Định hướng cho chính sách tiền tệ tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình SVAR trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại việt nam (Trang 64)

Nghị quyết số 112/2006/QĐ-TTG ngày 24 tháng 05 năm 2006 đã đề ra định hướng cho CSTT tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 là:

- Xây dựng và thực thi có hiệu quả CSTT nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thực hiện thắng lợi cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

- Điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đoái theo cơ chế thị trường thơng qua sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các cơng cụ CSTT gián tiếp.

- CSTT tạo điều kiện huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Kết hợp chặt chẽ CSTT với chính sách tài khoá để định hướng và khuyến khích cơng chúng tiết kiệm, đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.

- Điều hành CSTT theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ CSTT hiện đại và công nghệ tiên tiến. Mục tiêu bao trùm của CSTT trong giai đoạn này là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và góp phần tạo mơi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.

- Xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường. Nâng cao năng lực

của NHNN trong điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đối thơng qua việc đổi mới, hồn thiện các cơng cụ CSTT, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và lãi suất đồng bộ với việc phát triển thị trường tiền tệ phù hợp thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam. Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ của CSTT và giữa việc điều hành CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác. NHNN cần kiểm sốt về cơ bản toàn bộ khối lượng tiền và các luồng tiền trong nền kinh tế.

- Thực hiện điều hành CSTT dựa trên cơ sở điều tiết khối lượng tiền; đồng thời xây dựng các điều kiện cần thiết để chuyển dần sang thực hiện điều hành CSTT

trên cơ sở điều tiết lãi suất. Tạo lập các điều kiện cần thiết để sau năm 2010 NHNN chuyển sang điều hành CSTT theo cơ chế lạm phát mục tiêu”.

Nghị quyết số 10/2011.QH13 ngày 8 tháng 11 năm 2011 đã đề ra định hướng cho CSTT tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 là: “Tiếp tục kiên trì kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị sức mua đồng tiền. Thực hiện chính sách tiền tệ với mục tiêu hàng đầu là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát để bảo đảm tương thích giữa tăng tổng phương tiện thanh toán, tăng dư nợ tín dụng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng; dự kiến CPI tăng từ 5-7% vào năm 2015. Giảm dần tỷ lệ huy động vốn đầu tư từ tín dụng ngân hàng, từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90% đến năm 2015, đẩy mạnh kênh huy động vốn qua thị trường chứng khốn và các định chế tài chính khác”

Như vậy, trong thời gian tới NHNN sẽ tiếp tục thực thi CSTT chủ động, linh hoạt với mục tiêu cao nhất là ổn định giá trị đồng tiền đồng thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển bền vững, đồng thời tiến tới phát triển thị trường tài chính lành mạnh, hiệu quả.

3.2. Giải pháp đối với cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín

dụng tại Việt Nam

Như đã phân tích ở trên, hiệu quả truyền dẫn của CSTT phụ thuộc lớn vào chính CSTT và sự hoạt động của kênh truyền dẫn trong thị trường tài chính, thị trường tài sản. Đối với kênh tín dụng tại Việt Nam, nghiên cứu thực trạng đã chỉ ra rằng hiệu quả của kênh truyền dẫn này tại Việt Nam phụ thuộc lớn vào chính hoạt động tín dụng. Do đó, bài nghiên cứu sẽ tập trung đưa ra các giải pháp gồm ba nhóm chính nhằm nâng cao hiệu quả điều hành CSTT, phát triển thị trường tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Việt Nam.

3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan tới điều hành chính sách tiền tệ của NHNN tại Việt Nam Việt Nam

3.2.3.1. Tạo môi trường thuận lợi cho điều hành chính sách tiền tệ

Một CSTT linh hoạt, ổn định và rõ ràng có tác động rất lớn trong truyền dẫn CSTT. Điều này địi hỏi NHTW phải có một vị trí độc lập trong hoạt động của mình. Hiện nay, luật số 46/QH 2010 quy định: “Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia theo quy định của Chính phủ”. Điều này cho thấy mức độ độc lập của

NHNN bị hạn chế. Nâng cao tính độc lập của NHNN là điều cần thiết, đảm bảo NHNN được chủ động quyết định sử dụng các công cụ của CSTT một cách linh hoạt, mềm dẻo để điều chỉnh thị trường theo những mục tiêu dài hạn và ổn định đã đặt ra. Hơn nữa, sự độc lập giúp NHNN hạn chế sự can thiệp của các nhà chính trị đến các quyết sách của nền kinh tế nhằm điều chỉnh kinh tế vĩ mô theo những mục tiêu trước mắt, NHNN cũng sẽ có quyền chủ động hơn trong hoạch định CSTT cho một giai đoạn nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể đã vạch ra.

Đồng thời, CSTT cần hướng tới giữ vững ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát ở mức độ hợp lý, giảm thiểu tác động từ các yếu tố bên ngoài nền kinh tế. Để làm được điều này, NHNN cần hướng tới xây dựng chính sách lạm phát mục tiêu và tiến đến thực hiện CSTT theo lạm phát mục tiêu; tự do hố tỷ giá với lộ trình phù hợp với sự phát triển của thị trường ngoại hối, mức độ tự do hố thị trường tài chính và khuôn khổ CSTT lựa chọn. CSTT hướng theo lạm phát mục tiêu đang nổi lên trong tranh luận của các nhà kinh tế, tuy nhiên để thực hiện được chính sách này địi hỏi Việt Nam phải có một số điều kiện tiền đề và thời gian chuyển đổi nhất định.

3.2.3.2. NHNN cần hoàn thiện, phát triển các cơng cụ của chính sách tiền tệ

Để đảm bảo cơ chế truyền tải CSTT nói chung và qua kênh tín dụng nói riêng được thơng suốt, hồn thiện các cơng cụ CSTT là rất quan trọng, vì đây chính là khâu

đầu của cơ chế truyền tải. Sau đây bài nghiên cứu xin đưa ra các kiến nghị về việc hồn thiện các cơng cụ CSTT theo hướng sau:

Công cụ lãi suất: NHNN cần xây dựng được lãi suất cơ bản trở thành lãi suất

chuẩn mực, lãi suất định hướng, cơ chế tác động truyền dẫn của các loại lãi suất điều hành của NHNN như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, OMO, tín phiếu… sẽ tác động hiệu quả đến cung cầu vốn và dự trữ của các TCTD, qua đó tác động đến lãi suất huy động vốn và cho vay của TCTD đối với khách hàng. Việc xác định lãi suất không chỉ căn cứ vào biến số CPI mà còn phải căn cứ vào cung cầu vốn thực tế trên thị trường. Do vậy, tự do hóa lãi suất là mục tiêu cần hướng tới để đảm bảo sự vận hành của thị trường về cơ bản tuân theo qui luật cung cầu, phân bổ nguồn vốn hợp lý. Song với thực trạng nền kinh tế đang phải đối mặt cùng với những bất cập của thị trường tiền tệ thì áp dụng cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp là cần thiết, và từng bước tạo dựng những điều kiện cần thiết để tự do hóa lãi suất. - Trước mắt là phải thiết lập một mức lãi suất cơ bản định hướng được lãi suất thị trường. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, để có thể phát huy được tốt vai trò định hướng của lãi suất cơ bản thì bản thân NHTƯ của quốc gia đó phải xác định được những mục tiêu điều hành cụ thể trên cơ sở định lượng cụ thể về lạm phát, tăng trưởng, hoặc lãi suất ngắn hạn mà tại đó nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng. Vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế hình thành lãi suất cơ bản - làm cơ sở định hướng chuẩn mực cho lãi suất thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ là một việc cần thiết phải thực hiện trong thời gian này.

(i) Trên cơ sở mức lãi suất cơ bản, hình thành đồng bộ các mức lãi suất chỉ đạo, như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất Thị trường Mở nhằm chủ động điều tiết lãi suất thị trường và các hành vi cho vay, đi vay của các thành viên trên thị trường tiền tệ. Lượng tiền cung ứng sẽ được điều tiết hợp lý để đảm bảo các mức lãi suất mục tiêu.

(ii) Đối với lãi suất huy động, do những bất cập về cấu trúc thị trường hiện nay làm nảy sinh tình trạng cạnh tranh lãi suất thiếu lành mạnh, cũng như là diễn biến của

lãi suất thực huy động có thể làm kỳ vọng lạm phát gia tăng nên việc thực hiện duy trì mức lãi suất trần trong giai đoạn này là cần thiết để bình ổn mặt bằng lãi suất.

Đồng thời trong thời gian này, NHNN cũng sẽ tích cực hỗ trợ thanh khoản đối với NHTM với kỳ hạn dài hơn, khối lượng lớn hơn so với trước đây, hỗ trợ thơng qua tái cấp vốn và hốn đổi ngoại tệ và chỉ đạo các NHTM nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng vốn và điều chỉnh lãi suất giảm dần phù hợp diễn biến nền kinh tế. Tuy nhiên, về lâu dài, khi các xu hướng đầu tư đã rõ nét, nền kinh tế dần ổn định thì việc tháo dỡ trần lãi suất huy động cũng sẽ được thực hiện nhằm tuân thủ các nguyên tắc trên con đường tự do hóa lãi suất đã lựa chọn.

Tỷ giá hối đoái: hiệu quả của CSTT sẽ được tăng cường để ngăn chặn những

bất ổn vĩ mô khi mở cửa nền kinh tế nếu tỷ giá hối đoái được định hướng theo nguyên tắc thị trường, theo đó các giao dịch của các tài khoản vốn sẽ không ảnh hưởng trực tiếp tới các điều kiện tiền tệ. Trong trường hợp tự do hoá các giao dịch vốn, nếu vẫn duy trì một chế độ tỷ giá cố định hoặc thiếu linh hoạt, NHNN sẽ không thể sử dụng CSTT để duy trì sự ổn định giá trong nước vì khi đó cung tiền phải mở rộng để ổn định tỷ giá làm lạm phát gia tăng. Do vậy đối với CSTT, cần:

(i) Nghiên cứu cơ chế điều hành tỷ giá mới với một số nội dung dự kiến là: Mở rộng biên độ tỷ giá với cả 2 chiều và tăng tính linh hoạt của tỷ giá, điều này về khuyến khích các thành viên tham gia thị trường phát triển công cụ tự bảo hiểm và quản lý rủi ro tỷ giá

(ii) Cải tiến công tác dự báo luồng ngoại tệ vào ra để thực hiện việc cảnh báo sớm tình trạng mất cân đối tạm thời về ngoại tệ nhằm sử dụng tốt hơn. Dự trữ ngoại hối trong việc bình ổn tỷ giá và đảm bảo cân đối ngoại tệ cho các dự án quan trọng theo cam kết của Chính phủ. Đây là giải pháp quan trọng khi thực hiện tự do hóa với các giao dịch vốn.

Dự trữ bắt buộc: cơng cụ này có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng huy động và

cung ứng tín dụng cho nên kinh tế. Do đó, NHNN cần có chính sách DTBB tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng, phù hợp với

diễn biến thị trường tiền tệ và đặc điểm của các TCTD. Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc chấp hành duy trì tỷ lệ DTBB của các TCTD nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.

Đối với thị trường Mở: đây là công cụ hữu hiệu, linh hoạt và được sử dụng

nhiều ở các nước phát triển. Tại Việt Nam trong năm 2012 NHNN sử dụng hiệu quả công cụ thị trường Mở trong điều tiết lượng cung tiền cho toàn thị trường. Khi nhu cầu thanh khoản có dấu hiệu căng thẳng hoặc xuất hiện các thông tin nhạy cảm ảnh hưởng tới thị trường, NHNN lập tức gia tăng lượng tiền cung ứng trên Thị trường Mở. Nhờ đó đã đáp ứng được nhu cầu vốn, thị trường ổn định và không gây ra khủng hoảng hệ thống. Đồng thời khi thanh khoản dồi dào, NHNN đã phát hành tín phiếu hút tiền về tránh xảy ra các tình trạng đầu cơ ngoại tệ hoặc đầu tư vốn bất hợp pháp làm rối loạn hệ thống tài chính. Để có thể phát huy vai trị của công cụ này, NHNN cần theo dõi sát sao tình hình vốn của các TCTD để có động thái điều chỉnh lượng cung cầu vốn cho thích hợp. NHNN có thể tạo đa dạng hoá các hàng hoá cho thị trường, giúp các NHTM có thể đa dạng hố các hình thức đầu tư của mình nhưng vẫn đảm bảo có thể đem bán lại cho NHNN khi cần thanh khoản ngắn hạn.

Đối với các công cụ kiểm soát trực tiếp: Đây là những công cụ mang tính

mệnh lệnh hành chính của NHNN. Mặc dù có tác dụng nhanh và có hiệu quả nhưng đồng thời nếu khơng sử dụng thích hợp sẽ gây sốc cho nền kinh tế, làm mất ổn định của CSTT. Do đó, NHNN cần cân nhắc kỹ khi sử dụng các công cụ này.

3.2.3.3. Nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ của NHNN

Hoạch định mục tiêu CSTT cần nhất quán và kiên định chuyển từ CSTT đa mục tiêu sang CSTT theo đuổi một mục tiêu duy nhất trong từng giai đoạn cụ thể của nền kinh tế. Tại Luật 46/QH2010, NHNN đã xác định mục tiêu cuối cùng cùa CSTT tại Việt Nam là ổn định giá cả. Do đó, NHNN cần nhất quán quan điểm ưu tiên kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng bền vững, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu tồn diện nền kinh tế.

Đồng thời để nâng cao hiệu quả điều hành CSTT, hiểu rõ về CSTT và cơ chế truyền dẫn của nó tới nền kinh tế là rất quan trọng. Do đó, NHNN cần đào tạo cán bộ,

nâng cao chất lượng số liệu và năng lực phân tích dự báo sẽ tạo cơ sở để xác định và lựa chọn hệ thống mục tiêu cũng như cơ chế truyền tải chính sách thị trường một cách rõ ràng. Với thực trạng cơng tác phân tích và dự báo hiện nay còn quá đơn giản, chủ yếu theo cảm tính thiếu sự phân tích định lượng nên khó có thể xác định được các mục tiêu của CSTT một cách chính xác và có được cơ chế truyền tải hiệu quả. Do vây, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các giải pháp nhằm nghiên cứu xây dựng mơ hình tính tốn, dự báo các chỉ tiêu lạm phát, tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng một cách đồng bộ. Trong đó, cần nghiên cứu định lượng mối quan hệ và tính tốn tỷ lệ thích hợp giữa các chỉ tiêu: lạm phát và tăng trưởng kinh tế; tổng phương tiện thanh tốn và tăng trưởng tín dụng…

3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trường tài chính

Đối với Việt Nam, thị trường tài chính chưa phát triển, hệ thống tài chính chủ yếu dựa vào ngân hàng. Điều này dẫn tới sự phụ thuộc lớn vào hệ thống NHTM, đồng thời, gây cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Cộng với năng lực quản trị điều hành yếu kém, những diễn biến phức tạp trên thị trường tiền tệ thời gian qua làm cho một số ngân hàng nhỏ rơi vào mất khả năng thanh khoản, làm rối loạn hệ thống tài chính, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế. Để phát triển thị trường tài chính vững mạnh, hiệu quả cần thực hiện các biện pháp sau:

3.2.3.1. Tái cơ cấu hệ thống các TCTD đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả

Để đảm bảo cho hệ thống TCTD phát triển an toàn hiệu quả, phải tiến hành tái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình SVAR trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại việt nam (Trang 64)