đương 25,2%/năm) trong tháng 5 xuống các mức thấp hơn trong quý 3 và thậm chí âm trong các tháng cuối năm. Tỷ lệ lạm phát cả năm 2008 còn là 19, 89%.

Năm 2009 áp lực từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu địi hỏi Việt Nam phải áp dụng CSTT nới lỏng có kiểm sốt. Kết quả lạm phát giảm dần qua các Quý và giảm từ mức 19.98% của năm 2008 xuống còn 6.52% năm 2009, tăng trưởng kinh tế đạt 5.2%. Sau khi hạ các lãi suất chủ chốt, tăng cung tiền, tín dụng của các NHTM đã tăng mạnh vào cuối năm 2009, tuy vậy lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, chưa đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Những vấn đề cố hữu của nền kinh tế Việt Nam như thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại, hiệu quả sử dụng vốn thấp, tính dai dẳng của lạm phát và sự phục hồi kinh tế chưa chắc chắn của thế giới… đã gây áp lực cho việc thực thi CSTT năm 2010. Trước bối cảnh đó, NHNN tiếp tục thực thi CSTT thận trọng linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, kiểm soát chặt thị trường vàng, ngoại hối và kiểm sốt tín dụng, đảm bảo an tồn cho hệ thống ngân hàng.

Việt Nam bước vào giai đoạn 2011- 2012 trong bối cảnh nền kinh tế trong

nước đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Lạm phát của thế giới có xu hướng tăng lên, trong đó giá dầu thơ, giá nguyên vật liệu cơ bản (đầu vào của sản xuất), giá lương thực, thực phẩm trên thế giới tăng cao. Giá cả trong nước tăng, áp lực lạm phát ngày càng tăng làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta. Đứng trước bối cảnh đó, năm 2011 NHNN đã thực hiện thắt chặt tiền tệ, tháng 2/2011 Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết 11 tập trung ưu tiêm kiềm chế lạm phát, ổn

định kinh tế vĩ mơ, đảm bảo an sinh xã hội với 6 gói các biện pháp chính sách, bao gồm: “Thắt chặt CSTT; thắt chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm hụt thương mại; tăng giá điện đồng thời với việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một cơ chế mang tính thị trường hơn đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả việc phổ biến thơng tin chính sách”.

Triển khai Nghị quyết 11, NHNN đã điều chỉnh mục tiêu trần tăng trưởng tín

dụng từ 23% xuống cịn 20% trong năm, và tăng trưởng nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011 từ 21-24% xuống còn 15-16%. Cả hai mục tiêu này đều được điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tín dụng tăng ở mức 32,4% và M2 tăng 33,3%). Để thực hiện gói giải pháp tài chính thắt chặt, Bộ Tài chính đã sửa đổi mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2011 xuống mức dưới 5,0% GDP (thấp hơn so với mức ban đầu là 5,3%).

Năm 2012, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, thương mại và tăng trưởng toàn cầu phục hồi chậm, ảnh hưởng xấu tới các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Trong nước, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức như cầu nội địa giảm mạnh, lượng hàng tồn kho lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, NHNN đã thực thi một CSTT thận trọng linh hoạt nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng vẫn ngăn ngừa lạm phát quay lại. Trong năm 2012, NHNN đã liên tiếp thực hiện giảm mặt bằng lãi suất, điều chỉnh giảm 4 lần đối với lãi suất tái cấp vốn từ 15% xuống 10%, lãi suất chiết khấu từ 13% xuống 8%. Lãi suất trên thị trường mở giảm 6 lần. Điều chỉnh giảm 4 lần trần lãi suất tiền gửi tối đa bằng VNĐ, từ 14%/năm xuống 9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến 12 tháng; từ 6%/năm xuống 2% năm đối với tiền gửi không kỳ hạn. Đồng thời, áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với bốn lĩnh vực ưu tiên. Nhờ đó, đã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Từ những tháng cuối năm 2011 hạn mức tín dụng được NHNN xác định phù hợp với năng lực, quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng và tiếp tục triển khai trong năm 2012 đã tạo ra những tác động tích cực đến thị trường, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, thanh khoản thị trường cũng đã được cải thiện, góp phần hạ thấp mặt

bằng lãi suất. NHNN đã tạo được sự ổn định cơ bản trên hệ thống tài chính – ngân hàng, như thanh khoản được cải thiện, kéo giảm mặt bằng lãi suất, chống vàng hóa và đơla hóa, ổn định tỷ giá… Tuy vậy, công cuộc cải tổ hệ thống ngân hàng, giải quyết nợ xấu vẫn chưa có nhiều tiến triển đáng kể và diễn biến giá vàng trong nước còn gây e ngại cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình SVAR trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)