Tác động truyền dẫn từ chính sách tiền tệ tới hoạt động huy động vốn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình SVAR trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại việt nam (Trang 39 - 45)

2.2. Phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại Việt Nam

2.2.1. Tác động truyền dẫn từ chính sách tiền tệ tới hoạt động huy động vốn của

của Ngân hàng thương mại.

Năm 2007 NHNN thực hiện CSTT mở rộng: Thị trường Mở được điều hành linh hoạt bám sát mục tiêu điều hành CSTT. Đồng thời, NHNN giữ các mức lãi suất (lãi suất cơ bản 8,25%/năm, tái cấp vốn 6,5%/năm, chiết khấu 4,5%/năm v.v...) và tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm ổn định lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, NHNN chủ động can thiệp mua - bán ngoại tệ và thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm sốt để tránh việc tăng giá VND và làm cho tỷ giá VND so với USD trên thị trường biến động tăng ở mức độ thấp. Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh cộng hoạt động huy động vốn của các NHTM cũng tăng 47,64% so với năm 2006. Nhờ nguồn tiền trong nước, nguồn tiền từ nước ngoài dồi dào và các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn các NHTM đã huy động được một nguồn vốn lớn từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.

Bước sang năm 2008, trước dấu hiệu tăng trưởng nóng của kinh tế, NHNN thực thi CSTT thắt chặt, NHNN đã: (i) chủ động hút tiền về từ lưu thông, thông qua các biện pháp: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1%; phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc. Đồng thời, hỗ trợ kịp thời vốn ngắn hạn cho các TCTD gặp khó khăn về thanh khoản thông qua Thị trường Mở và thực hiện tái cấp vốn ngắn hạn, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mơ nhỏ; (ii) điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 8,75-12-14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5-7,5-13-15%/năm, lãi suất tái chiết khấu 4,5-6-11-13%/năm.

Từ cuối tháng 7/2008, mặc dù kinh tế vĩ mơ có nhiều dấu hiệu khả quan như lạm phát và nhập siêu có xu hướng giảm, nhưng tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt trong điều hành và nới lỏng từ tháng 10/2008. Cụ thể: (i) điều chỉnh tăng lãi suất tín phiếu NHNN bắt buộc từ 7,8%/năm lên 13%/năm (tháng 7); (ii) tăng 3 lần lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ mức 1,2-3,6-5-10%/năm (trong tháng 8, tháng 9, tháng 10) và xuống 9% (tháng 12); (iii) từ tháng 10 đến tháng 12/2008, giảm 4 lần các mức lãi suất chủ đạo như lãi suất cơ bản từ mức 14- 13-12-11-10%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 15-14-13-12-11%/năm, lãi suất chiết khẩu từ 13-12-11-10-9%/năm để tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay; (iv) điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND từ 11-10-8-6% và giảm dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ từ 11-9-7%; cho phép các TCTD sử dụng tín phiếu NHNN bắt buộc trong các giao dịch tái cấp vốn và thanh tốn trước hạn nếu có nhu cầu; và (v) Mở rộng từng bước biên độ ấn định tỷ giá mua - bán đồng USD của các TCTD từ mức +0,75% lên +1%, +2%, +3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng; đồng thời, điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng theo hướng tăng dần phù hợp với cung - cầu ngoại tệ trên thị trường và mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập siêu; không cho phép các TCTD mua, bán USD thông qua ngoại tệ khác.

Cùng với xu hướng thắt chặt tiền tệ của NHNN, suy thoái kinh tế thế giới đã tác động tới tiết kiệm đầu tư trong nước làm cho hoạt động huy động vốn của toàn hệ thống NHTM năm 2008 vì thế chỉ đạt 22.87%, giảm so với mức 47.64% của năm 2007.

Năm 2009 NHNN đã điều hành các cơng cụ chính sách tiền tệ, phù hợp với diễn biến của thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ: (i) lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu giảm xuống mức lần lượt là 7%/năm, 7%/năm và 5%/năm từ tháng 2/2009 và giữ ổn định đến cuối tháng 11/2009; từ ngày 1/12/2009, điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu lên các mức lần lượt là 8%/năm, 8%/năm và 6%/năm; ban hành cơ chế lãi suất thỏa thuận

của TCTD đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành, sử dụng thẻ tín dụng; (ii) điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng từ 6 xuống 3%, tiền gửi VND có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên từ 2 xuống 1%; và (iii) điều hành linh hoạt Thị trường Mở , cho vay tái cấp vốn để kiểm soát lượng tiền cung ứng, đảm bảo khả năng an tồn thanh tốn hệ thống, ổn định thị trường tiền tệ.

Điều hành công cụ tỷ giá, kết hợp với các biện pháp quản lý ngoại hối và can thiệp hợp lý trên thị trường ngoại tệ: (i) biên độ tỷ giá được điều chỉnh tăng từ +3% lên +5% (24/3/2009) và điều chỉnh giảm xuống +3% (26/11/2009); (ii) điều hành tỷ giá bình quân thị trường liên ngân hàng theo hướng tăng, ngày 26/11/2009 tăng lên mức 17.961 VND, theo đó mức trần tỷ giá mua bán của ngân hàng thương mại (NHTM) là 18.500 VND/USD (tăng 3,43% so với ngày 25/11/2009); (iii) can thiệp bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu và cho các NHTM có trạng thái ngoại tệ âm trên 5%. Triển khai đồng bộ các cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; đi đôi với tăng cường thanh tra, giám sát, hồn thiện cơ chế và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan đến cơ chế hỗ trợ lãi suất. Kiểm sốt tín dụng tăng trưởng ở mức hợp lý điều chỉnh giảm tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 40% xuống còn 30% của NHTM

Như vậy, mặc dù vẫn quan ngại trước lạm phát, NHNN vẫn nới lỏng CSTT để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, huy động vốn của hệ thống NHTM tăng 29.88% so với năm 2008, huy động vốn tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm đạt mức 3%/tháng và giảm mạnh ở 6 tháng cuối năm đạt 1.67%/tháng do NHNN có xu hướng thắt chặt CSTT ở cuối năm.

Năm 2010, để đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong, NHNN đã điều hành các cơng cụ chính sách tiền tệ kết hợp với một số biện pháp hành chính. Trong 3 quý đầu năm, lãi suất cơ bản và tái cấp vốn được giữ nguyên ở mức 7-8%/năm; dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tiền

gửi bằng ngoại tệ được điều chỉnh giảm từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng; thị trường Mở được điều hành với khối lượng lớn, lãi suất được điều chỉnh giảm; tăng khối lượng vốn tái cấp vốn, cho vay qua đêm và hoán đổi ngoại tệ với ngân hàng thương mại nhằm điều tiết lãi suất giảm theo chỉ đạo của Chính phủ; thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận đối với VND từ tháng 4/2010.

Trong điều hành, NHNN cũng chỉ đạo các TCTD thực hiện mở rộng tín dụng đi đơi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 18.932 VND/USD (ngày 11/02/2010 tăng 3,36%, ngày 18/8/2010 tăng 2,1%, tổng cộng là 5,52%). Chính sách tiền tệ điều chỉnh theo hướng nới lỏng vẫn tiếp tục cho đến quý 3/2010, kể cả khi lạm phát lại tiếp tục leo thang. Trong quý IV/2010, trước tình hình lạm phát tăng cao, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm 2010, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường trong dịp Tết NHNN đã điều chỉnh tăng thêm 1%/năm đối với các mức lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, điều chỉnh tăng 1- 2%/năm lãi suất trên Thị trường Mở ; chỉ đạo các TCTD ấn định lãi suất huy động bằng VND không quá 14%/năm. Tuy nhiên, lãi suất liên ngân hàng tăng đến 18- 20% sau khi lãi suất cơ bản tăng cao, NHNN đã can thiệp bằng cách bơm thêm thanh khoản và làm hạ nhiệt thị trường liên ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ lạm phát trong tháng 11/2010 cao hơn dự kiến, song NHNN vẫn duy trì lãi suất cơ bản 9% cho đến hết năm.

Trước CSTT của NHNN, huy động vốn của hệ thống TCTD có tốc độ tăng trưởng nhanh dần theo tháng và tính chung cả năm 2010 đã tăng 36.24% so với cuối năm 2009, đạt mức tăng trưởng bình quân 3.02%/tháng. Tăng trưởng huy động vốn trong thời kỳ này đã đạt mức cao hơn tăng trưởng tín dụng.

Tổng nguồn vốn huy động 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng huy động vốn (tỷ đồng) của NHTM từ 2007 – 2012

“Nguồn:Tác giả tính tốn từ số liệu của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam”

Sang năm 2011 NHNN đã thực hiện điều chỉnh linh hoạt các mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất tái chiết khấu và ban hành các quy định kiểm soát lãi suất huy động của các NHTM. Với công cụ thị trường Mở, NHNN thực hiện chào mua các giấy tờ có giá với mức lãi suất tăng từ 10%/năm lên 15%/năm trong suốt 9 tháng đầu năm. Nửa cuối tháng 9, khi đã kiểm soát được các mục tiêu đề ra, NHNN thực hiện giảm lãi suất này xuống còn 14%/năm. Đồng thời, NHNN cũng tăng DTBB với ngoại tệ và kiểm sốt ngoại hối, tín dụng chặt chẽ. Do vậy, năm 2011 mức tăng huy động vốn so với cùng kỳ của các tháng liên tục giảm trong điều kiện NHNN điều hành chặt chẽ CSTT theo chủ trương chung của Chính Phủ, đồng thời thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm giảm đơ la hố. Tính đến cuối tháng 12.2011, tổng huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 12.4% so với cuối năm trước, thấp hơn mức tăng 36.2% của năm 2010 và so với

mức tăng bình quân 29.5% của giai đoạn 2000 – 2010. Cơ cấu loại tiền huy động

cũng theo hướng giảm đơ la hố và giảm rõ rệt sau CSTT thắt chặt và các biện pháp hạ trần lãi suất huy động USD của NHNN vào tháng 04/2011.

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng huy động vốn (tỷ đồng) của NHTM năm 2011

“Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam”

Bước sang năm 2012, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng trong suốt cả năm 2012 thông qua việc lần lượt hạ lãi suất cơ bản gần như mỗi quý 1 điểm phần trăm. Trong cả năm 2012, mặt bằng lãi suất cơ bản đã thấp hơn 6 điểm phần trăm so với hồi đầu năm. Lần cắt giảm vào cuối tháng 12 được hậu thuẫn bởi lạm phát thấp vào những tháng cuối cùng của năm.

Tuy vậy, nền kinh tế tiếp tục rơi vào khó khăn. Tổng phương tiện thanh toán tăng nhẹ ở mức 18.46% so với năm 2011, NHNN đã điều hành CSTT linh hoạt, thận trọng và hướng tới giảm lãi suất huy động và cho vay để hạ nhiệt nền kinh tế. Trong năm 2012, NHNN đã sáu lần liên tiếp hạ lãi suất huy động, lãi suất huy động giảm nhưng do các kênh đầu tư khác cũng khơng cịn hấp dẫn do đó tiền gửi khu vực dân cư tăng 34% và của các tổ chức tăng 13.02% so với năm 2011. Nguồn vốn huy động tăng giúp các NHTM cải thiện thanh khoản và thoát khỏi nguy cơ đỗ vỡ hệ thống ở cuối năm 2011.

Như vậy, có thể thấy CSTT của NHNN đã có tác động nhất định tới hoạt động huy động vốn của NHTM. Mặc dù nguồn vốn huy động giữ xu hướng tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2007 – 2012, CSTT mở rộng đã làm tăng nguồn vốn huy

động của NHTM và CSTT thu hẹp đã làm tác động làm giảm tỷ lệ tăng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình SVAR trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại việt nam (Trang 39 - 45)