8. Cấu trúc luận văn
1.2. Tiền đề cho sự ra đời Việt điệ nu linhtập và Lĩnh Nam chích quáilục
1.2.3. Văn xuôi lịch sử Việt Nam và Trung Quốc
“ Cũng như văn học dân gian, văn xuôi lịch sử (bao gồm sử ký, biên niên sử, truyện lịch sử, sử liệu, dã sử,…) cũng là một trong những nguồn gốc quan trọng hình thành nên truyện kì ảo trung đại trong giai đoạn đầu phát triển (…). Chính những tác phẩm sử học, trong đó có chứa đựng những câu chuyện, hình ảnh, mơ típ giàu tính nghệ thuật đã đóng vai trị như một trong
những hình mẫu dễ bắt chước của các nhà viết truyện (…). Các nhà văn ở thời kì đầu, trong nhiều trường hợp, xuất hiện như một nhà viết sử, cố gắng tạo cho tác phẩm của mình tính chân thực và nghiêm túc của sử học bằng cách trích dẫn hoặc lấy tư liệu cho tác phẩm của mình từ các nguồn sử liệu có sẵn, coi tác phẩm của mình như một sự bổ sung thiết yếu cho tác phẩm sử học” [73, tr. 790 – 791]. Lý Tế Xuyên là một trường hợp tiêu biểu cho điều
đó. Ơng giữ chức Thủ đại tạng thư, Hỏa chính trưởng (chức quan đứng đầu Nội mật viện, phụ trách kho tài liệu sách vở lưu trữ của Nhà nước, coi giữ việc tế lễ, tham gia quản lí bách thần). Chức vụ này đã giúp ơng có cơ hội được tiếp xúc với nhiều tài liệu sử học để lấy tư liệu viết tác phẩm của mình. Trong Việt điện u linh tập ở đầu mỗi truyện tác giả thường nêu rõ tên nguồn tài liệu mà mình sử dụng. Đó là những sách do người Trung Hoa viết như
Giao chỉ ký của Triệu Công được viết vào thế kỷ IX, Giao Châu ký của Tăng
Cổn, thế kỉ IX – X. Hay những tài liệu do người Việt biên soạn như: Báo cực
truyện, Bản truyện, Đại Việt ngoại sử hay cuốn Sử ký (Đỗ Thiện). Ngoài ra ở
một số truyện tác giả ghi là “theo Sử ký” nhưng hiện giờ chưa xác định được
Sử ký mà tác giả nói tới ở đây là cuốn sách nào? Của ai? Một điều đáng tiếc là
những tài liệu lịch sử mà Lý Tế Xuyên sử dụng ngày nay đã hầu hết bị thất lạc nên chúng ta không thể so sánh, đối chiếu với Việt điện u linh tập. Chỉ thấy rõ ràng là khi viết thần tích về các thần Lý Tế Xuyên đã ý thức được việc phải đưa ra các tư liệu xác thực về nguồn gốc, hành trạng của các thần và tước hiệu được gia phong của các thần sau khi qua đời. Những dẫn chứng từ lịch sử sẽ củng cố thêm niềm tin của con người với các thần và đồng thời làm tăng thêm tính chất cao quí, tơn nghiêm của các vị chính thần để phân biệt với dâm thần, tà thần đồng thời bổ sung những tư liệu về các nhân vật lịch sử cho những tác phẩm sử học. Đến Lĩnh Nam chích qi lục của Trần Thế Pháp thì
nhưng ảnh hưởng của sử kí vẫn cịn khá đậm nét. Lĩnh Nam chích quái lục chỉ nhắc đến tên các tài liệu lịch sử (Sử ký (chưa rõ của ai), Giao Châu ký của Lỗ Công ) ở hai truyện “Truyện Hai bà trinh linh phu nhân họ Trưng”, “Truyện núi Tản Viên” nhưng phảng phất trong những truyện của tác phẩm này vẫn có yếu tố lịch sử đó là tên các nhân vật, thời gian, địa điểm và sự kiện lịch sử,…
Như vậy, văn xuôi lịch sử là nguồn tài liệu phong phú, đa dạng cho các tác giả Lý Tế Xuyên, Trần Thế Pháp khai thác để tạo nên hai tập truyện Việt
điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục.