Chú trọng cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình SVAR trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại việt nam (Trang 75 - 77)

3.2. Giải pháp đối với cơ ché truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tạ

3.2.3.5. Chú trọng cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro. Vì vậy để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng thì cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro phải được quan tâm. Các NHTM có thể áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế rủi ro:

- Xác định phương thức cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với

từng đối tượng khách hàng, từng thời kỳ khác nhau.

- Phân tích khả năng trả nợ của khách hàng, tư cách đạo đức của người cho

vay.

- Khi cho vay, ngân hàng nên yêu cầu tài sản thế chấp của khách hàng. Nếu

có rủi ro khơng trả được nợ thì ngân hàng có thể thu hồi vốn bằng cách phát mại tài sản. Song đây không phải là một biện pháp hiệu quả cao vì thế nếu cứ yêu cầu khách hàng có đủ tài sản thế chấp thì đối với khách hàng là doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất có quy mơ tài sản nhỏ sẽ khơng vay được. Như vậy khách hàng thì thiếu vốn cịn ngân hàng thì ứ đọng vốn, kênh tín dụng ngân hàng có thể bị tắc nghẽn. Do đó ngân hàng phải phân tích khả năng trả nợ của khách hàng, tư cách đạo đức của

người vay để xem xét cho vay. Phân tích khả năng trả nợ của khách hàng là xem xét cho vay. Phân tích khả năng trả nợ của khách hàng là xem xét các nguồn thu trong tương lai của khách hàng khi chuẩn bị đến hạn thanh tốn hợp đồng vì các nguồn thu là nguồn trả nợ chính của khách hàng.

- Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay bắt đầu từ khi phát tiền vay cho tới khi khoản vay được hồn trả nhằm đơn đốc khách hàng thực hiện theo đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Kiểm tra mục đích sử dụng tiền vay trên thực tế có đúng với hợp đồng tín dụng khơng. Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Công tác kiểm tra này giúp cán bộ tín dụng phát hiện ra những vướng mắc trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

- Đôn đốc việc thu hồi nợ gốc và lãi phù hợp với thực trạng khoản vay: Với khách hàng có vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc có nguy cơ thua lỗ, phá sản trong kinh doanh thì ngân hàng phải tìm mọi cách để thu hồi nợ. Với nợ quá hạn, ngân

hàng phải thường xuyên đôn đốc nhắc nhở, yêu cầu khách hàng ký nhận nợ và hẹn

thời gian trả nợ cụ thể. Đồng thời tiến hành rà soát, phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Với khoản nợ khó địi, sau khi đã nhắc nhở nhiều lần bằng văn bản mà khách hàng khơng trả nợ thì ngân hàng phải kết hợp với cơ quan chức năng đề nghị hỗ trợ trong việc thu hồi nợ.

- Lập quỹ dự phòng rủi ro, tạo sự yên tâm với những rủi ro có thể xảy ra: Thực hiện nghiêm túc việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời, Ngân hàng có thể tham gia bảo hiểm tín dụng vì khi rủi ro xảy ra tổ chức bảo hiểm tín dụng sẽ có nhiệm vụ bồi thường cho ngân hàng, bên cạnh đó tổ chức bảo hiểm tín dụng có thể phối hợp với các cơ quan chức năng để có biện pháp đề phịng và ngăn chặn những tổn thất lớn xảy ra.

- Chủ động giải quyết nợ có vấn đề: Trong cơng tác thu nợ ngân hàng cần chú

ý những dấu hiệu về khoản vay có vấn đề từ đó tìm ra biện pháp ngăn chặn kịp thời những rủi ro có thể xảy ra chứ khơng nên để nó phát sinh rồi mới giải quyết. Khi

phát hiện những dấu hiệu có thể dẫn đến tới sự đổ vỡ hay phá sản của khách hàng ngân hàng phải có những biện pháp ngăn chặn kịp thời như mời chuyên gia về tư vấn cho doanh nghiệp hoặc ngân hàng có thể cơ cấu lại những khoản nợ, nhận thêm tài sản đảm bảo, bảo lãnh…Tuỳ vào đối tượng khách hàng khác nhau mà ngân hàng có thể áp dụng các hình thức xử lý khác nhau. Đối với khách hàng có dấu hiệu dối trá, lừa đảo… thì ngân hàng nên áp dụng biện pháp thanh lý. Còn đối với khách hàng thành thật và có mong muốn trả nợ thì ngân hàng nên áp dụng biện pháp khai thác. Các ngân hàng nên thành lập bộ phận xử lý nợ có vấn đề, bộ phận này gồm những người có chun mơn nghiệp vụ cao, hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm để thu thập thơng tin một cách cập nhật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình SVAR trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại việt nam (Trang 75 - 77)