8. Cấu trúc luận văn
2.3. Các kiểu nhân vật kì ảo trong Lĩnh Nam chích quáilục
2.3.2. Các nhân vật kì ảo khác
Trong Lĩnh Nam chích qi lục, Trần Thế Pháp khơng chỉ viết truyện về các vị thần mà ơng cịn viết về những nhân vật kì lạ, có năng lực siêu nhiên có tính chất li kì như: Cáo chín đi, Ngư Tinh,Chử Đồng Tử, Tiên Dung, Văn Du Tường, Cao Tân, Cao Lang, Lưu Liên, Rắn thần, Sư Già La, Man Nương, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Đại Diên, Dương Khơng Lộ, Nguyễn Giác Hải. Có thể đi sâu vào phân tích về hai nhóm nhân vật: tà đạo, yêu quái và cao nhân tu hành đắc đạo trong số những nhân vật ở trên. Nhóm tà đạo, yêu quái bao hàm: Cáo Chín đi, Ngư Tinh, Đại Diên. Nhóm này thường làm truyện bạo ngược, hại người, gây cảnh khốn khổ cho con người. Cáo Chín đi thường hay nhũng nhiễu, dụ dỗ trai gái vào trong hang núi làm điều xằng bậy. Ngư Tinh là con yêu quái ở biển đơng “mình dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như chân rết, biến hóa vạn trạng, linh dị khơn lường, khi đi thì ầm ầm như mưa, lại ăn được thịt người nên ai cũng sợ” [49, tr.41]. Nó
vừa độc ác lại vừa gian xảo. Đã có bao nhiêu người bị nó ăn thịt. Để tiếp tục hồnh hành nó đã giả làm con gà trắng để lừa người tiên dừng công việc đục đá làm đường cho dân, bay về trời. Đại Điên trong Truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không là một pháp sư có pháp lực cao cường nhưng lại giúp
hoặc lòng người. Đã là bậc tu hành đạt đến độ pháp thuật cao siêu sao khơng đi con đường chính đạo mà lại chọn con đường yêu đạo. Lỗi của Đại Diên là tu nhưng khơng chính nên tự mình trút lấy diệt vong mà thôi.
Trong sách Lĩnh Nam chích qi lục cịn viết nhiều về những bậc tu
hành đắc đạo như: Chử Đồng Tử, Tiên Dung, Văn Du Tường, Sư Già La, Man Nương, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải.Chử Đồng Tử sau khi nên duyên vợ chồng với Tiên Dung và buôn bán phát đạt đã tìm học đạo. Chử Đồng Tử lên am ở trên núi Quỳnh Viên, được sư Ngưỡng Quang truyền phép cho và lưu học ở đó. Khi ra về, nhà sư tặng Chử Đổng Tử hai vật thần đó là cây gậy và cái nón. Chử Đồng Tử trở về truyền lại đạo Phật cho Tiên Dung. Nàng giác ngộ rồi cả hai bỏ phố phường, chợ búa, cơ nghiệp tìm thầy học đạo. Câu hỏi đặt ra là Chử Đồng Tử và Tiên Dung học đạo Phật hay Đạo giáo? Chử Đồng Tử lên am ở trên núi rõ ràng đó là nơi mà đạo sĩ ở. Cây gậy thường là vật thiêng của Đạo giáo. Và cuối cùng là, Đồng Tử và Tiên Dung đắc đạo bay lên trời trường sinh bất tử là ước mơ của người tu tiên. Thật khó nói Chử Đồng Tử và Tiên Dung là bậc tu hành đắc đạo của Phật hay Đạo được. Vì như đã trình bày ở trên, các tơn giáo khi vào nước ta đã có sự dung hợp lẫn nhau, khó tách biệt. Sự dung hợp giữa các tơn giáo cịn thể hiện qua các nhân vật kì ảo: Sư Già La, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không,Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải. Họ đều là bậc cao nhân của Phật giáo. Sau một q trình giác ngộ, tu luyện họ đã có những pháp lực thần kì: Sư Già La có thể đứng một chân, bước qua mình người thiếu nữ khiến nàng cảm động mang thai sinh ra con Phật, Từ Đạo Hạnh có thể luân hồi chuyển thế, Nguyễn Minh Không là bậc tu hành tiết tháo được Từ Đạo Hạnh truyền tâm ấn và sau này đã dùng cái vạc lớn đựng dầu, đun sôi lên sùng sục, rồi lấy tay khoắc vào bốn lần, rắc vảy lên thân xác chuyển thế của Đạo Hạnh để cứu ông qua khỏi tai kiếp. Dương Không Lộ và Nguyễn Giác
Hải đều là những người làm nghề câu cá rồi bỏ nghề đi tu. Sau một thời gian tu luyện cùng với sự giác ngộ họ đã đạt được những pháp thuật diệu kì: Dương Khơng Lộ “bỗng thấy tâm thần tai mắt nhẹ nhàng sáng sủa, có thể bay trên không, đi trên băng giá, bắt được hổ phải phục, bắt được rồng phải giáng, vô cùng quái đản, người ta không sao lường biết được” [49, tr.111]. Nguyễn Giác
Hải:“ đọc kinh tám lần, bay vút lên không, cách xa đất năm trượng, bỗng rơi
xuống”, đọc thần chú khiến tắc kè phải rơi xuống [49, tr.114]. Ở những bậc tu
hành này không chỉ tu hành theo giáo lý của Phật Giáo mà còn tu luyện theo giới luật của Mật Tơng. Họ có những pháp thuật kỳ lạ, cao siêu lại có những bài kệ thể hiện sự giác ngộ của người tu thiền:
“ Tác hữu trần sa hữu Vi không nhất thiết không Hữu không như thủy nguyệt Vật chước khả không không”
(Từ Đạo Hạnh)
Bài thơ đã thể hiện được sự thấu hiểu về “chân tâm” của Phật Giáo. Có hay khơng đều do tâm cả. Nếu tâm giữ được sự tĩnh lặng như mặt trăng dưới nước thì mọi sự vọng động của ngoại cảnh đều là không cả.
Hay bài:
“Tuyển thủ giao long địa khả cư, Dã tình chung nhật lạc vơ dư.
Hữu thời trực thướng cô phong lĩnh, Trường tiếu nhất thanh hàn thái hư.”
(Dương Khơng Lộ)
“Dã tình” là để cái tình vào nơi thanh tịnh, tức là làm tâm không bị ngoại vật tác động cho xáo trộn có như thế mới “lạc đạo”. “Cô phong lĩnh” tức là núi cao trơ trọi, khơng có gì xung quanh, có nghĩa là chẳng có ngọn núi nào
khả dĩ so sánh được. Hình ảnh ngọn núi mạnh mẽ, hùng tráng nhưng cơ độc cũng như đỉnh cao của trí tuệ giác ngộ khơng thể chia sẻ với ai, khơng có gì so sánh được. Trong đạo Thiền, “ thét” chỉ trạng thái giác ngộ, chỉ có tiếng thét mới làm kinh hãi cả ba cõi, thấu khắp cả tam thiên.
Trong Lĩnh Nam chích qi lục cịn có hình ảnh của những cao nhân của Đạo giáo đó là Văn Du Tường. Vị pháp sư này có thể đọc mật chú rồi lấy kiếm mà chém chết thần Xương Cuồng.
Man Nương là một nhân vật kì ảo đặc biệt. Một con người phàm trần, xuất thân thấp hèn nhưng lại nhận được quả phúc trở thành Phật Mẫu.
Như vậy, bên cạnh các vị thần thì những nhân bậc cao nhân đắc đạo, những con người trần tục có yếu tố li kì đã làm cho thế giới nhân vật kì ảo trong Lĩnh Nam chích quái lục trở nên phong phú, đa dạng và hấp dẫn.