Phƣơng thức xây dựng nhân vật kì ảo từ việc thể hiện không gian và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức thể hiện nhân vật kỳ ảo trong truyện chí quái việt nam (qua việt điện u linh tập và lĩnh nam trích quái lục) (Trang 85 - 87)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Phƣơng thức xây dựng nhân vật kì ảo từ việc thể hiện không gian và

thời gian nghệ thuật

Mọi nhân vật đều phải hoạt động trong không gian và thời gian. Ý thức được điều đó Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp đã xây dựng nên không gian và thời gian để ở đó có thể triển khai các sự kiện, các biến cố, để nhân vật kì ảo hoạt động. Thông qua đó khắc họa nên chân dung nhân vật.

Không gian trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục khá

rộng. Ở đây sẽ chỉ nói đến không gian mà nhân vật kì ảo hoạt động. Trong

Việt điện u linh tập các nhân vật kì ảo chủ yếu xuất hiện trong giấc mơ (có

đến 19 truyện nhân vật kì ảo xuất hiện trong mơ). Thế giới mộng ảo lung linh, mơ hồ, khói sương của giấc mơ đã làm tăng màu sắc li kì cho nhân vật. Ngoài không gian giấc mơ các nhân vật kì ảo còn xuất hiện trong những không gian như: trên không, dòng sông, vùng núi,… Phùng Hưng hiển linh trên bầu trời trong rực rỡ sắc màu, nhộn nhịp âm thanh. Thần Long Đỗ hiển linh ở cửa sông. Núi Tản Viên là nơi sinh sống của Sơn Tinh. Tất cả những không gian thiên nhiên bao la rộng lớn đó đã giúp cho các vị thần trở nên linh thiêng và to lớn hơn khi xuất hiện. Có thể thấy không gian để nhân vật

kì ảo hoạt động trong truyện của Lý Tế Xuyên rất hạn hẹp và sự hạn hẹp này đã được mở rộng ở Lĩnh Nam chích quái lục.

Không gian để nhân vật kì ảo hoạt động trong Lĩnh Nam chích quái lục rất rộng lớn. Không gian giấc mộng chỉ xuất hiện ở truyện về các nhân thần như: Lý Ông Trọng, Tô Lịch, hai bà Trinh Linh phu nhân họ Trưng, Hai vị thần Long Nhãn, Như Nguyệt và “Truyện Bánh Chưng”. Bên cạnh không gian giấc mộng còn có rất nhiều không gian khác như: dưới Thủy Phủ, nước Xích Quỉ ở phía Nam, biển cả, hang cáo, Ân Vương Thành, quán trọ, cửa sông, vùng núi Tản Viên,… Đặc biệt là sự xuất hiện của không gian đình chùa liên quan đến Phật giáo. Như vậy, khác với Việt điện u linh tập trong Lĩnh Nam chích quái lục còn xuất hiện những không gian gắn với cuộc sống thế tục như: nước Xích Quỉ, quán trọ của chủ quán Ngộ Không và các đền chùa của Phật giáo,…

Sự đa dạng của không gian trong Lĩnh Nam chích quái lục đã giúp cho

các nhân vật kì ảo có môi trường hoạt động rộng lớn hơn. Trong một môi trường rộng lớn nhân vật kì ảo sẽ phô diễn được nhiều hơn những đặc điểm, tính cách của mình và trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. “Truyện Rùa Vàng” diễn ra trên rất nhiều các không gian: nhân vật Rùa Vàng tức là Xứ Giang Thanh đã nổi lên từ vùng biển phía Đông. Rồi cùng với Vua An Dương Vương đến núi Thất Diệu để trừ yêu. Việc trừ yêu diễn ra chủ yếu ở quán trọ bên cạnh núi của Ngộ Không. Tại quán trọ này, Rùa Vàng đã cùng với vua đối phó với Quỉ Tinh khiến cho quỉ tinh phải tẩu tán và sau đó thì biến mất. Sau đó, lại cùng An Dương Vương lên núi Việt Thường ngăn chặn âm mưu: dâng thư xin thượng đế phá thành của con chim cú do quỉ tinh biến thành. Và cuối cùng, rùa Vàng lại xuất hiện rẽ nước đưa An Dương Vương xuống biển, đi vào cõi bất tử. Không gian biển cả làm tăng tính linh thiêng, kì vĩ của thần rùa, không gian quán trọ, núi Thất Diệu, núi Việt Thường đã tô đậm lên trí tuệ, lòng dũng cảm, phép thuật biến hóa khôn lường của thần.

Cả Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục đều nói về một loại thời gian đó là thời gian đời người. Trong truyện về các nhân thần cả hai cuốn sách đều kể về tiểu sử của các vị thần khi còn sống cho đến lúc chết. Ngoài ra, thời gian hoạt động của các nhân vật kì ảo của Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục đều chủ yếu diễn ra vào ban đêm như sự hiển linh của các

vị thần, việc sư Già La bước qua người Man Nương, việc sư Già La đặt em bé vào cây cổ thụ,… Có lẽ màn đêm huyền bí, lung linh sẽ là khoảng thời gian thích hợp để những hoạt động mang tính thần kì diễn ra.

Bên cạnh đó, thời gian trong hai cuốn sách này cũng có những sự khác nhau.Trong Việt điện u linh tập tác giả chủ yếu viết về những nhân vật và sự kiện lịch sử diễn ra vào thời Bắc thuộc, thời Lê, thời Lý. Còn trong Lĩnh Nam

chích quái lục thời gian nói đến mở rộng hơn đó là thời thưở hồng hoang của

dân tộc đến thời Lý. Trong một thời gian lịch sử rộng lớn hơn, đặc biệt là thời gian của “những thưở hồng hoang ấy” sẽ tạo điều kiện cho Lĩnh Nam chích quái lục có những tưởng tượng phong phú hơn về nhân vật của mình. Ngoài ra,

trong Lĩnh Nam chích quái lục số sự kiện kì ảo diễn ra vào ban ngày đã có xu hướng tăng. Có thể kể đến một số sự việc kì ảo diễn ra vào ban ngày như: chú bé Gióng cất tiếng nói sau ba năm không biết nói, ăn uống rất nhiều vẫn không no bụng, lớn nhanh như thổi, duỗi chân đứng dậy cao hơn mười thước, hai vị thần Sơn Tinh, Thủy Tinh thi thố pháp thuật, Minh Không chữa bệnh cho thần Tông, lúc Nguyễn Giác Hải đọc thần chú khiến cho con tắc kè rơi xuống,…

Sự dịch chuyển tăng cường tạo không gian và mở rộng thời gian ở Lĩnh Nam chích quái lục đã là một bước tiến trong việc xây dựng nhân vật kì ảo so

với Việt điện u linh tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức thể hiện nhân vật kỳ ảo trong truyện chí quái việt nam (qua việt điện u linh tập và lĩnh nam trích quái lục) (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)