8. Cấu trúc luận văn
1.2. Tiền đề cho sự ra đời Việt điệ nu linhtập và Lĩnh Nam chích quáilục
1.2.2. Văn học kì ảo Trung Quốc
Ở giai đoạn đầu của văn xuôi trung đại Việt Nam, văn học Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn. Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục khơng nằm ngồi sự ảnh hưởng đó. Cả hai tác phẩm về cơ bản đều viết theo thể loại chí quái - thể loại văn học vốn đã xuất hiện ở Trung Quốc từ rất sớm. Một số nhà nghiên cứu cho rằng tiểu thuyết chí quái ở Trung Quốc có thể đã xuất hiện từ thời chiến quốc. Vào cuối thời Hán, các thuyết thần tiên phương thuật thịnh hành, hai tôn giáo Phật và Đạo được truyền bá rộng rãi, tạo nên thói quen kể chuyện quỷ thần ma quái, do đó xuất hiện nhiều tiểu thuyết chí quái. Đến Lục triều truyện chí quái phát triển rất mạnh mẽ. Tiểu thuyết chí qi
thời kì này có mối liên hệ mật thiết với thần thoại và truyền thuyết dân gian. Trần Lê Bảo nhận định: “Với tư cách là cội nguồn của văn học dân tộc, thần
thoại ảnh hưởng hết sức sâu rộng đối với tiểu thuyết Trung Quốc. Những câu chuyện về các vị thần có tình tiết đơn giản, những hình tượng đầy thơ mộng về các vị thần đã chuẩn bị hoài thai cho tiểu thuyết sau này. Cho dù thời đại thần thoại đã lùi vào dĩ vãng thì những mơ tip của nó, những quan niệm của nó vẫn sống mãi. Rất nhiều quan niệm như: quan niệm biến hình (thần thoại biến hình), quan niệm thần quái (thần kỳ hình người và thú), quan niệm linh hồn, quan niệm phục sinh, rồi thủ pháp tượng trưng, khơng khí thần thoại được các nhà tiểu thuyết vận dụng sáng tạo, nhuần nhuyễn trong tác phẩm của mình. Có thể nói, tiểu thuyết cổ đại Trung Quốc là con đẻ của thần thoại. Tiểu thuyết chí quái thời Ngụy – Tấn đầy những thần tiên, ma quái, Phật pháp linh dị…” [3, tr.125]. Nội dung tiểu thuyết chí quái Trung Quốc rất rộng
và phức tạp: Bác vật chí (Trương Hoa) ghi nhiều vật lạ các nơi, chim thú kì
qi, q hiếm và cây cỏ, cơn trùng, cũng có một số chuyện thần tiên tướng số, Sưu thần kí (Can Bảo) tập hợp những sự việc li kì từ đời Tấn trở lại, bảo tồn được một số các truyền thuyết, thần thoại đẹp của Trung Hoa như Đổng Vĩnh, Vợ Hàn Bằng,…, Oan hồn chí (Nhan Chi Thơi) chuyên ghi chép về các
oan hồn, Minh tường kí (Vương Viêm), U minh lục (Lưu Nghĩa Khánh)
chuyên tuyên truyền cho uy linh của kinh kệ tượng Phật và cái hay của việc ăn chay niệm Phật. Ngồi ra cịn có: Chí qi của Tổ Đài Chi, Chí qi kí của Thực Thị, Khổng thị chí quái của Khổng Ước, Liệt dị truyện của Tào Phi, Sưu
thần hậu kí của Đào Tiềm,… Bằng rất nhiều những con đường và qua những
kênh giao lưu khác nhau (các chuyến đi sứ; mua sách, tặng biếu sách, nhân bản sách, những luồng người nhập cư,….) những tác phẩm văn học kì ảo Trung Quốc đã được truyền vào Việt Nam và được đơng đảo người Việt đón nhận. Việc tiếp xúc với các tác phẩm chí quái của Trung Quốc cùng với ảnh
hưởng của tơn giáo, tín ngưỡng bản địa, văn học dân gian đã hình thành nên xu hướng viết về những chuyện lạ, li kì của các tác giả Việt Nam.
Tuy viết theo thể loại chí quái của Trung Quốc nhưng chí quái Việt Nam cũng có nhiều điểm khác biệt so với chí quái ở nơi khởi sinh. Các truyện chí quái trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục được kể rất chi tiết, tỉ mỉ khơng ngắn gọn, thơ ráp như chí qi Lục triều. Cái quái trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích qi lục khơng phải là cái ma qi, rùng rợn, ám ảnh
như trong tiểu thuyết chí quái Trung Quốc mà nó là những điều quái lạ gắn liền với những câu chuyện về nguồn gốc dân tộc, những câu chuyện“có quan hệ đến
cương thường và phong hóa” với mục đích đề cao những giá trị thiêng liêng của
dân tộc:“khuyến thiện, trừng ác, bỏ ngụy theo chân.”
Một điều đáng chú ý là Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục
ra đời vào thời Trần, khi mà ở Trung Quốc truyện truyền kì đã đạt đến đỉnh cao từ thời Đường. Nhưng viết Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục Lí Tế Xuyên và Trần Thế Pháp lại lựa chọn viết theo lối chí quái. Nhà
nghiên cứu Vũ Thanh giải thích: “Tại sao trong giai đoạn đầu phát triển của
mình, truyện kì ảo Việt Nam lại khơng lập tức tiếp thu truyền kì Đường Tống – giai đoạn đỉnh cao của truyện truyền kì Trung Quốc, mà lại phải đi con đường mòn mà văn học Trung Quốc đã trải qua, bắt đầu từ u linh, chí qi? Rõ ràng ở đây có vấn đề tiếp nhận, nhu cầu tiếp nhận. Cái mới, cái lạ cần phải có một cơ sở nhất định, một mơi trường văn hóa thuận lợi để nảy nở và phát triển. Văn xuôi tự sự Việt Nam mới bắt đầu phát triển, văn học dân gian bản địa và nền móng văn hóa bản địa vẫn cịn đậm nét, tính tự sự của nền văn xi non trẻ này cịn chưa phát triển, trong khi lối tư duy ảnh hưởng của văn hóa dân gian, đặc biệt của thần thoại, cổ tích thần kì cịn rất mạnh, vì vậy việc tiếp thu cũng mới chỉ dừng lại ở mức chí quái vừa mới thoát thai từ thần thoại, truyền thuyết, dã sử,…mà chưa vươn tới cấp độ truyền kì, chí dị.”
[73, tr.771]. Ở giai đoạn đầu của văn xuôi Việt Nam, các tác giả phần nhiều dựa vào chất liệu văn học dân gian để trưởng thành nên lối viết chí quái là phù hợp hơn so với việc sáng tạo truyện truyền kì. Vì ra đời sau khi truyện truyền kì Đường – Tống của Trung Quốc đã rất phát triển nên các tác giả chí quái Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng của lối viết truyền kì trong sáng tác của mình. Hơi hướng truyền kì được thể hiện rõ nét trong Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp hơn là Việt điện u linh tập của Lí Tế Xuyên.
Truyện Hà Ơ Lơi là truyện tiêu biểu nhất mà ở đó người ta thấy dường như
sáng tác của Trần Thế Pháp không chỉ dừng lại ở chí qi nữa mà nó đã bước sang ranh giới của truyện truyền kì. Ở Trung Quốc, đời Thanh có tác phẩm
Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh là sự kết hợp uyển chuyển, linh hoạt, nhuần nhị đầy tính nghệ thuật giữa thể loại chí qi Lục triều và truyền kì đời Đường. Có lẽ vì “sinh sau đẻ muộn” nên những tác giả chí qi Việt Nam có cơ hội được tiếp thu một cách có chọn lọc những thể loại văn học kì ảo đã phát triển cực thịnh ở Trung Quốc trước đó.
Ngồi sử dụng thể loại chí qi của văn học Trung Quốc, Việt điện u linh
tập và Lĩnh Nam chích quái lục cịn ảnh hưởng của văn học kì ảo Trung Quốc
các motip: con người lên sống ở thế giới thần tiên, rùa giúp người xây thành, đầu thai kiếp khác,... Ngay cả xu hướng thẩm mĩ kì và thực đan quyện vào nhau, lấy cái kì để nói cái thực, dùng cái thực để nâng cái kì cũng là ảnh hưởng từ truyện truyền kì Trung Quốc.