Tác động truyền dẫn từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình SVAR trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại việt nam (Trang 50 - 52)

2.2. Phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại Việt Nam

2.2.3. Tác động truyền dẫn từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại tớ

tăng trưởng kinh tế và lạm phát.

Năm 2007, trước sự mở rộng của huy động vốn, tín dụng và đầu tư, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, GDP tăng 8.46% mức cao nhất trong suốt giai đoạn 2004 – 2012. Nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nóng nhưng Chính phủ quan ngại khi sử dụng các công cụ can thiệp vào thị trường.

Bước sang năm 2008, đứng trước suy thoái kinh tế thế giới và giá cả thế giới tăng cao kéo theo lạm phát tăng cao trong nước đặc biệt là ở những tháng đầu năm và duy trì ở mức 19.89% cao hơn mức 12.63% của năm 2007, NHNN buộc phải thắt chặt tiền tệ làm huy động vốn giảm, tín dụng, đầu tư khó khăn và suy giảm từ đó làm GDP năm 2008 chỉ tăng 6.31% so với năm 2007.

Năm 2009 – 2010, kinh tế trong nước có dấu hiệu tiếp tục đi xuống do những ảnh hưởng từ CSTT và tác động xấu của kinh tế thế giới. Tốc độ tăng GDP cả năm 2009 giảm còn 5.32% - mức thấp nhất trong 10 năm qua. Lạm phát năm 2009 có xu hướng giảm ở những tháng đầu năm do nhu cầu đầu tư, tiêu dùng yếu và có xu hướng tăng trở lại từ tháng 4/2009 khi Chính phủ thực hiện các biện pháp kích thích nền kinh tế và giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng so với cùng kỳ năm trước. Đầu năm 2010, kinh tế có dấu hiệu phục hồi trước các chính sách kích thích của Chính phủ. GDP năm 2010 đạt 6.78% so với năm trước.

Năm 2011, trước cuộc khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp và lan rộng ra các nước châu Âu, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề lạm phát tăng 18.58% so với năm 2010 nền kinh tế bất ổn, GDP chỉ tăng 5.89% so với năm trước

Tăng trưởng GDP và lạm phát 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 2,007 2,008 2,009 2,010 2,011 2,012 GDP Lạm phát

Biểu đồ 2.8: Tăng trưởng GDP thực (tỷ đồng) và lạm phát (%) tại Việt Nam 2007 – 2012.

“Nguồn:Tác giả tính tốn từ số liệu của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam”

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tín dụng Tổng phương tiện thanh toán Tổng nguồn vốn huy động

Biểu đồ 2.9: Tăng trưởng các chỉ tiêu tiền tệ (tỷ đồng) tại Việt Nam 2007 - 2011

“Nguồn:Tác giả tính tốn từ số liệu của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam”

Năm 2012, nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc so với năm 2011, những khó khăn tiếp diễn. Mặc dù lượng vốn huy động của NHTM vẫn tăng, thanh khoản dồi dào tại các NHTM lớn khiến lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp trong suốt nhiều tháng nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng chậm chạp. Năm 2012, tín dụng

chỉ tăng so 5.5% với năm 2011 và tác động làm GDP năm 2012 tăng 5.03% so với năm 2011, lạm phát được giữ ổn định CPI năm 2012 tăng 9.21% so với năm 2011. CSTT kích thích kinh tế của năm 2012 đã khơng có tác động thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, nền kinh tế chưa thốt khỏi tình trạng trì trệ dù lạm phát đã được kiểm sốt.

Như vậy có thể thấy đối với quốc gia mà thị trường tài chính chưa phát triển, nền kinh tế dựa vào tín dụng nhiều như Việt Nam, kênh tín dụng được kỳ vọng sẽ chuyển tải tốt các thông điệp của CSTT tới nền kinh tế. Tại Việt Nam, có thể thấy trong giai đoạn 2007 – 2012, tín dụng đã góp phần đáng kể vào hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất và thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy vậy không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực và trái chiều trong một số giai đoạn. Ví dụ như năm 2008, NHNN thực thi CSTT thắt chặt, huy động vốn giảm nhưng tín dụng vẫn tiếp tục tăng mạnh làm gia tăng sức nóng của nền kinh tế. Đồng thời, CSTTT thắt chặt quá đột ngột trong năm 2011 đã làm cho tín dụng bị siết chặt bất ngờ làm lãi suất cho vay lên cao đồng thời làm hàng loạt ngân hàng nhỏ mất khả năng thanh toán dẫn tới bất ổn kinh tế vĩ mô, tác động tiêu cực tới nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình SVAR trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)