Thành tựu đạt được: Qua các phân tích sơ bộ và phân tích định lượng ở trên,
có thể nhận thấy cơ chế truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng trong thời gian 2007 – 2012 đã đạt được một số thành tựu nhất định như sau:
- Cơ chế truyền dẫn CSTT tới nền kinh tế qua kênh tín dụng đã được hình thành tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2012. Những thay đổi trong CSTT mà cụ thể là cung tiền M2 đã tác động trực tiếp tới hoạt động huy động vốn và lan truyền sang hoạt động cấp tín dụng của NHTM từ đó ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam. CSTT mở rộng làm tăng tốc độ huy động vốn và
CSTT thắt chặt đã có tác dụng làm giảm tốc độ tăng huy động vốn của NHTM. Từ
hoạt động huy động vốn, những tín hiệu của CSTT đã được lan truyền tới hoạt động tín dụng và có tác dụng nhất định trong việc kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng và góp phần phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát của Việt Nam.
- Hoạt động mở rộng tín dụng của các NHTM đã được truyền dẫn tích cực tới
nền kinh tế, làm tăng sản lượng công nghiệp sau khoảng thời gian 3 tháng. Mặc dù ln có khoảng cách với mục tiêu đề ra của chính phủ, hoạt động mở rộng tín dụng đã có tác động làm gia tăng đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Mở rộng tín dụng khơng phải là nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở Việt
Nam. Kết quả phân tích hàm phản ứng xung cho thấy: Lạm phát ở Việt Nam chịu tác động của các nhân tố bên ngoài: giá dầu, tỷ giá và lạm phát trong quá khứ hơn là mở rộng tín dụng.
Hạn chế: Tuy đạt được những thành tựu nhất định, tác động truyền dẫn của CSTT tới nền kinh tế còn một số hạn chế như sau:
- Tác động truyền dẫn của CSTT tới GDP và CPI còn trái chiều tại một số thời điểm. Năm 2008 và năm 2011, NHNN thắt chặt CSTT làm lượng vốn huy động
giảm sút nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng với mức cao hơn tốc độ tăng huy động vốn. Năm 2012, NHNN nới lỏng CSTT, huy động vốn tăng mạnh tuy nhiên hoạt động tín dụng khơng có sự khởi sắc, tín dụng cả năm chỉ tăng 5.5% so với năm trước.
- Giữa mục tiêu tăng trưởng tín dụng do NHNN đề ra và kết quả thực hiện ln có khoảng cách nhất định. Điều này cho thấy CSTT của NHNN khơng có tác động mạnh tới hoạt động tín dụng. Cơ chế truyền dẫn từ CSTT tới nền kinh tế qua kênh tín dụng dường như chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng của các nhà kinh tế và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại của kênh tín dụng hơn là các yếu tố ngoại sinh.
- Mặc dù hoạt động mở rộng tín dụng được truyền dẫn tích cực làm gia tăng
sản lượng sản xuất của nền kinh tế; tốc độ tăng trưởng tín dụng ln lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP. Việt Nam là nước có tỷ lệ đầu tư/GDP, tỷ lệ tín dụng/GDP cao so với các nước trong khu vực. Khoảng cách giữa tỷ lệ tín dụng/GDP với tỷ lệ đầu tư/ cho thấy một phần vốn tín dụng đã khơng được đưa vào đầu tư phát triển kinh tế mà thay vào đó là đầu tư vào những ngành mang tính rủi ro cao gây bất ổn cho nền kinh tế.
Nguyên nhân của thực trạng này như sau:
Thứ nhất là do nguyên nhân khách quan từ diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới: Giai đoạn 2007 – 2012 Việt Nam mở cửa nền kinh tế và chịu tác động lớn
từ các nhân tố bên ngoài. Đây cũng là giai đoạn kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường: giá cả thế giới tăng cao, giá vàng, giá dầu diễn biến phức tạp, khủng hoảng tài chính Mỹ, nợ cơng châu Âu…tất cả dẫn tới suy thối kinh tế bao trùm cả thế giới. Do đó, việc điều hành CSTT Việt Nam trong giai đoạn này gặp khơng ít khó khăn, NHNN thường xun phải đánh đổi giữa ổn định giá cả và thúc đẩy kinh tế phát triển.
Thứ hai là do điều hành CSTT của NHNN chưa nhất quán, kịp thời và ổn định:
tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, nhưng trong các văn bản chỉ đạo, điều hành
CSTT thể hiện phải đồng thời thực hiện nhiều mục tiêu có mức ưu tiên như nhau
như: mức cung tiền M2, tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD. Do đó các giải pháp và cơng cụ điều hành CSTT nhiều khi phải ưu tiên giải quyết các mục tiêu trước mắt nhằm hỗ trợ tăng trưởng để ổn định kinh tế vĩ mô, nên kết quả chưa đảm bảo được tính bền vững và mục tiêu trung dài hạn. CSTT không ổn định đã làm suy yếu hiệu quả của các kênh truyền dẫn và làm giảm tác động tới các biến số vĩ mô của nền kinh tế
Thứ ba là do hiệu quả sử dụng vốn thấp:
NHTM Việt Nam chủ yếu huy động vốn từ nền kinh tế để cấp tín dụng. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp (bình quân giai đoạn 2006 – 2010, ICOR của Việt Nam đã tăng lên 7.43 so với mức 4.89 của giai đoạn 2000 – 2005), nợ xấu cao và tăng dần qua các năm gây thất thoát nguồn vốn. Điều này là do hệ thống ngân hàng ở Việt Nam còn yếu kém, chất lượng tín dụng chưa được kiểm sốt, tín dụng chưa thực sự đi vào sản xuất. Hệ thống ngân hàng với năng lực quản trị điều hành yếu kém, đầu tư ngoài ngành dàn trải nên đã xảy ra tình trạng mất thanh khoản, nợ xấu…gây khó khăn thêm cho nền kinh tế.
Thứ tư là do suy thoái kinh tế thế giới làm nhu cầu vốn của nền kinh tế suy giảm.
Cuối năm 2011, mặc dù nền kinh tế đã thoát ra khỏi thời kỳ bất ổn, lạm phát đã được kiềm chế, tỷ giá được giữ ổn định, dự trữ ngoại hối được tăng cường và chi phí vốn đã giảm đáng kể. Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam hết năm 2012 vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Suy thoái kinh tế đã làm sản xuất đình đốn, hàng tồn kho tăng cao các doanh nghiệp khó khăn và năng lực sản xuất vẫn chưa phục hồi.
Nhu cầu vốn của nền kinh tế yếu, cộng với những quan ngại của hệ thống NHTM trước tình hình khơng mấy khởi sắc của các doanh nghiệp trong khi nợ xấu vẫn đang là gánh nặng của ngân hàng. Do đó, CSTT mở rộng của NHNN khơng có tác dụng mạnh trong việc thúc đẩy tín dụng phát triển và góp phần vực dậy nền kinh tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đi vào phân tích thực trạng cơ chế truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng tại Việt Nam từ năm 2007 đến 2012. Luận văn đã phân tích tác động truyền dẫn từ CSTT tới hoạt động huy động vốn; từ hoạt động huy động vốn tới hoạt động cho vay của NHTM; và từ hoạt động cho vay tới nền kinh tế (thông qua hai chỉ tiêu đại diện là GDP và CPI). Đồng thời, luận văn đã sử dụng mơ hình SVAR trong nghiên cứu thực nghiệm về cơ chế truyền dẫn CSTT. Ứng dụng hàm phản ứng xung và phân rã phương sai đã cho phép luận văn đưa ra những kết luận về thực trạng của cơ chế truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng trong giai đoạn 2007 – 2012.
Thơng qua việc phân tích, luận văn cũng đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế của cơ chế truyền dẫn CSTT và phân tích nguyên nhân của thực trạng này. Từ đó, làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp trong chương 3.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CƠ CHẾ TRUYỀN
DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM