8. Cấu trúc luận văn
3.2. Phƣơng thức xây dựng nhân vật từ văn xuôi lịch sử
Việt điện u linh tập chịu ảnh hưởng rất lớn từ lối viết liệt truyện của văn
lịch sử nổi bật thời kì Bắc thuộc như: Cao Lỗ, Phùng Hưng, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Mỵ Ê, Lý Nam Đế, Lý Phục Man, Trương Hống, Trương Hát,… Ngoài những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử thời Bắc thuộc, Lý Tế Xuyên còn viết truyện về các nhân vật thời Lê như: Phạm Cự Lưỡng, đời Lý như: Lê Phụng Hiểu, Mục Thận, Lý Hoảng, Lý Thường Kiệt,…
Ảnh hưởng của lối viết liệt truyện không chỉ thể hiện trong cách lựa chọn nhân vật để ghi chép mà còn thể hiện ở việc Lý Tế Xuyên lấy chức hiệu cao nhất của nhân vật được triều đình ban tặng sau khi chết để đặt tên cho các truyện. Thời gian và địa điểm xảy ra sự kiện đều được ghi rất rõ ràng. Tiểu sử, hành trạng của nhân vật được trình bày hết sức cụ thể, minh bạch. Để tăng cường tính chân thực cho tác phẩm của mình, Lý Tế Xuyên đã đưa vào những nhân vật lịch sử có thực và bổ sung cho các truyện viết về các nhiên thần của mình các giá trị lịch sử như các lần hiển linh âm phù đều gắn với những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử có thật của dân tộc: Lê Ngoại Triều, Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông,… và các tước phong tặng qua các đợt Trùng Hưng 1, năm thứ 4 Gia Long, năm Hưng Long 21.
Khi viết một bản thần tích, Lý Tế Xuyên bao giờ cũng kết hợp nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Ông đã nghiêm túc khai thác những tài liệu lịch sử: Giao chỉ
ký, Giao châu ký, Đỗ Thiện ngoại sử, Sử ký,…để nhào nặn thành những
truyện đáng tin cậy nhất, chân thực nhất về những con người in bóng trong lịch sử dân tộc.
Cái tài của Lý Tế Xuyên là tuy viết theo lối văn sử bút ngắn gọn nhưng ơng đã tóm được cái thần thái của các nhân vật, khiến cho trong nét chung ta có thể tìm ra nét riêng của từng nhân vật: một Phùng Hưng sức khỏe phi thường, quả cảm, dũng mãnh, một Mỵ Ê sắc nước nghiêng trời lại trung trinh, tiết liệt, hai bà Trưng mạnh mẽ quật cường, xuất chúng trong đám nữ nhân, một Hoàng Tử Lý Hoảng tài đức vẹn toàn, được nhiều người yêu mến, một Lý Thường Kiệt
dũng mãnh, tài ba ln đứng về chính nghĩa,… Chính vì vậy học giả Lê Q Đơn trong Kiến Văn Tiểu lục đã khen ngợi Lý Tế Xuyên: “tỏ rõ tài của nhà sử học lành nghề” [21, tr.234]. Sách Lĩnh Nam chích quái lục cũng viết những câu chuyện về nhân vật lịch sử nhưng không chỉ là những nhân vật lịch sử thời Bắc thuộc, thời Lê, thời Lý mà còn mở rộng viết về lịch sử dân tộc từ thuở hồng hoanggắn với những nhân vật như: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Vua Hùng,… Với mục đích truy tìm về tổ tiên và lãnh thổ người Việt xa xưa, Trần Thế Pháp đã tìm hiểu những truyện truyền thuyết, thần thoại được lưu truyền trong dân gian và biên soạn thành “Truyện Họ Hồng Bàng”. Đây là một truyện chứa nhiều những trầm tích văn hóa và đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu giải mã theo nhiều cách khác nhau. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ đã giải thích tên gọi Hồng Bàng Thị như sau:
“Hồng chữ Hán có nghĩa là to lớn, cũng có nghĩa là trận lụt lớn bao trùm
toàn cầu, đồng nghĩa với hồng thủy (theo Hán – Việt tự điển của Thiều Chửu). Bàng chữ Hán có nghĩa là to lớn mênh mơng, rộng trùm vũ trụ. Đồng âm với chữ bàng chỉ mưa to lụt lớn. Điều gì đã xảy ra khi hai chữ Hồng và Bàng này kết lợp lại để chỉ thời kì khởi ngun của lịch sử dân tộc. Khơng gì
khác hơn đó chính là biểu tượng thần thoại phổ biến toàn thế giới: vũ trụ Khaox: vũ trụ khởi nguyên mênh mông mù mịt và hỗn mang, bắt đầu của mọi bắt đầu” [70, tr.106]. Ơng Nguyễn Hùng Vĩ cịn nhận định rằng chúng ta vốn
là dân phương Nam, ở đó có Bách Việt mà hai Việt đại biểu trong đó là Việt của Đế Nghi (bắc phương Nam) và Việt của Kinh Dương Vương (nam phương Nam). Bên cạnh câu chuyện về nguồn gốc tổ tiên hiển hiện trên bề nổi văn bản thì những trầm tích mà các nhà nghiên cứu văn hóa chỉ ra cũng là một trong những cứ liệu lịch sử đáng để lưu tâm.
Trong Lĩnh Nam chích quái lục chất sử kí dường như khá mờ nhạt. Mô
Pháp dựa vào chủ đề chính của truyện để đặt tên như: “Truyện Họ Hồng Bàng”, “Truyện Nhất Dạ Trạch”, “Truyện Đổng Thiên Vương”, “Truyện Hai bà trinh linh phu nhân họ Trưng”, “Truyện sông Tô Lịch”, “Truyện núi Tản Viên”, “Truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt”,… Sử bút chỉ còn phảng phất trong những truyện về các nhân vật lịch sử như: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trương Hống, Trương Hát, Lý Ơng Trọng,… Cịn truyện về các nhiên thần và các nhân vật kì ảo khác tác giả chú ý đến cái kì diệu, siêu nhiên hơn là tính chân thực của lịch sử. Ta có thể phân tích một vài truyện để thấy rõ điều đó. Truyện về vị thần sơng Tô Lịch trong Việt điện u linh tập được ghi lại rất ngắn gọn, Lý Tế Xuyên chú ý nhiều đến việc kể sự kiện chính: cuộc gặp gỡ của Cao Biền và thần ở cửa sông, Biền nằm mộng thấy thần, Biền bày trò yểm thần và bị thần phá tan tành, Biền sợ hãi bỏ về nước, việc vua Thái tông tu sửa, đặt lệ tế lễ, sắc phong thần là Quảng Lợi vương và các tước hiệu được phong tặng của thần trong các đợt sắc phong hơn là việc khắc họa sức mạnh siêu nhiên và quyền năng của thần. Cịn trong Lĩnh Nam chích quái lục, Trần Thế Pháp lại tập trung miêu tả về những tính chất huyền ảo của thần: Cả bốn lần thần xuất hiện đều oai linh, rực rỡ khiến cho Cao Biền phải kinh hãi: Lần đầu tiên, lúc Biền đang dạo chơi trên sơng thì thấy: “ một cụ già râu tóc bạc phơ, dung mạo dị kỳ, tắm ở giữa sơng, cười nói tự nhiên. Biền hỏi họ tên. Đáp ta họ Tô tên Lịch. Biền lại hỏi: Nhà ở đâu? Đáp: Nhà ở sông này. Dứt lời, lấy tay đập nước bắn tung mù mịt, bỗng nhiên không thấy đâu nữa. Biền biết là thần, bèn đặt tên là sông Tô Lịch” [49, tr.91]. Lần thứ hai, Cao Biền
thấy: “trận gió lớn nổi lên, sóng nước cuồn cuộn, mây trời mù mịt, có một dị
nhân đứng trên mặt nước, cao hơn hai trượng, mình mặc áo vàng, đầu đội mũ tím, tay cầm hốt vàng rực rỡ một quãng trời, chập chờn lên xuống trên khoảng không. Mặt trời cao ba con sào, khí mây hãy cịn mù mịt. Biền rất kinh dị, muốn yểm thần” [49, tr. 91]. Lần thứ ba, Cao Biền nằm mộng thấy thần
nhân tới nói rằng: “Chớ yểm ta, ta là tinh ở Long Đỗ, đứng đầu các địa linh, ông
xây thành ở đây, ta chưa được gặp, cho nên ta xem thế thơi, ta có sợ gì bùa phép?” [49, tr. 92]. Biền kinh hãi. Lần thứ tư, khi yểm thần, Cao Biền thấy “ đêm hơm ấy, sấm động ầm ầm, gió mưa dậm dật, đất trời u ám, thần tướng hò reo, kinh thiên động địa. Trong khoảnh khắc, kim đồng thiết phù bật ra khỏi đất, biến thành tro, bay tan trên không. Biền càng kinh hãi, than rằng: “Xứ này có thần linh dị, ở lâu tất chuốc lấy tai vạ” [49, tr. 92]. Như vậy, các sự kiện được kể
nhằm mục đích chứng minh, tơ đậm sự linh dị, sức mạnh siêu nhiên của vị thần sông Tô Lịch và các vị thần linh đất Việt.
So sánh truyện về vị thần núi Tản Viên Sơn Tinh giữa Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục ta cũng thấy có những nét khác biệt. Việt điện u linh tập chủ yếu lược thảo về tiểu sử, hành trạng của Sơn Tinh. Cịn Lĩnh Nam chích quái lục lại đi sâu vào miêu tả tài trí và sức mạnh siêu nhiên của vị
thần này. Khi Cao Biền dở trị phù thủy mổ bụng những cơ gái chưa chồng mười bảy tuổi, vứt ruột đi, nhồi cỏ bấc vào bụng, mặc áo quần vào, rồi đặt trên ngai, tế bằng trâu bò, hễ thấy cử động thì vung kiếm mà chém đầu. Biền đem thuật đó tiến Đại vương Sơn Tinh hòng đánh lừa thần. Nhưng Sơn Tinh đã nhận ra ngay trò bịp bợm của tên quan cai trị phương Bắc, thần đã cưỡi ngựa trắng ở trên mây nhổ nước bọt vào mà bỏ đi, khiến cho tên Cao Biền than rằng: “Linh khí ở phương Nam khơng thể lường được. Ơi! Cái vượng khí
đời nào hết được!” Thử hỏi, khơng có khả năng siêu phàm thì Sơn Tinh có
qua được những trò phù thủy của Biền chăng? Cuộc đua tranh giành người đẹp của Sơn Tinh và Thủy Tinh là cuộc đua tranh mang đầy đặc trưng của thần thoại. Các vị thần so phép thuật với nhau để giành lấy người đẹp. Cuộc chiến đấu anh dũng của Sơn Tinh trước cơn thịnh nộ của Thủy Tinh để bảo vệ người đẹp và dân chúng đã một lần nữa khẳng định sức mạnh thiêng liêng của vị thần. Trong khi những chi tiết: đua tài, chiến đấu bảo vệ người đẹp và dân
chúng của Sơn Tinh, Lý Tế Xuyên kể hết sức gắn gọn chỉ đủ cung cấp thông tin về thần.
Sự hiển linh của hai vị thần Trương Hống, Trương Hát ở cuối truyện “Khước địch Thiện hựu, Trợ thuận đại Vương. Uy địch dũng cảm, Hiển thắng đại vương” trong Việt điện u linh tập và “Truyện hai vị thần ở Long Nhãn,
Như Nguyệt” trong Lĩnh Nam chích quái lục cũng có những nét khác biệt. Trong Việt điện u linh tập, Lý Tế Xuyên chỉ viết ngắn gọn: “Một đêm, quân sĩ nghe trong đền có tiếng thần ngâm thơ:
“Nam quốc sơn hà, nam đế cư Tiệt nhiên phận định tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư,”
Nhưng trong Lĩnh Nam chích quái lục lại viết: “Canh ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to gió lớn đùng đùng. Qn Tống Kinh hồng, Thần nhân tàng hình ở trên không, lớn tiếng ngâm rằng:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư, Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư. Như hà Bắc Lỗ lai xâm lược,
Bạch nhận phiên thành phá trúc dư.”
Rõ ràng, so với Lý Tế Xuyên, Trần Thế Pháp đã chú ý tới việc tạo không khí và khung cảnh huyền hoặc cho hai vị thần xuất hiện. Bài thơ thần được vang lên linh thiêng, kì bí như lời sấm truyền từ ngàn xưa vọng lại khiến cho bè lũ cướp nước phải hoang mang, lo sợ, trở nên rối loạn.
Như vậy, Lý Tế Xuyên muốn những nhân vật của mình trở nên chân thực, cụ thể, đáng tin cậy, đáng kính nên ơng đã lựa chọn lối viết sử. Lối viết này cũng phù hợp với một cuốn sách mang tính nhà nước như Việt điện u linh
khung tham chiếu để xây dựng nên sự kì vĩ mang tính thần thoại của nhân vật kì ảo của mình. Hay nói cách khác, Lĩnh Nam chích qi lục đã giảm bớt việc chịu ảnh hưởng của phương thức xây dựng nhân vật của văn xuôi lịch sử.
Những yếu tố lịch sử hàm chứa trong hai tác phẩm Việt điện u linh tập
và Lĩnh Nam chích quái lục cũng là một nguồn khai thác rất tiềm năng cho các nhà sử học. Trong thực tế, đã có rất nhiều các bộ sử chính thức đã sử dụng những truyền thuyết từ hai tập sách này. Trong đó tiêu biểu là cuốn Đại Việt sử kí tồn thưcủa Ngơ Sĩ Liên.