“Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam”
Bước sang năm 2012, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng trong suốt cả năm 2012 thông qua việc lần lượt hạ lãi suất cơ bản gần như mỗi quý 1 điểm phần trăm. Trong cả năm 2012, mặt bằng lãi suất cơ bản đã thấp hơn 6 điểm phần trăm so với hồi đầu năm. Lần cắt giảm vào cuối tháng 12 được hậu thuẫn bởi lạm phát thấp vào những tháng cuối cùng của năm.
Tuy vậy, nền kinh tế tiếp tục rơi vào khó khăn. Tổng phương tiện thanh toán tăng nhẹ ở mức 18.46% so với năm 2011, NHNN đã điều hành CSTT linh hoạt, thận trọng và hướng tới giảm lãi suất huy động và cho vay để hạ nhiệt nền kinh tế. Trong năm 2012, NHNN đã sáu lần liên tiếp hạ lãi suất huy động, lãi suất huy động giảm nhưng do các kênh đầu tư khác cũng khơng cịn hấp dẫn do đó tiền gửi khu vực dân cư tăng 34% và của các tổ chức tăng 13.02% so với năm 2011. Nguồn vốn huy động tăng giúp các NHTM cải thiện thanh khoản và thoát khỏi nguy cơ đỗ vỡ hệ thống ở cuối năm 2011.
Như vậy, có thể thấy CSTT của NHNN đã có tác động nhất định tới hoạt động huy động vốn của NHTM. Mặc dù nguồn vốn huy động giữ xu hướng tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2007 – 2012, CSTT mở rộng đã làm tăng nguồn vốn huy
động của NHTM và CSTT thu hẹp đã làm tác động làm giảm tỷ lệ tăng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế.
2.2.2. Tác động truyền dẫn từ hoạt động huy động vốn tới hoạt động tín dụng
của NHTM
Năm 2007 huy động vốn của các NHTM tăng 46.12% giúp các NHTM mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế. Dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng năm 2007 tăng 53.89% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức 25.44% của năm 2006. Tăng trưởng tín dụng tập trung ở khối Ngân hàng Thương mại Cổ phần, chi nhánh Ngân hàng Nước ngoài và các TCTD phi ngân hàng. Tín dụng ngân hàng đã đi vào phục vụ sản xuất với tỷ trọng của khu vực nông nghiệp, dịch vụ đều tăng.
Tín dụng 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012