Sơ lược về tác giả, văn bản Việt điệ nu linhtập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức thể hiện nhân vật kỳ ảo trong truyện chí quái việt nam (qua việt điện u linh tập và lĩnh nam trích quái lục) (Trang 36 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Sơ lƣợc về tác giả, văn bản Việt điệ nu linh tập, Lĩnh Nam chích

1.3.1. Sơ lược về tác giả, văn bản Việt điệ nu linhtập

Việt điện u linh tập do Lý Tế Xuyên biên soạn hồi đầu thế kỉ thứ XIV,

bài tựa cuốn sách viết vào năm 1329 (niên hiệu Khai Hựu thứ nhất, đời Trần Hiến Tông).

Về tiểu sử Lý Tế Xuyên, chúng ta khơng biết gì nhiều hơn lời ghi ở cuối bài tựa: “Thủ Đại tạng thư, Hỏa chính trưởng, Trung phẩm phụng sứ, An Tiêm lộ chuyển vận sứ” [76, tr.31]. Theo như lời ghi có lẽ Lý Tế Xuyên giữ chức Thủ Đại tạng thư Hỏa chính trưởng (chức quan đứng đầu Nội mật viện, phụ trách kho tài liệu sách vở lưu trữ của Nhà nước, coi giữ việc tế lễ, tham gia quản lý bách thần), chức An Tiêm Chuyển vận sứ (chức quan nắm việc vận tải thủy bộ, lương gạo, tiền tệ, hóa vật một vùng). Có lẽ nhân làm nhiệm vụ coi giữ việc tế lễ, tham qua quản lí các thần mà Lý Tế Xuyên đã viết ra sách này.

Ngồi Lý Tế Xun ra cịn một số tên tuổi gắn với Việt điện u linh tập

nữa như Nguyễn Văn Chất, Ngô Giáp Đậu,… Khoảng những năm 1450 đến 1466 Nguyễn Văn Chất viết phần Tục biên. Năm 1513, Phủ Doãn Tiến Cốc Hiên Tiên là Lê Tư Chi viết phụ lục, Lê Thuần Phủ viết bài Bạt năm 1712. Đầu thế kỉ XIX thủ khoa Hương Cống năm 1807 là Cao Huy Diệu viết Bổ

chú và Tiếm bình. Năm 1919, Ngơ Giáp Đậu viết Trùng Bổ và Bạt Trùng bổ. Vấn đề văn bản Việt điện u Linh tập rất phức tạp. Hiện nay, còn khoảng

chục bản Việt điện u linh tập được lưu giữ ở Thư viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viên Khoa học. Các văn bản này lại không đồng nhất nên việc xác định văn bản gốc do Lý Tế Xun soạn là một cơng việc rất khó với chúng ta. Tuy nhiên, việc tìm được những văn bản đáng tin cậy và gần với sáng tác của LýTế Xuyên nhất là một việc làm cần thiết. Trong những bản được lưu giữ hiện nay, bản A. 751 lưu giữ tại Thư viện Khoa học xã hội đã được nhiều dịch giả chọn dịch, mà trong đó có dịch giả Trịnh Đình Rư (sau này Đinh Gia Khánh đã chỉnh sửa và bổ sung thêm cho bản dịch của Trịnh Đình Rư). Bản A.1919 lưu giữ tại Viện Hán Nôm được nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na dịch, bản A.47 lưu trữ lại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, D-X-3-9 ở Nhật Bản và SA.HM.2919 tại Pháp là những bản được giới nghiên cứu đánh giá là gần với nguyên tác của Lý Tế Xuyên nhất. Đinh Gia Khánh khi so sánh tám bản chép tay hiện thấy ở Thư viện Khoa học: A. 751; A.1919; A. 2879; A.47; A.335; VHv.1285 (bản của Hội Khai Trí Tiến Đức), VHv.1285 (bản thứ hai cùng ký hiệu thư viện với bản của Hội Khai Trí Tiến Đức); VHv. 1503 thì thấy số truyện nhiều, ít khơng giống nhau, trình tự trên dưới cũng khác nhau. Tuy nhiên, xét năm trong số tám bản ấy là các bản A. 751; A.1919;A. 2879; A.47 và VHv. 1285 (bản của Hội Khai Trí Tiến Đức) thì thấy bên cạnh một số nét khác biệt thì số truyện và trình tự các truyện tương đối giống nhau. Theo năm bản ấy thì phần gọi là do Lý Tế Xuyên viết gồm 27 truyện, sắp xếp như sau: 6 truyện về Lịch đại nhân quân (Sĩ Nhiếp, Phùng Hưng, Triệu Quang Phục và Lý Phật tử, Xã tắc đế quân, Hai Bà Trưng, Mỵ Ê); 11 truyện về Lịch đại phụ thần (Lý Hoảng, Lý Ông Trọng, Lý Thường Kiệt, Tô Lịch, Phạm Cự Lưỡng, Lê Phụng Hiểu, Mục Thận, Trương Hống Trương Hát, Lý Phục Man, Lý Đô úy, Cao Lỗ) và 10 truyện về Hạo khí anh

linh (thần địa kỳ nước Nam, thần núi Đồng cổ ở Thanh Hóa, thần Long đỗ ở Hà Nội, thần thổ địa thôn An viễn ở Hà Nội, thần thổ địa làng Dóng ở Hà Nội, thần thổ địa thôn An viễn ở Sơn Tây, thần thổ địa Đằng Châu, thần Thổ lệnh Bạch hạc ở Vĩnh yên, phúc thần quán Thủ quốc, Hỏa long tinh quân ở Hồng Châu). Con số 27 truyện gần đúng với con số mà Phan Huy Chú nêu lên trong sách Lịch triều hiến chương loại chí:“Tập này chép những đế vương và bề tôi

các đời, những người có tiếng anh linh, gồm 28 truyện” [16, tr.45].

Sau đây, sẽ liệt kê các truyện trong Việt điện u linh tập đã được Trịnh

Đình Rư – Đinh Gia Khánh giới thiệu:

1. Bố Cái đại vương

2. Triệu Việt Vương và Lý Nam đế 3. Thiên tổ địa chủ xã tắc đế quân 4. Nhị Trưng phu nhân

5. Hiệp chính Hựu thiện Trinh liệt Châu mãnh phu phân

6. Uy minh Dũng liệt Hiển trung Tá thánh Phu hiển Đại vương 7. Hiệu úy Uy mãnh Anh liệt Phu tín đại vương

8. Thái úy Trung phụ Dũng Vũ uy Thắng công

9. Bảo quốc Trấn linh Định bang, Quốc đơ Thành hồng đại vương

10. Hồng thánh Trung vũ Tá trị đại vương 11. Đô thống Khuông quốc Tá thánh vương 12. Thái úy Trung tuệ Vũ lượng công

13. Khước địch Thiện hựu, Trợ thuận đại Vương. Uy địch dũng cảm, Hiển thắng đại vương

14. Chứng an Minh ứng Hựu quốc công

15. Hồi thiên Trung liệt Uy vũ trợ thuận Vương 16. Quả nghị Cương chính Uy huệ Vương

18. Minh chủ Linh ứng Chiêu cảm Bảo hựu đại vương 19. Quảng lợi Thánh hựu uy Tế phu ứng đại vương 20. Khai nguyên Uy hiển Long trứ Trung vũ đại vương 21. Xung thiên Dũng liệt Chiêu ứng Uy tín đại vương 22. Tản viên Hựu thánh Khuông quốc Hiển ứng Vương 23. Khai thiên trấn quốc Trung Phụ Tá dực đại vương 24. Trung dực Vũ phụ Uy hiển Vương

25. Thiện hộ Linh ứng Chương vũ quốc công 26. Lợi tế Linh thơng Huệ tín Vương

27. Gia ứng Thiện cảm Lĩnh vũ đại vương (Theo dịch giả Đinh Gia Khánh truyện này vốn ở đầu Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên,

nhưng tác giả đã cho xuống phần phụ lục vì xét rằng Sĩ Nhiếp khơng phải nhân vật nước ta và cũng không đáng đề cao).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức thể hiện nhân vật kỳ ảo trong truyện chí quái việt nam (qua việt điện u linh tập và lĩnh nam trích quái lục) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)