Tác động truyền dẫn từ hoạt động huy động vốn tới hoạt động tín dụng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình SVAR trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại việt nam (Trang 45 - 50)

2.2. Phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại Việt Nam

2.2.2.Tác động truyền dẫn từ hoạt động huy động vốn tới hoạt động tín dụng của

của NHTM

Năm 2007 huy động vốn của các NHTM tăng 46.12% giúp các NHTM mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế. Dư nợ tín dụng của tồn hệ thống ngân hàng năm 2007 tăng 53.89% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức 25.44% của năm 2006. Tăng trưởng tín dụng tập trung ở khối Ngân hàng Thương mại Cổ phần, chi nhánh Ngân hàng Nước ngoài và các TCTD phi ngân hàng. Tín dụng ngân hàng đã đi vào phục vụ sản xuất với tỷ trọng của khu vực nơng nghiệp, dịch vụ đều tăng.

Tín dụng 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Biểu đồ 2.4: Tổng dư nợ tín dụng (tỷ đồng) của NHTM từ năm 2007 - 2012

“Nguồn:Tác giả tính tốn từ số liệu của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam”

Năm 2008, dưới tác động của suy thoái kinh tế và CSTT thắt chặt kiểm soát lạm phát của NHNN, nguồn vốn huy động của các NHTM tăng 22.87% thấp hơn năm 2007 nhưng tín dụng tiếp tục tăng trưởng mức 25.43% trước nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn cả tốc độ huy động vốn của các NHTM kéo theo lãi suất cho vay của các NHTM ở mức khá cao khoảng 18.5-

19% ở tháng 03.2008. Trước sức nóng của nên kinh tế, NHNN đã áp dụng lãi suất trần tối đa 18% /năm vào tháng 5 năm 2008. Tuy vậy, tín dụng có dấu hiệu tiếp tục tăng trưởng nóng. Cùng với động thái điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 12% lên 14%/năm của NHNN, các NHTM đã điều chỉnh tăng lãi suất cho vay lên tối đa 21% và đến gần cuối năm 2008 đã giảm xuống mức 10.8– 11.5%/ năm với ngắn hạn, 12 – 12.75% với cho vay trung và dài hạn. Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn này, tác động của CSTT thắt chặt đã tác động làm giảm tiền gửi ngân hàng nhưng không phát huy hiệu quả trong kiềm chế tốc độ tăng tín dụng của các NHTM. Nền kinh tế vẫn khát vốn trong khi lượng tiền huy động giảm đi đã đẩy lãi suất cho vay lên cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng tới nền kinh tế.

Biểu đồ 2.5: Lãi suất huy động, cho vay (%/năm) của các TCTD năm 2008

“Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam”

Trước dấu hiệu hạ nhiệt của nền kinh tế vào các tháng cuối năm 2008 và suy thoái kinh tế tác động xấu tới kinh tế vĩ mơ, năm 2009 NHNN thực thi CSTT kích thích kinh tế làm huy động vốn tăng 28.99% và góp phần đẩy tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng 37.53% so với mức tăng 23.38% của năm 2008. Trong hai tháng đầu năm 2009, tín dụng tăng trưởng thấp do ảnh hưởng của năm 2008, và từ tháng 3/2009 đến tháng 9 năm 2009, tín dụng đã tăng mạnh trở lại để hưởng ứng

chính sách kích thích kinh tế của chính phủ nhằm chặn đà suy thối. Tác động của CSTT mở rộng đã được truyền tải tới hoạt động huy động vốn và thúc đẩy tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ. Mức tăng trưởng tín dụng cao hơn cả mức tăng huy động vốn trong thời kỳ này là do các chính sách hỗ trợ lãi suất, khuyến khích mở rộng tín dụng với các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế của Chính phủ. Đầu năm 2009, Chính Phủ đã đưa ra gói kích cầu định lượng là 1 tỷ USD. Phần lớn tiền hỗ trợ không được chi trực tiếp mà được hỗ trợ gián tiếp thông qua hỗ trợ lãi suất. Bằng cách này Chính phủ đã kích thích tăng trưởng mạnh tín dụng, giúp các doanh nghiệp có được nguồn vốn giá rẻ nên giảm được giá thành sản phẩm, duy trì ổn định sản xuất, kích thích được nhu cầu trong nước, ngăn chặn đà suy giảm của tín dụng trong giai đoạn 2009 – 2010 và góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế.

Lãi suất cho vay tăng cao vào cuối năm 2009 đã làm tổng tín dụng tăng chậm trong 4 tháng đầu năm 2010 nhưng sau đó đã tăng dần ở mức 2%/tháng kể từ tháng 5/2010 sau những nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất của NHNN. Đến cuối năm 2010, tổng tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng 31.19% so với cuối năm 2009 thấp hơn mức tăng 35.73% của năm 2009. Từ tháng 11/2010, khi NHNN điều chỉnh tăng lãi suất điều hành nhằm kiểm soát lạm phát, lãi suất huy động và cho vay VND tăng khoảng 2%/năm và cuối năm 2010 lãi suất cho vay bình quân khoảng 15.27%, lãi suất huy động bình quân 12.44%.

Sang năm 2011 NHNN thực hiện thắt chặt tiền tệ, giảm cung tiền tăng lãi suất điều hành của NHNN, lãi suất thị trường tăng mạnh 6 tháng đầu năm 2011. Trước mục tiêu ổn định nhanh kinh tế vĩ mô NHNN bắt buộc phải cắt giảm cung tiền và giảm tăng trưởng tín dụng đột ngột, gây ra các hệ quả không như mong muốn: lãi suất cho vay và nợ xấu tăng cao, thanh khoản của hệ thống ngân hàng căng thẳng, hàng loạt ngân hàng nhỏ rơi vào mất khả năng thanh khoản, thị trường chứng khoán suy kiệt, thị trường bất động sản đóng băng, nhưng lạm phát thực tế vẫn ở 18.13%. Đồng thời, hoạt động huy động vốn của NHTM suy giảm đã tác động lớn tới hoạt động tín dụng. Tín dụng của năm 2011 vì thế chỉ tăng 14.4%, thấp hơn mức kế hoạch của năm và thấp hơn nhiều mức bình quân của giai đoạn 2004 – 2010 là

35.11%. Trong 6 tháng cuối năm, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát giảm dần, thị trường ngoại hối ổn định làm áp lực tăng lãi suất dịu lại, nhưng lãi suất cho vay vẫn ở mức cao 17-20%/năm đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn.

Tiếp tục tình hình khó khăn của năm 2011, kinh tế năm 2012 khơng có sự khởi sắc ở tất cả các lĩnh vực nền kinh tế trì trệ, sản xuất đình đốn hàng tồn kho tăng cao, tín dụng vì thế chỉ đạt mức tăng 5.5%. Trong khi đó, huy động vốn của năm 2012 tăng 18.46%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng. Thực tế cho thấy, 6 tháng cuối năm 2012, trừ một số ngân hàng trong danh sách phải tái cơ cấu, còn lại các Ngân hàng đều thừa vốn không cho vay được, nguồn vốn bị ứ đọng trong hệ thống NHTM nhưng các NHTM khơng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay vì đã huy động vốn với lãi suất cao trước đó và lo ngại trước những rủi ro càng gia tăng trong hoạt động tín dụng khi mà tình hình tài chính của các doanh nghiệp không khả quan.

Bảng 2.1: Mục tiêu và kết quả thực hiện tăng trưởng tín dụng (%) (2007 2012)

Tăng trưởng

tín dụng 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Mục tiêu 17 - 21 30 21-23 25 20 15-17

Thực hiện 53.9 25.4 37.5 31.2 14.4 5.5

“Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam”

Nhìn lại thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2004-2012 cho thấy chưa khi nào Chính phủ đạt được mục tiêu đề ra, hiệu lực chấp hành thấp, cơ chế điều hành chưa xử lý được tình trạng vượt quá cao hoặc không đạt mức mục tiêu định hướng. Do đó, chỉ tiêu đề ra mang tính hình thức, tác dụng rất hạn chế.

Ở Việt Nam, với một hệ thống tài chính mờ nhạt và đa dạng hóa kém chủ yếu phụ vào hệ thống ngân hàng, kênh tín dụng được kỳ vọng là kênh truyền dẫn chính

của CSTT. Tuy vậy, có thể thấy trong suốt giai đoạn 2007 – 2012, sự hoạt động của kênh này khơng thể hiện vai trị chi phối của mình. Trong suốt giai đoạn này, tăng trưởng tín dụng ln có khoảng cách với mục tiêu điều hành của NHNN.

Tăng trưởng tín dụng mục tiêu và kết quả thực hiện

0 10 20 30 40 50 60 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Mục tiêu Thực hiện

Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng trưởng tín dụng thực tế (% so với năm trước) so với mục tiêu đề ra giai đoạn 2007 – 2012.

“Nguồn:Tác giả tính tốn từ số liệu của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam”

Kết quả thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng của 2 năm liên tục (2011 – 2012) thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra, đẩy lãi suất cho vay lên cao, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, nợ xấu tăng cao, làm suy kiệt tín dụng, tác động bất lợi cho nền kinh tế và ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng cho các năm sau.

Các quyết định hành chính về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khơng đi đôi với cơ chế kiểm sốt chất lượng hiệu quả tín dụng. Vì vậy, nguồn vốn tín dụng đã bị phân bổ quá mức vào một số lĩnh vực đầu cơ (bao gồm: chứng khoán, bất động sản), hoặc các lĩnh vực rủi ro cao, các lĩnh vực khơng có hiệu quả, làm cho tỷ lệ nợ xấu cao và tăng nhanh; thanh khoản căng thẳng.

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ xấu (%/tổng dư nợ) của các NHTM năm 2012.

“Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mô hình SVAR trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại việt nam (Trang 45 - 50)